Nguyên nhân cây mai bị héo lá và giải pháp đặc trị hiệu quả

08:23:55 31/05/2023

Cây mai bị héo lá là tình trạng hay thường thấy. Đây là vấn đề mà bất cứ người chơi mai nào cũng gặp phải. Những lúc này bà con cần tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Bài viết dưới đây VNFarm sẽ liệt kê một số vấn đề làm cây mai bị héo và cũng như biện pháp khắc cho từng vấn đề. Đón xem nhé!

Xem nhanh

1. Nguyên nhân cây mai bị héo lá và biện pháp khắc phục

1.1. Cây mai bị héo lá do bị thiếu chất dinh dưỡng


Cây mai bị héo lá có thể là do cây bị già, tuy nhiên nếu cây bị vàng và có hiện tượng rụng lá sớm, hoặc vàng từ giữa lan ra toàn bộ lá, lá mỏng. Những lá non có màu xanh nhạt, cây mai vàng không có hiện tượng bị sâu bệnh hại tấn công. Chứng tỏ cây mai nhà bạn đang bị thiếu các chất dinh dưỡng.

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân hữu cơ, phân chuồng đã qua xử lý hoặc phân trùn quế,...

1.2. Cây mai vàng lá do thiếu nước


Cây không tưới đủ nước sẽ bị tình trạng héo lá, đặc biệt là vào thời tiết nắng nóng. Thiếu nước kéo dài còn làm cho cây bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Nếu thiếu nước nặng cây mai sẽ rụng toàn bộ lá.

Để khắc phục tình trạng này bà con nên tiến hành tưới đủ nước và bổ sung dinh dưỡng cho cây mai bằng việc bón thêm phân trùn quế để cân bằng độ ẩm.

Phân trùn quế có khả năng ngậm nước cao 9 lần thể tích của nó và cung cấp cho cây khi thiếu nước để tránh tình trạng ngập úng.

1.3. Cây mai bị héo lá, vàng lá do thừa nước


Nếu rễ mai bị úng sẽ khiến cho toàn bộ lá mai héo, chuyển vàng, nếu kéo dài thì sẽ làm chết cây, nguyên nhân chính là do rễ cây bị tổn thương và không thể hút nước lên để chăm sóc. 

Khắc phục tình trạng này bằng cách cắt nước, đặt mai ở nơi thoáng mát, dùng cây chọc vài lỗ xuống đất trong chậu mai, để rễ được thoáng và ráo nước. 

Nếu cắt được đột ngột hay thường xảy ra một vấn đề là thân cây bị thoát nước sẽ làm giảm tình trạng sức khoẻ của cây. Dùng bao nilong bọc thân cây lại, đồng thời có thể cắt bỏ bớt lá. Điều này để giảm tình trạng mất nước trên thân cây mai, đợi khi cây hồi phục tiến hành tưới nước bình thường.

1.4. Cây mai bị héo lá do bị thừa ánh sáng


Xem thêm:

Mai là loại cây có thể được trồng ngoài trời, chịu được khô hạn và ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt một thời gian dài, lượng nước tưới cho cây bị hạn chế thì việc dẫn đến cây mai bị héo lá là vô cùng dễ hiểu. 

Hiểu được điều này, bạn cần tưới nước cho cây thường xuyên vào những ngày thời tiết khắc nghiệt. Nếu lá mai héo chỉ nghiêng về một phía, bạn có thể chuẩn bị lưới để che nhẹ cho cây mai. Cắt hết đi những lá bị vàng, héo để tập trung dinh dưỡng nuôi những lá mới, xanh tươi hơn.

1.5. Cây mai bị nhện đỏ, côn trùng tấn công


Một trong những nguyên nhân dẫn đến cây mai bị héo lá là nhện đỏ, côn trùng, sâu hại tấn công. Chúng hút chích hết chất dinh dưỡng có trong cây. Từ đó, dẫn đến cây bị héo lá, suy kiệt, cuối cùng nếu không được phát hiện và đặc trị cây sẽ chết. 

Khi gặp trường hợp này, bạn cần cắt hết đi những cành lá bị héo, bị sâu, nấm tấn công. Sau đó mang đi đốt hoặc cho vào hố, rải một nấm vôi vào để diệt sạch hết mầm bệnh đang tồn tại. 

Đối với những trường hợp nặng hơn, sử dụng Vansi để diệt nhện đỏ, côn trùng sâu hại tấn công cây mai bằng cách pha 25 - 50g cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. Chỉ trong thời gian ngắn, cây sẽ không còn bị tác động bởi những loài sâu hại này nữa. 

2. Cách chăm sóc cây mai vàng bị héo lá, bị suy yếu

Đối với những cây mai vàng đã có dấu hiệu suy yếu, cây bị héo lá với mật độ cao thì khi đã xác định được nguyên nhân và giải pháp khắc phục nói trên. Nhưng lại không mang đến bất kỳ tác dụng nào, bạn nên áp dụng các bước dưới đây để cứu cây mai nhà mình. 

2.1. Bước 1: Cắt và tỉa cành


Để xử lý cây mai bị héo, bị suy yếu thì đầu tiên cần cắt tỉa cành. Chú ý cắt hết đi cành phụ, chỉ giữ lại cành chính. Mục đích mang lại tính thẩm mỹ và tập trung chất dinh dưỡng nuôi thân chính. Nếu để quá nhiều cành, thì rễ không thể hút hết chất dinh dưỡng và vận chuyển đi nuôi thân. 

Chú ý sử dụng những loại dao, kéo chuyên dụng, bén để cắt, cưa mai. Sao cho vết cắt thật ngọt, không để lại vết xước hay nhầy. Sau khi đã cắt xong thì dùng nước vôi quét lên để phòng ngừa nấm bệnh cho cây. 

2.2. Bước 2: Cắt rễ cây mai


Sau khi đã cắt cành cây mai thì bước tiếp theo là bứng mai lên để cắt đi rễ. Những phần rễ đã bị hư thối, không có khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng thì nên cắt hết đi. Bạn chỉ cần chừa lại ⅓ bộ rễ là được. Sau khi đã cắt xong, thì dùng nước sạch để rửa sạch đi lớp đất bám trên rễ. 

2.3. Bước 3: Thay đất cho cây mai


Đất trồng cũ lâu ngày khiến cây bị suy yếu, chứng tỏ đã không còn đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc không thích hợp để trồng mai. Do đó, nên sử dụng mùn xơ dừa để trộn với vỏ trấu, tỉ lệ 2 : 1, trồng lại cho bộ rễ phát triển nhất có thể.

2.4. Bước 4: Giúp kích thích và phục hồi lại hệ rễ cho cây

NaN VNĐ 
Thêm vào giỏ hàng

Sau khi đã trồng lại với đất mới, cây sẽ phục hồi rễ rất nhanh. Lúc này để cành lá xum xuê và rễ phát triển nên ưu tiên sử dụng Regen phun cho cây. Chỉ cần pha 500ml cho 400-500 lít nước tưới cho cây mai. Chỉ cần vài ngày sau, tình trạng héo lá ở cây mai sẽ không còn. 

Cây mai bị héo lá là nội dung được chia sẻ qua bài viết phía trên. Hy vọng qua đây, bạn có thể sẽ hiểu được nguyên nhân cây mai bị héo lá, các giải pháp khắc phục hiệu quả. Đừng quên liên hệ VNFarm để được tư vấn chi tiết về các loại bệnh hại cây trồng nhé!


Liên hệ