Hoa hồng bị sâu ăn lá: Dấu hiệu và cách điều trị triệt để

02:39:36 19/05/2023

Hoa hồng bị sâu ăn lá là chuyện không còn quá xa lạ với những người đam mê và trồng hoa hồng. Do đó, trước khi có ý định hoặc đang trồng hoa hồng bạn cần nắm được những kiến thức cơ bản về loại sâu ăn lá thường gặp này. Từ đó, mà có hướng bảo vệ cây trồng một cách trọn vẹn nhất.

Xem nhanh

1. Các loại sâu ăn lá ở trên cây hoa hồng

1.1. Sâu xanh ăn lá hoa hồng


Sâu xanh là ấu trùng của một loài bướm chuyên hoạt động vào ban đêm. Các loại bước đêm đều có khả năng sinh trưởng nhanh, con cái có thể đẻ từ 200 đến 1000 trứng/ lứa.

Bướm đêm đẻ trứng trên lá hoa hồng và trí trứng nơ sâu non chính là một trong những giai đoạn phá hoại mạnh nhất ở cây hoa hồng, chỉ cần 2 con sâu non sẽ có thể cắn phá trụi cây hoa hồng trong vòng một tuần.

Vòng đời của sâu sẽ là 30 đến 40 ngày, khi sâu non ăn đủ thì sẽ chui vào đất và hoá thành nhộng, bướm sẽ cắn phá và chui ra từ nhộng.

1.2. Sâu khoang ăn lá


Sâu khoang phá luôn cả lá và bông trên cây hoa hồng, sâu ăn mạnh vào ban đêm, bàn ngày sâu sẽ núp dưới lá cây để tránh ánh nắng.

Sâu khoang chính là ấu trùng của loài ngài đêm, thường để trứng thành từng ổ dưới mặt lá của cây.

Vòng đời sâu khoang ăn lá  là từ 25 đến 48 ngày.

2. Dấu hiệu hoa hồng bị sâu ăn lá gây hại


Xem thêm:

  • Tìm hiểu về giống sâu đo xanh và thuốc đặc trị bệnh
  • Sâu gai hại lúa và cách phòng trừ sâu bệnh

Nếu hoa hồng bị sâu ăn lá tấn công, bạn sẽ quan sát được trên mặt lá sẽ xuất hiện những lớp màng rất mỏng, có thể nhìn xuyên thấu qua đó. Không những vậy, lá của cây hoa hồng còn bị rộp lại bởi sâu non chỉ ăn đoạn biểu bì, không ăn lớp màng cứng phía trên lá. 

Khác với những con trưởng thành, phần thịt lá sẽ bị phá hoại hoàn toàn, không còn nguyên vẹn hình dạng ban đầu. Sau đó, mặt lá sẽ xuất hiện những lỗ thủng rất rõ ràng. Không dừng lại ở lá, chúng còn tấn công cả nụ và hoa hồng. 

Để xác định được một cách chính xác hoa hồng có bị sâu ăn lá không, bạn nên nhìn phía dưới lá, nếu thấy trứng sâu và sâu non thì có nghĩa là cây hoa hồng bị sâu ăn lá. 

3. Đặc tính của sâu ăn lá trên hoa hồng


Một số đặc tính của sâu ăn lá trên hoa hồng mà bạn có thể tham khảo để từ đó có hướng xử lý đúng đắn:

  • Sâu ăn lá còn non có độ tuổi từ 5 - 6. Ở giai đoạn này thì chỉ kéo dài khoảng 20 đến 26 ngày, nhưng một số con có thể lên đến 31 ngày. Trên cây hoa hồng, chúng thường tấn công lá non, nụ, hoa và cả ngọn non. Ở giai đoạn 1 chúng chỉ ăn phần thịt lá, không ăn phần biểu bì. Đến 2 tuổi trở lên, sâu ăn lá sẽ tấn công nụ, ăn rỗng phần hoa, nụ rồi lan rộng sang những nụ khác. Đặc biệt, khi chúng đã lớn đến một giai đoạn nhất định, sẽ chui xuống đất và hình thành những tổ kén rồi hóa thành nhộng. 

  • Ở sâu trưởng thành chỉ hoạt động chủ yếu vào ban đêm, ban ngày thì ẩn nấp trên cây. Cơ chế đẻ trứng, sẽ đẻ rải rác chứ không tập trung. Đẻ ở từng cụm ở 2 mặt của lá non, đài hoa, nụ hoa, hoa. Số lượng mà trứng mỗi con có thể đẻ là vào khoảng 600 - 800 quả, đôi khi còn nhiều hơn. Do đó, bạn có thể hiểu được, nếu không có hướng xử lý kịp thời, số lượng này còn nhân lên gấp nhiều lần nữa. 

  • Nơi mà chúng đẻ trứng thường xuyên nhất là ở đài và nụ hoa. 

  • Độ sâu khoảng 2.5 đến 3cm thì nhộng sẽ được hình thành, giai đoạn này thường kéo dài từ 10 - 12 ngày, có một số trường hợp lên đến 24 ngày.

