Cách chăm sóc và kỹ thuật trồng cây mắc ca cho năng suất cao
Cây mắc ca là cây gì? Cây mắc ca trồng bao lâu có trái? Kỹ thuật trồng cây mắc ca cho năng suất cao? Đây là thắc mắc chung của nhiều bà con có ý định trồng cây mắc ca. Hiểu được điều đó, VNFarm xin gửi đến bà con chi tiết cách trồng mắc ca đúng kỹ thuật mà ai cũng làm được.
Mắc ca là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, tác động tích cực đến đời sống của người dân. Tuy nhiên, việc trồng mắc ca ở nước ta luôn gặp rất nhiều khó khăn. Đó chính là điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình và người dân chưa có nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây mắc ca.
Để hiểu rõ hơn về giống cây mắc và kỹ thuật trồng cây mắc ca thì hãy xem hết bài viết bên dưới đây của VNFarm nhé!
1. Cây mắc ca là cây gì?
Cây mắc ca là cây gì?
Cây mắc ca là giống cây thân gỗ, có tên khoa học là Macadamia, thuộc họ Proteaceae, có nguồn gốc xuất xứ từ châu Đại Dương. Hạt mắc ca rất ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng, được trồng nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới.
Mắc ca được đưa vào trồng thử nghiệm tại Việt Nam năm 2002. Sau quá trình trồng thử nghiệm, các nhà nghiên cứu kết luận được Tây Bắc và Tây Nguyên là hai khu vực có điều kiện môi trường rất thích hợp để
trồng mắc ca. Do phong tục sản xuất còn lạc hậu và không có kỹ thuật chăm sóc mắc ca mà ở Việt Nam, mắc ca được trồng rất ít.
Tuổi thọ kinh doanh của cây mắc ca rơi vào khoảng 40 - 60 tuổi. Tán cây rộng và rễ cọc kém phát triển nên dễ bị đổ ngã khi có ảnh hưởng của mưa bão lớn.
Mắc ca có hai loại chính là mắc ca vỏ trơn và mắc ca vỏ sần. Ngoài ra còn có các loại mắc ca lai giữa hai giống này. Hạt mắc ca có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, hương vị thơm ngon và được sử dụng trong chế biến thực phẩm như làm bánh, ăn trực tiếp, nhân socola, kem,...
2. Cây mắc ca trồng bao lâu có trái?
10 năm sau khi trồng mắc ca sẽ bắt đầu cho trái
Cây mắc ca sau 10 năm trồng bắt đầu cho trái với năng suất ổn định. Thời gian thu hoạch quả là từ tháng 7 đến tháng 9. Khi chín, vỏ mắc ca chuyển từ xanh sang nâu. Có thể thụ hoạch khi hạt ruộng hoặc hái trực tiếp trên cây khi trái già.
3. Các bước chuẩn bị trồng mắc ca đúng kỹ thuật
3.1. Chuẩn bị đất trồng mắc ca
Đất trồng mắc ca
Đất trồng mắc ca
Việc lựa chọn đất trồng phù hợp rất quan trọng trong kỹ thuật trồng cây mắc ca. Cây mắc ca rất khó trồng và chăm sóc nên phải được trồng ở những nơi có đất tốt. Cây chỉ có thể sinh trưởng và phát triển tốt khi đất trồng đảm bảo các yếu tố sau đây:
-
Đất tơi xốp, không bị chặt và có khả năng thoát nước tốt.
-
Đất có tần canh tác sâu khoảng 1m.
-
Độ pH của đất thích hợp là từ 5 đến 6.
Làm đất trồng mắc ca
Bán kính của các hố trồng cây mắc ca khoảng 1,5 đến 2,2m là hợp lý. Để đảm bảo được độ thông thoáng của cây nên cuốc lật đất lên. Độ dốc 15 độ là thích hợp để trồng cây mắc ca. Phải tiến hành cuốc bậc thang theo đường đồng mức nếu độ dốc trên 20 độ. Mặt bằng nên rộng từ 2 - 4 mét.
