Rầy chổng cánh là gì? Tác hại và biện pháp đặc trị rầy chổng cánh

01:44:16 14/07/2023

Rầy chổng cánh xuất hiện phổ biến trên các loại cây trồng có múi như bưởi, quýt, cam,... Để hiểu hơn về loại rầy này, hãy cùng VNFarm theo dõi bài viết dưới đây! Sẽ giúp bà con hiểu hơn về tác hại mà chúng mang lại cũng như giải pháp đặc trị hiệu quả.

Xem nhanh

1. Đặc điểm hình thái của rầy chổng cánh


Rầy chổng cánh là loài có khả năng sinh trưởng và phát triển trong nhiều điều kiện, nhiệt độ khác nhau. Đối với những con rầy trưởng thành có thể sống ở nhiệt độ lạnh - 4 độ C. Và ở cả những vùng có khí hậu nóng, khô. 

Kích thước thân chúng nhỏ, thành trùng có độ dài từ 2 - 3mm, chúng có cánh dài, ít bay nhảy. Bên ngoài có vệt trắng lớn chạy dài từ đầu cho đến cuối cánh. Lúc đậu cánh và bụng nhô cao hơn khỏi đầu tạo thành một đường xiên từ 30 - 45 độ C.

2. Vòng đời rầy chổng cánh


Rầy chổng cánh có vòng đời từ 28 - 32 ngày, mỗi năm chúng có từ 12 - 14 thế hệ. Rầy chổng cánh vũ hóa sau 4 - 5 ngày sẽ bắt cặp. Con cái thường đẻ khoảng 200 - 800 trứng vào ban ngày, thời gian ủ trứng kéo dài từ 3 - 7 ngày, ấu trùng thì có 5 tuổi. Phát triển trong thời gian từ 18 - 25 ngày.  

3. Khả năng gây hại của rầy chổng cánh trên cây trồng


Rầy chổng cánh gây hại như thế nào trên cây trồng? Hãy cùng VNFarm tìm hiểu chi tiết qua thông tin sau: 

  • Rầy chổng cánh sẽ xuất hiện trên cây trồng khi có những chồi non. Thường sẽ ký chủ trên cây có múi như cam, quýt, bưởi,... Nếu không có chồi non thì rầy sẽ bắt đầu di chuyển sang những cây ký chủ như nguyệt quế,... Mật độ rầy chổng cánh cao nhất là vào mùa mưa (từ tháng 2 - 5 và 7 - 12 trong một năm) đây là thời điểm cây bắt đầu ra lá non và trổ hoa. 

  • Ấu trùng và thành trùng sẽ tập trung hút chất dinh dưỡng lá, đọt non làm cho phiến lá bị nhỏ và xoăn lại. Đọt non lụi dần và sần sùi. 

  • Đặc biệt, chất thải mà rầy chổng cánh thải ra, có khả năng thu hút nấm bồ hóng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quang hợp của cây trồng

  • Có thể bạn chưa biết, rầy chổng cánh là nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh vàng lá gân xanh. 

4. Biện pháp quản lý rầy chổng cánh

4.1. Biện pháp canh tác và kỹ thuật khi trồng


  • Cần thường xuyên thăm vườn, loại bỏ nguồn bệnh ra khỏi vườn. Nếu bạn phát hiện có cây nhiễm bệnh cần loại bỏ ra khỏi vườn ngay lập tức. Cắt hết đi những cành bị nhiễm rầy. 

  • Đồng thời, cần trồng những loại cây có tác dụng chắn gió xung quanh vườn với tác dụng hạn chế sự xâm nhiễm của rầy từ nơi khác đến. Vì gió cũng là những lý do gián tiếp làm cho rầy phát tán, di chuyển đến những cây khác. 

  • Trồng cây giống sạch bệnh, xử lý qua thuốc trước khi vận chuyển sang trồng ở vườn khác. 

  • Tỉa cành, bón phân hợp lý để điều khiển các đọt non ra tập trung. Áp dụng các cách tỉa cành tạo tán theo kỹ thuật tiên tiến để cho cây được thông thoáng nhất, hạn chế sâu bệnh tấn công.

  • Hạn chế việc trồng các loại cây hấp dẫn họ cam quýt như cần thăng, nguyệt quế, kim quýt gần vườn cây có múi. 

  • Ưu tiên trồng cây thưa với khoảng cách 3 x 3m đối với cam, quýt (2.5 x 2.5m) đối với cây ổi, tỷ lệ xen kẽ tốt nhất là 1 cam và 1 ổi. 

4.2. Sử dụng thiên địch tiêu diệt rầy chổng cánh


Xem thêm:

Có thể phòng và trị rầy chổng cánh bằng cách tạo điều kiện cho thiên địch như kiến vàng, ấu trùng bọ rùa, ruồi ăn mồi phát triển. Ngoài ra, một số con nhận có họ Therdiosomatidae, Thimisidae,... cũng làm cho mật độ rầy giảm đáng kể. 

4.3. Vansi - chế phẩm đặc trị rầy chổng cánh

Khi rầy chổng cánh xuất hiện mới mật độ dày, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây trồng. Bà con cần chủ động chọn chế phẩm sinh học cho cây.  Ưu tiên sử dụng Vansi, sản phẩm đã được nhiều nhà vườn tin dùng trong thời gian dài. Đặc trị hiệu quả rầy chổng cánh nói riêng, nhện đỏ, rệp, côn trùng hút chích nói chung.

Vansi sử dụng vi nấm ký sinh, lây nhiễm vào côn trùng, mọc tơ sau đó ăn sâu vào trong cơ thể qua các đốt bụng, đốt chân, làm cho rầy chổng cánh ngừng ăn, rồi chết đi. Bên cạnh đó, Vansi còn có tác dụng khống chế rầy chổng cánh trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng. 

NaN VNĐ 
Thêm vào giỏ hàng

Cách sử dụng Vansi trừ rầy chổng cánh

  • Bà con pha 25 - 50g Vansi cho bình 20 - 25 lít nước

  • Hoặc pha 500g Vansi cho 200 - 250 lít nước áp lực nhện, sâu, côn trùng gây hại xuất hiện. Phụ thuộc vào diện tích của vườn. 

  • Pha 500g Vansi cho 300 - 400 lít nước giúp quản lý và phòng ngừa côn trùng sâu hại cây trồng.

Chú ý phun đều ướt cả 2 mặt của lá, thân và vùng dưới tán, chú ý phun định kỳ 15 - 30 ngày/lần khi phòng sâu tấn công cây. Còn khi rầy chổng cánh đã xuất hiện, phun 5 - 10 ngày/lần.

Đây là chế phẩm sinh học nên vô cùng an toàn, lành tính, không gây ô nhiễm môi trường nên bà con có thể an tâm khi sử dụng.  Thời gian sản phẩm phát huy tác dụng là sau từ 2 đến 3 lần sử dụng, mất khoảng từ 10 đến 15 ngày.

Tất tần tật thông tin về rầy chổng cánh đã được phổ quát qua bài viết trên. Hy vọng qua đây bạn đã có kiến thức để bảo vệ cây trồng và xua đuổi được rầy chổng cánh. Đừng quên liên hệ VNFarm để được tư vấn chi tiết các vấn đề liên quan đến bệnh hại cây trồng.


Liên hệ