  • Và kiến thức này có lẽ bạn chưa biết, tuổi đời trung bình của sâu xanh vào khoảng 42 đến 50 ngày. Nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng lần lượt là 25 - 28 độ C và 70 - 75 độ C. 

  • Nếu trong đất độ ẩm dưới 30 độ C, thì nhộng sẽ chết. Nhưng nói chung, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời cho hoa hồng bị sâu ăn lá thì sâu sẽ phát triển rất nhanh, bạn sẽ không còn hướng xử lý nếu chúng lây lan diện rộng. 

4. Tác hại của cây hoa hồng bị sâu ăn lá tấn công


Tác hại của hoa hồng bị sâu ăn lá như sau: 

Sâu ăn lá cây hoa hồng sẽ không làm cho cây bị chết nhưng sẽ làm cây mất đi tính thẩm mỹ, giảm khả năng quang hợp làm cây thiếu chất, khó ra lá và hoa đẹp. Đôi khi sâu còn ăn luôn cả lá hoa hồng.

Đối với những cây hoa hồng còn nhỏ thì chỉ cần sau 2 đến 3 ngày tấn công sâu sẽ ăn trịu lá cây.

Nếu hoa hồng đang yếu thì sau đợt tấn công của sâu ăn lá thì hoa hồng sẽ chết.

5. Giải pháp phòng trừ hoa hồng bị sâu ăn lá 

Hoa hồng bị sâu ăn lá có nhiều giải pháp ngăn ngừa và diệt trừ, bạn có thể tham khảo ở nội dung tiếp theo: 

5.1. Sử dụng giải pháp thủ công đối với cây hoa bị sâu ăn lá giai đoạn nhẹ


Khi trồng hoa hồng bị sâu ăn lá với quy mô gia đình, số lượng cây trồng ít. Bạn có thể dùng tay để bắt sâu non, sâu trưởng thành và tiêu diệt những ổ trứng sắp nở. Như vậy sẽ đỡ tốn chi phí mua thuốc phun và bảo vệ môi trường. 

Tuy nhiên phương pháp này có một số nhược điểm như: 

  • Sẽ không diệt sạch được, bởi mắt người sẽ không thể bao quát được hết diện tích trồng hoa học

  • Diệt trừ sâu ăn lá không tận gốc

  • Mất khá nhiều thời gian, bởi bắt bằng tay

5.2. Thuốc đặc trị bệnh cho cây hoa hồng bị sâu ăn lá

5.2.1. Chế phẩm sinh học đặc trị sâu ăn lá Leven  

NaN VNĐ 
Thêm vào giỏ hàng

Leven được phân phối bởi VNFarm có công dụng đặc biệt trong việc tiêu diệt sâu ăn lá. Sản phẩm chứa Axit Pyroligneous giúp xua đuổi nhanh chóng các loại sâu ăn lá có hại và ngăn ngừa chúng sinh sản trong vườn hoa hồng. Bên cạnh đó, Leven giúp cây tăng sức đề kháng chống lại các loại côn trùng gây hại như sâu ăn lá, nhện đỏ, sâu tơ, rệp sáp, bọ trĩ,... 

Leven chuyên điều trị cho cây hoa hồng bị sâu ăn lá, thành phần lành  tính an toàn, thân thiện với môi trường, không cần thời gian cách ly sản phẩm. 

Cách sử dụng Leven

  • Pha từ 25 - 50ml cho bình 16 - 25 lít nước. Sau đó, pha ướt đẫm thân, cành, lá và các vùng dưới tán. Cứ định kỳ từ 5 - 10 ngày thì phun 1 lần tùy theo áp lực và mật độ của sâu. 

  • Nếu phun phòng cho cây thì từ 10 đến 15 ngày sẽ phun một lần cho cây.

5.2.2.Thuốc sinh học Bio Neem

Bio Neem với thành phần chính được sản xuất từ thiên nhiên nên được bà con tin dùng. Bởi thuốc lành tính và an toàn với cây trồng, con người và cả môi trường tự nhiên. 

Thành phần trong sản phẩm bao gồm: Tinh dầu Neem 71%, dung môi và cả chất bám dính hữu cơ 12%. 

Công dụng mà Bio Neem mang đến cho cây hoa hồng nói riêng và cây trồng khác nói chung:

  • Phòng và diệt được hơn 200 loại sâu bệnh, côn trùng gây hại ở các loại hoa khác nhau. 

  • Xử lý hiệu quả các loại bệnh mà có nguồn gốc từ tuyến trùng

  • Tăng sức đề kháng cho cây để từ đó, giúp cây có khả năng chống lại các loại sâu hại và bệnh

  • Khi sử dụng sản phẩm sẽ cung cấp một phần nhỏ vi sinh vật có lợi cho đất

  • Xua đuổi những loại ruồi, muỗi ảnh hưởng xấu đến cây trồng ra khỏi vườn

Khi sử dụng: Chỉ cần pha 100ml Bio Neem với khoảng 16 - 20 lít nước. Khoảng từ 2 - 3 ngày thì phun lại 1 lần nữa, khoảng sau 3 lần phun bạn sẽ thấy được thuốc phát huy công dụng.

