7 sâu bắp cải thường gặp và cách phòng trừ hiệu quả
Bắp cải là loại rau rất được ưa chuộng ở nước ta. Chúng rất dễ trồng và chăm sóc nhưng cũng hay bị một số loại sâu tấn công làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất. Cùng VNFarm tìm hiểu 5 loại sâu bắp cải phổ biến nhất nhé!
1. Sâu xanh bướm trắng
1.1. Đặc điểm sâu xanh bướm trắng
-
Sâu non khi nở có màu xanh sáng, hình ống tròn dài khoảng 1mm. Sâu đẩy sức có màu xám tro đến nâu đen, trên lưng có vạch màu vàng, có khoang đen to ở đốt bụng thứ nhất.
-
Trưởng thành là bướm có thân màu xám, 2 cánh màu trắng trắng ở phía đỉnh đầu cánh có vết đen hình tam giác và 2 chấm nhỏ hơn, cánh được phủ lớp bụi phấn mịn.
-
Trứng có màu hơi vàng.
-
Nhộng thường nằm bên trong đất có hình thoi màu xanh xám và bóng láng. Giữa lưng có 1 đường như xương sống, ngực nhô cao thành cạnh nổi lên bên 2 cạnh bụng.
-
Sâu xanh bướm trắng thường gây hại từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau nhưng gây hại nặng nhất từ tháng 2 - tháng 5.
1.2. Khả năng gây hại sâu bắp cải
Khi trưởng thành đẻ trứng rải rác thành từng quả trên lá. Sâu non mới nở sẽ gặm ăn chất xanh và để lại màng trắng mỏng trên lá, sống thành từng cụm. Sâu lớn sẽ phân tán, ăn khuyết lá để lại gân làm cây xơ xác. Sâu xanh bướm trắng phát sinh mạnh vào những tháng ít mưa.
1.3. Biện pháp phòng ngừa sâu xanh bướm trắng
-
Thường xuyên thăm đồng, khi thấy bướm trắng bay trên ruộng bắp cải thì quan sát kỹ và tiến hành bắt sâu non bằng phương pháp thủ công khi sâu xuất hiện với mật độ nhỏ.
-
Có thể trồng đan xen cúc vạn thọ quanh các luống bắp cải để xua đuổi bướm trắng tới ruộng đẻ trứng.
-
Nếu sâu bướm trắng xuất hiện với mật độ dày không thể kiểm soát được nữa thì có thể sử dụng thuốc sinh học Leven để tiêu diệt và phòng ngừa bệnh.
2. Sâu tơ
2.1. Đặc điểm sâu tơ gây hại bắp cải
-
Trưởng thành sâu tơ nhỏ, thân dài khoảng 6 - 7mm, sải cánh rộng khoảng 12 - 15mm màu nâu xám, trên cánh có dải màu trắng đối với con đực và dải màu vàng đối với con cái từ gốc cánh đến đỉnh cánh, mép ngoài có lông nhỏ dài mịn, khi đậu cánh áp sát vào thân.
-
Trứng hình bầu dục có màu vàng xanh nhạt, dài khoảng 4 - 5mm. Sâu non có màu xanh nhạt, đẫy sức dài 9 - 10mm, mỗi đốt đều có lông nhỏ. Nhộng màu vàng nhạt, dài 5 - 6mm, nhộng được bọc trong kén mỏng màu trắng xốp.
-
Trứng được đẻ phân tán hay thành cụm dưới mặt lá, hai bên gân lá hay chỗ lõm dưới lá. Sâu mới nở tập trung, từ tuổi 2 trở đi sâu ăn thịt để lại biểu bì tạo thành các đốm trong mờ.
2.2. Khả năng gây hại sâu tơ trên bắp cải
Xem thêm:
- Sâu bọ nẹt và cách phòng trừ sâu bệnh hại
- Sâu cuốn lá chuối và thuốc đặc trị bệnh
Sâu tơ là loại sâu bắp cải nguy hiểm nhất, chúng tấn công và gây hại liên tục quanh năm. Bướm đẻ trứng rải rác, thành từng cụm hay theo dọc mặt lá. Sâu non sẽ gặm biểu bò tạo thành những đường rãnh nhỏ ngoằn ngoèo. Sâu lớn ăn toàn bộ biểu bì lá làm lá bị thủng lỗ gây giảm năng suất và chất lượng rau.