3.2. Chọn và xử lý giống cây mắc ca
Cách chọn và xử lý giống cây mắc ca
Khi chọn cây mẹ làm giống nên chọn những cây mắc ca có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, không bị ảnh hưởng của sâu bệnh gây hại. Nên chọn những cây có lá xanh tươi tốt.
Để đảm bảo sản lượng, thời gian và chất lượng hạt mắc ca khi thu hoạch nên sử dụng phương pháp ghép cây. Đây là phương pháp nhân giống được nhiều bà con lựa chọn khi thực hiện kỹ thuật trồng cây mắc ca.
Một số giống mắc ca được trồng và phát triển tốt tại Lâm Đồng: OC, Keauhou 246, macca 503, macca 842, macca 800,... Đây là những loại giống được đánh giá là có sức khỏe, khả năng sinh trưởng tốt và thu hoạch cao.
3.3. Thời vụ hợp và khoảng cách trồng cây mắc ca
Thời gian trồng mắc ca
Hàng năm, cứ tới tháng 6 tháng 7 là thời điểm thích hợp để trồng cây mắc ca.
Khoảng cách trồng cây mắc ca phụ thuộc vào độ dốc của địa hình.
-
Đối với đất bằng: Khoảng cách giữa các cây là 4,5m, khoảng cách giữa các hàng là 8m. Mật độ: khoảng 277 cây trên 1ha đất;
-
Đối với đồi dốc: Khoảng cách giữa các cây là 5m, khoảng cách giữa các hàng khoảng 9 - 10m. Mật độ: khoảng 222 cây trên 1ha đất.
Tùy vào từng giống mắc ca khác nhau mà hình thái tán cây cũng khác nhau. Bà con cần lưu ý dựa vào hình thái tán cây để xác định khoảng cách trồng cây mắc ca cho phù hợp.
3.4. Cách trồng cây mắc ca cho năng suất cao
Sẽ thật dễ dàng nếu thực hiện theo cách trồng cây mắc ca dưới đây của VNFarm:
-
Trên bề mặt đất trồng đào một lỗ lớn hơn bầu đất và xé bầu, đặt ngay ngắn. Không được làm vỡ bầu đất của cây trước khi trồng xuống đất.
-
Dùng tay nhẹ nhàng nén nhẹ lớp đất quanh gốc cây non. Khi cây mắc ca còn non nên dùng cọc để cắm cố định cây mắc ca, tránh tình trạng cây bị ngã khi còn quá nhỏ.
-
Xung quanh vườn trồng mắc ca nên trồng các loại cây chắn gió vì đây là loại cây chịu gió bão rất kém. Ủ xung quanh gốc cây một lớp rơm rạ để giữ ẩm.
4. Cách chăm sóc cây mắc ca từ giai đoạn cây con đến khi trưởng thành
Để mắc ca phát triển tốt và ra trái đồng loạt thì bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật trồng cây mắc ca và kỹ thuật chăm sóc cây. Dưới đây là một số kinh nghiệm chăm sóc cây mắc được tổng hợp bởi các bà con có nhiều năm kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc mắc ca.
4.1. Tưới nước cho cây mắc ca
Tưới nước và bón phân cho mắc ca
Cây mắc ca được đáng giá là có khả năng chịu hạn tương đối tốt. Tuy nhiên, đừng vì lý do đó mà quên tưới nước cho cây. Cần tiến hành tưới nước cho cây mỗi ngày khi cây mới lớn. Điều chỉnh lượng nước cho cây trong các điều kiện thời tiết khác nhau. Khi bộ rễ cây phát triển ổn định và khỏe mạnh, một lần nên tưới 30 lít nước cho mỗi gốc cây.
Khi cây ở trong thời kỳ ra hoa, đậu quả cần tiến hành tưới đồng loạt từ tháng 1 đến đầu tháng 3 khi cây ra hoa. Tưới thêm nước và bón thêm phân lân cho cây vào thời điểm giữa tháng 3 để cây mau ra quả và hạn chế được tình trạng rụng quả mắc ca non.
4.2. Bón phân mắc ca
Tùy vào từng thời điểm phát triển của cây mắc ca mà có lượng phân bón cho phù hợp:
-
Thời điểm 2 năm đầu: Mỗi năm nên bón cho mỗi cây 100g NPK vào đầu hoặc cuối mùa mưa. Sau khi cây mới được trồng 2 tháng, không được bón NPK.