5.2.3. Thuốc trị sâu ăn lá Rose Doctor

Đây cũng là một trong những loại thuốc được chiết xuất từ thiên nhiên, phòng trị hiệu quả các loại sâu bệnh hại cây trồng. Sản phẩm được điều chế từ rất nhiều loại thảo dược bằng công nghệ vi sinh và nano đến từ Nhật Bản. 

Thành phần chính có trong thuốc bao gồm: tinh dầu sả 19%, tinh dầu neem 7%, tinh dầu hoa cúc 21%, tinh dầu ớt khoảng 8%, chất bám dính hữu cơ 10%, dung môi và tinh dầu tỏi 8%. 

Công dụng của loại thuốc này: 

  • Phòng và trị được dứt điểm bệnh do nấm cũng như vi khuẩn trên cây trồng

  • Phòng trừ một cách hiệu quả ốc sên cũng như rệp, sâu ăn lá, nhện đỏ,...

  • Ngăn ngừa và điều trị dứt điểm bệnh do tuyến trùng gây ra

  • Cung cấp vi sinh vật có lợi cho đất. 

Cách sử dụng để diệt trừ sâu hại: pha 100ml thuốc cùng 16 - 20 lít nước, sau đó phun định kỳ 2 - 3 ngày 1 lần. Nếu phòng trừ sâu, bệnh hại thì pha 100ml thuốc cùng 20 đến 30 lít nước, cứ cách 5 đến 7 ngày thì phun 1 lần. 

6. Mẹo chăm sóc hoa hồng không bị sâu ăn lá tấn công

6.1. Cung cấp dinh dưỡng đủ cho cây hoa hồng


Sau mỗi năm trồng hoa hồng thì nên thay đổi đất để tăng độ phì nhiêu, dinh dưỡng cho cây. Bạn cần nắm rõ đâu là thời gian cây sinh trưởng để từ đó cung cấp cho hợp lý. Vào đầu xuân, là lúc cây sinh trưởng, bạn cần chủ động bổ sung phân bón vào đất. 

Ngoài ra, có một số loại phân bón có thể thực hiện điều đó như: NPK, phân dơi, Dynamic,... Nhất là không được để phân bón bị dính vào cây trồng. Thêm nữa, để hoa ra màu rực rỡ hơn, khi quan sát thấy cây mới nhú nụ thì có thể bón một ít kali hồng. Nhưng vào lúc cây đang ra hoa thì không bón.

6.2. Định kỳ cắt tỉa cành lá cho cây hoa hồng


Với từng thời điểm sẽ có cách cắt tỉa cành khác nhau: 

  • Vào đầu xuân nên cắt những cành đã chết, chồi rễ mút. Chỉ giữ lại khoảng 8 - 9 cành, cắt bỏ đi khoảng ⅓ chiều cao thân cây hoa. Như vậy, sẽ giúp cây sinh trưởng ổn định hơn và khỏe mạnh, khi thời tiết chuyển sang ấm. 

  • Vào mùa hè hoa sẽ héo và chết khá nhiều. Nên cắt bỏ hoa để kích thích những bông mới được nở. 

  • Chú ý, khi cắt phía trên mắt chồi, nên cắt theo hướng nghiêng xuống theo hướng ra ngoài mắt chồi. 

  • Theo kinh nghiệm cắt tỉa theo hướng mở rộng bụi hoa nhằm giúp không gian được thoáng, không tạo môi trường lý tưởng để sâu bệnh phát triển và hại hoa hồng. 

  • Khi mầm chính đạt độ cao từ 20 đến 25cm thì bấm ngọn, để lại từ 4 - 5 cành cấp 1 tỏa đều để tạo nên hình dáng cây mà bạn thích. Định kỳ tỉa nụ để khi ra hoa sẽ được to và rực rỡ hơn. 

6.3. Điều kiện ánh sáng và nước cho hoa hồng


Hoa hồng rất ưa những nơi có gió và nắng. Nên việc lựa chọn hướng ánh sáng mặt trời rất quan trọng. Hạn chế đặt cây trong không gian kín và thiếu ánh sáng. Đồng thời, lượng nước tưới cũng cần được chú ý, tưới cây mỗi ngày 1 lần khi trồng ở đất vườn. Nếu trồng trong chậu thì tưới vào sáng và chiều tắt nắng. Hạn chế thấp nhất tình trạng tưới vào buổi tối, cây sẽ rất dễ bị nấm bệnh xâm nhập.

Hoa hồng bị sâu ăn lá, dấu hiệu và cách trị là phần thông tin được phổ quát qua bài viết trên. Hy vọng, bài viết này của VNFarm sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu gặp bất cứ vấn đề gì liên quan đến cây trồng nhé!


Liên hệ