2.3. Biện pháp phòng trị sâu tơ
-
Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư cây trồng từ vụ mùa trước, phá bỏ các ký chủ phụ xung quanh ruộng, cày lật đất để sớm diệt trứng, nhộng, sâu non.
-
Luân canh hoặc trồng xen thêm một số cây tiết ra mùi khó chịu để ngăn ngừa bướm sâu tơ như tỏi, hành,...
-
Tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.
-
Sử dụng các thiên địch như ong ký sinh, nấm,... để diệt sâu tơ.
-
Tiến hành phun thuốc sinh học Leven để diệt trừ sâu tơ.
3. Sâu khoang
3.1. Đặc điểm của sâu khoang
-
Sâu khoang đẻ trứng thành ổ trên lá, có hình bán cầu lúc mới đẻ có màu vàng, sau đó chuyển sang màu tro tối xếp với nhau thành ổ, có phủ một lớp lông màu vàng rơm.
-
Sâu non khi đẫy sức ở tuổi 6 dài từ 35 - 50mm. Lúc mới nở màu xanh sáng, sống tập trung và phân tán khi lớn. Khi sâu tuổi lớn có màu từ xám xanh đến nâu đen với những sọc vàng hoặc trắng.
-
Nhộng dài khoảng 18 - 20mm, khi mới hình thành có màu xanh đọt chuối, mềm sau đó chuyển sang màu vàng cuối cùng có màu nâu đỏ và thân cứng, cuối bụng có một đôi gai ngắn.
-
Sâu trưởng thành có màu xám hoặc nâu xám, cánh trước có màu vàng, các vân ngang màu bạc trắng óng ánh, cánh sau màu hơi trắng. Có chiều dài khoảng 20 - 25mm, sải cánh rộng từ 35 - 45mm.
3.2. Khả năng gây hại sâu khoang trên cây bắp cải
Con trưởng thành hoạt động về đêm thích các chất có mùi chua ngọt, đẻ trứng thành ổ bám ở mặt dưới lá. Sau non sau khi nở tập trung quanh chỗ ổ trứng gặm lấm tấm chất xanh lá. Sâu khi lớn phân tán và ăn khuyết lá. Sâu non phá hoại mạnh vào ban đêm.
3.3. Biện pháp phòng trị sâu khoang
-
Vệ sinh đồng ruộng, làm đất thật kỹ trước khi trồng.
-
Sử dụng bả chua ngọt để bắt bướm, ngắt bỏ ổ trứng và diệt sâu non mới nở.
-
Phun thuốc trị bệnh bằng các hoạt chất như Lufenuron, Emamectin, hoặc hỗn hợp Chlorantraniliprole + Abamectin,... Hay sử dụng chế phẩm Vansi để tiêu diệt, phòng ngừa bệnh.
4. Sâu xanh da láng
4.1. Đặc điểm sâu xanh da láng
-
Sâu xanh da láng có hình dạng giống với sâu xanh nhưng kích thước nhỏ hơn, có màu xanh lục và bóng láng, có 2 sọc nâu chạy 2 bên mình, không có u gai trên lưng như sâu xanh.
-
Bướm của sâu xanh da láng nhỏ hơn và màu nâu, có thể nhận biết dễ dàng qua đốm vàng ở giữa cánh.
-
Thông thường bướm đẻ trứng vào ban đêm. Chu kỳ sinh trưởng của sâu xanh da láng ngắn hơn sâu xanh nên chúng phát triển với mật độ cao và dễ kháng thuốc.
4.2. Khả năng gây hại của sâu xanh da láng
Sâu non đến tuổi 2 đã có thể gây hại cho bắp cải, chúng sẽ ăn phần thịt lá phía trên, chỉ chừa lại phần gân lá. Đến tuổi 3 - 5 chúng sẽ phân tán và ăn mạnh hơn chỉ chừa lại phần gân lá chính.
Sâu phá hoại mạnh vào lúc sáng sớm và chiều tối, sâu tập trung phá hoại phần non của cây như lá non, búp, sâu đặc biệt thích ăn nụ, bông, trái non mới ra.
4.3. Biện pháp phòng trị sâu xanh da láng
-
Trồng luân canh bắp cải với các loại cây trồng khác.
-
Xử lý đất, cày lật, phơi ải trước khi trồng.
-
Sử dụng bẫy pheromone để tiêu diệt trưởng thành của sâu xanh da láng.