-
Thời điểm cây mắc ca được 3 năm tuổi: Mỗi năm nên bón cho mỗi cây 120g NPK, nên bón vào rãnh. Sau khi bón nhớ lấp đất lại và tưới nước để hòa tan phân, giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.
-
Thời điểm sau thu hoạch: Để phục hồi sức khỏe cho cây bà con nên tiến hành bón phân lân và phân chuồng ủ hoai cho cây vào tháng 11.
Phân bón là yếu tố không thể thiếu trong kỹ thuật trồng và chăm sóc mắc ca.
4.3. Kiểm soát côn trùng gây hại trên cây mắc ca
Phòng trừ bệnh trên mắc ca
Các loài côn trùng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mắc ca như: Sâu ăn lá, sâu đục thân, sâu ăn quả, rệp sáp, kiến,... Khi phát hiện sự tấn công của các loài này nên sử dụng các chế phẩm sinh học để tiêu diệt. Các chế phẩm sinh học này vừa thân thiện với môi trường vừa có dụng tạo ra vi sinh vật đối kháng tấn bảo vệ cây sinh trưởng và phát triển mạnh.
Thuốc đặc trị sâu bệnh hại trên cây mắc ca:
- Đối với các loại sâu ăn quả, sâu ăn lá, sâu đục thì sử dụng sản phẩm thuốc trừ sâu Leven.
- Đối với nhện đỏ, rệp sáp thì sử dụng sản phẩm Vansi.
- Đối với cây mắc ca bị thối rễ thì có thể sử dụng sản phẩm Trium.
- Trong thời gian cây chuẩn bị ra hoa bà con có thể phun sản Blum để kích thích ra bông, đậu trái hàng loạt.
Đây đều là các sản phẩm sinh học, an toàn lành tính với con người và môi trường. Đặc biệt, VNFarm còn trả lại 100% tiền khi khách hàng sử dụng không thấy hiệu quả. Liên hệ trực tiếp với VNFarm để nhận tư vấn ngay hôm nay.
4.4. Tỉa cành tạo tán cho cây mắc ca
Nghệ thuật cắt tỉa, tạo dáng cây mắc ca nên đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
-
Chỉ được tiến hành cắt tỉa cành vào năm thứ nhất và thứ hai;
-
Giữ lại những cành khỏe và loại bỏ những cành yếu;
-
Đối với các cây mắc ca sinh trưởng mạnh, nên cắt ngọn thân;
-
Đối với các cây mắc ca sinh trưởng yếu, không được cắt bớt các đoạn từ thân chính mà chỉ tiến hành cắt tỉa các cành bên.
4.5. Thời điểm thu hoạch cây mắc ca
Thời gian thu hoạch mắc ca
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách trồng cây thanh long đúng kỹ thuật
- Hướng dẫn cách trồng cây chanh nhanh ra trái
Tháng 7 đến tháng 9 là mùa thu hoạch quả mắc ca. Khi chín quả mắc ca chuyển từ màu xanh sang màu nâu, vỏ quả khô và tự nứt ra, bên trong mỗi quả chỉ chứa một hạt duy nhất.
Có thể thu hoạch bằng cách hái trực tiếp trên cây hoặc chờ quả mắc ca rụng xuống.
Sau khi thu hoạch, phải tiến hành bóc vỏ quả mắc ca trong vòng 24 giờ. Vận chuyển quả mắc ca tới nhà máy để sấy khô hoặc có thể lựa chọn sấy tại nhà trong khoảng thời gian là 2 tuần sau khi thu hoạch.
Thu hoạch mắc ca là giai đoạn đáng mong đợi nhất của bà con khi thực hiện kỹ thuật trồng cây mắc ca.
Trên đây là toàn bộ kỹ thuật trồng cây mắc ca và cách chăm sóc để cây đạt được năng suất cao. Cây mắc ca có giá trị kinh tế cao và đang được nhà nước triển khai mở rộng thêm. Hy vọng những thông tin VNFarm cung cấp có thể mang lại những kiến thức hữu ích cho bà con trong quá trình trồng cây mắc ca.