-
Khi mật độ sâu xanh da láng tăng cao không thể kiểm soát được bằng các phương pháp khác thì có thể sử dụng các loại thuốc sinh học có khả năng chống kháng thuốc cao để xử lý sâu xanh da láng. Ưu tiên sử dụng Leven để tiêu diệt sâu khoang ở cây bắp cải.
5. Sâu xám
5.1. Đặc điểm của sâu xám
-
Trứng sâu xám hình cầu dẹt, lúc mới đẻ có màu trắng sữa, sau đó chuyển dần sang màu hồng nhạt, lúc gần nở có màu tím sẫm.
-
Sâu non có màu xám đen hoặc màu nâu xám, dọc theo hai bên thân có một dãy đen mờ, đầu màu nâu sẫm. Mỗi đốt thân phía trên có 4 u lông nhỏ, phía dưới có 4 u lông lớn. Đốt cuối cùng mảnh lưng có 2 vệt màu nâu đậm.
-
Nhộng có màu cánh gián, cuối bụng có một gai ngắn.
-
Bướm có màu nâu tối, cánh trước có màu nâu thâm hoặc nâu đen, cánh trước có 3 vân, gần gốc cánh có một vân hình gậy, giữa hình tròn, cuối cánh hình hạt đậu và cánh sau màu xám trắng.
5.2. Khả năng gây hại của sâu xám trên cây bắp cải
Sâu non lúc mới nở sống ở trên lá cây, ăn phần mô lá tạo nên những vết thủng li ti trên bề mặt lá. Khi sâu tuổi 2, ban ngày ẩn nấp dưới mặt đất ngay dưới gốc cây, ban đêm chui lên ăn lá non hoặc gặm xung quanh thân cây non. Khi sâu ở tuổi 3 - 4 trở đi sẽ phá hại mạnh, cắn đứt ngang thân cây kéo xuống đất.
5.3. Biện pháp phòng trừ sâu xám
-
Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại trên ruộng.
-
Cày xới đất thật kỹ để tiêu diệt sâu non và nhộng.
-
Có thể dùng tay bắt sâu hoặc dùng bả chua ngọt để diệt bướm đối với những vườn có quy mô nhỏ.
-
Phun thuốc Leven để phòng trừ, tiêu diệt sâu khoang ở cây bắp cải.
6. Bọ nhảy
6.1. Tác hại của bọ nhảy với cây bắp cải
Bọ nhảy hoạt động nhiều vào lúc sáng sớm hoặc lúc thời tiết mát mẻ. Khi mưa nhiều bọ nhảy ít hoạt động. Chúng trưởng thành sẽ ăn lá và giao phối trên cây. Trứng bọ nhảy đẻ trong đất, đẻ nhiều vào buổi trưa. Sau non sống ở dưới đất, ăn rễ cây, làm cho cây trồng bị còi cọc, héo hoặc bị chết.
6.2. Biện pháp phòng trừ bọ nhảy trên bắp cải
- Tiến hành vệ sinh đồng ruông, xử lý đất trồng.
- Luân canh với cây trồng khác họ.
- Cày, bừa để tiêu diệt toàn bộ trứng, nhộng, sâu non.
- Đối với bọ nhảy trưởng thành thì sử dụng Leven để tiêu diệt và phòng ngừa bệnh.
- 7. Rệp, rầy mềm trên cây bắp cải
7.1. Khả năng gây hại của rầy mềm, rệp
Cả rệp non và trưởng thành đều hút chất nhựa của cây, gây ra các triệu chứng như làm búp và xoắn lại lá, làm cho lá mất màu hoặc vàng và héo rũ. Không chỉ gây hại trực tiếp cho cây trồng, rệp còn có thể truyền bệnh virus. Thời tiết nóng khô làm cho điều kiện phát triển của rệp trở nên thuận lợi.
7.2. Biện pháp phòng trừ rầy mềm, rệp trên cây bắp cải
- Dọn dẹp đồng ruộng và thu gọn những tàn dư của vụ trồng trước.
- Thực hiện việc cày đất sớm để tiêu diệt rệp.
- Tưới nước đều và giữ độ ẩm cho cây trồng trong mùa khô.
- Sử dụng Vansi để tiêu diệt rệp gây hại cây bắp cải.
Trên đây là những loại sâu bắp cải thường gặp nhất, hi vọng qua những thông tin hữu ích này có thể giúp bạn kịp thời phát hiện và tiêu diệt sâu hại nhanh nhất có thể. Ghé VNFarm thường xuyên nếu bạn muốn biết thêm nhiều kiến thức nông nghiệp nhé!