Hướng dẫn kỹ thuật ghép hoa giấy dễ dàng ai cũng làm được
Không chỉ trồng được hoa giấy một màu mà bạn cũng có thể trồng được hoa giấy nhiều màu sắc khác nhau với kỹ thuật ghép hoa giấy đơn giản. Hãy cùng theo dõi VNFarm để biết chi tiết cách ghép hoa giấy tại nhà nhé!
1. Giới thiệu hoa giấy
Ngoài cái tên hoa giấy thì cây còn được gọi là móc diều, cây bông giấy. Đây là cây dạng leo, chiều cao trung bình từ 1 - 12m. Hoa nhỏ, mỗi chùm mọc được 3 - 4 hoa bao quanh bởi 3 - 6 lá có màu sắc sặc sỡ. Nếu chăm sóc đúng cách, cây hoa giấy cho hoa quanh năm.
Hoa giấy là loại cây leo, có thân gỗ lớn, mập, khỏe và mọc rất nhanh. Có nhiều cành nhánh vươn dài. Gốc cuống lá hoa giấy có gai hơi cong, lá xanh quanh năm, ở các tỉnh phía Bắc bởi thời tiết lạnh nên vào mùa đông cây hoa giấy sẽ rụng lá.
Điều kiện môi trường lý tưởng của hoa giấy: Hoa giấy thích hợp trồng ở miền Nam Việt Nam, nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành 10 - 20cm, cắm sâu 7 - 8cm, giữ ẩm thường xuyên cho cây và trồng trong bóng râm khi còn nhỏ.
Tuy nhiên, để cây hoa giấy có nhiều màu hoa trên cùng một cây cần thực hiện kỹ thuật ghép như thế nào, cùng VNFarm tìm hiểu ngay trong nội dung tiếp theo!
>>> Tham khảo về chứng bệnh phấn trắng hoa hồng
2. Lý do tại sao phải ghép hoa giấy?
Xem thêm:
- Mách bạn cách chăm sóc hoa giấy ra nhiều hoa
- Bật mí cách chăm sóc hoa giấy trong chậu nở hoa quanh năm
Hoa giấy thường được trồng thành giàn lớn, che phủ cả cổng rào hoặc căn nhà. Nhưng đối với những ngôi nhà ở khu vực thành thị, diện tích lớn trồng hoa giấy là không cho phép và nhiều người chuyển sang trồng hoa giấy bonsai. Ngoài ra, có thể ghép cây hoa giấy tạo ra nhiều bông hoa khác màu nhưng ở trên cùng một cây. Đó là hai lý do chính khiến cho người trồng quyết định ghép hoa giấy.
3. Hướng dẫn kỹ thuật ghép hoa giấy đơn giản dễ thực hiện ngay tại nhà
3.1. Chuẩn bị dụng cụ ghép hoa giấy
Trước khi thực hiện kỹ thuật ghép hoa giấy thì công đoạn chuẩn bị là bước không thể thiếu, cụ thể như sau:
Xem thêm: Thuốc đặc trị bệnh phấn trắng tốt nhất hiện nay
Lựa chọn gốc ghép
Để một cây hoa ghép mang lại giá trị cao, thì cần một gốc ghép khỏe, đẹp, giúp người trồng tiết kiệm được thời gian và công sức chăm sóc hoa sau khi thực hiện kỹ thuật ghép hoa giấy xong. Bên cạnh đó, tỷ lệ ghép thành công cũng sẽ cao hơn.
Tiêu chuẩn lựa chọn gốc ghép tuyệt vời nhất là gốc có bán kính 5 - 15cm, tùy vào mong muốn của bạn mà lựa chọn độ to của gốc. Những vỏ gốc có vẻ ngoài xù xì sẽ làm nên nét tự nhiên và tăng tính thẩm mỹ cho cây hoa giấy.
Ưu tiên chọn những gốc ghép có tuổi đời từ 2 - 3 năm, bộ rễ khỏe và có khả năng sinh trưởng, kháng lại bệnh tốt.
Chuẩn bị gốc ghép
Khi đã chọn được gốc ghép vừa ý, mang gốc đi xử lý. Cắt bỏ hết phần ngọn cây và chỉ để lại phần gốc khoảng 1m. Gốc ghép cần được tưới nước và bón phân đầy đủ, cẩn thận.
Sau đó, xem xét gốc ghép có thực sự khỏe hay còn sống không. Nếu gốc ghép còn sống, tiếp tục đâm chồi mới có thể bắt tay vào ghép cây.
Chuẩn bị tược ghép
Phần này, bạn dùng con dao, tỉa phần thân gốc ghép thành tược ở những vị trí phù hợp. Sau 1 tháng, tược ghép mới lớn như điếu thuốc là đã có thể bắt tay vào ghép cành hoa giấy.
Chuẩn bị cành ghép
Tược mới xuất hiện trên cây đạt tiêu chuẩn làm gốc ghép thì bạn tìm những bông giấy có màu mà mình ưa thích để làm giống ghép lên gốc ghép đã được chuẩn bị trước đó.
Chọn những cành bánh tẻ hơi non, cắt những đoạn dài từ 7 - 10cm. Lấy kéo cắt hết đi những lá già, chỉ để lại chồi mầm trên cành ghép.
3.2. Ghép cây hoa giấy - thao tác quan trọng trong kỹ thuật ghép hoa giấy
Cắt mắt ghép
Dùng dao lam, dao cạo bén, cắt bỏ ngọn của tược ghép mới ra trên gốc ghép, chỉ để lại phần gốc của tược dài khoảng 7 - 10cm. Ngay điểm cách gốc của gốc ghép tầm 3cm, dùng lưỡi dao cắt vạt xéo từ trên xuống dưới, độ sâu khoảng ⅓ độ lớn của gốc ghép.
Tiếp theo là lấy các đoạn cành ghép đã chuẩn bị trước đó, lấy dao lam đang dùng cắt vạt hai phía đối diện của cành ghép tạo hình nêm, mỗi vết cắt dài tầm 2cm.
Ghép mắt
Luồn phần hình nêm của cành ghép mà bạn vừa cắt vào phần miệng ghép ở trên gốc ghép. Rồi dùng dây nilon, dây dứa quấn vào mắt ghép để cố định mắt ghép lại. Bọc nilon kín tại phần nối mắt ghép, sao cho nước không xâm nhập vào. Ngoài ra, tránh cành ghép bị mất nước dẫn đến bị khô rồi chết.
Sau khi thực hiện kỹ thuật ghép hoa giấy được 15 ngày, quan sát thấy cành ghép ra chồi non thì tiến hành tháo bao nilon để cho chồi non cành ghép phát triển. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện kỹ thuật ghép hoa giấy thành nhiều đợt, mỗi một đợt thì tiến hành vài mẫu ghép khác nhau. Sau khi ghép khoảng 3 – 4 tháng thì cành ghép sẽ bắt đầu ra hoa.
4. Lưu ý khi ghép hoa giấy mà bạn cần biết
Thời điểm thích hợp ghép hoa
Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện kỹ thuật ghép hoa giấy là vào sáng sớm, khi trời vừa hửng nắng. Thao tác ghép cần nhanh, gọn không để trầy xước và tránh kéo dài khiến cho gốc ghép lẫn cành đều bị mất nước, tỷ lệ thành công thấp.
Ghép thêm cành
Mỗi đợt ghép hoa giấy cần thực hiện cách nhau 2 tuần. Bởi các mắt ghép cũ sẽ liền và phát triển hoàn toàn trong vòng 2 tuần. Không nên ghép liên tục sẽ khiến gốc ghép chết yểu vì không đủ dinh dưỡng để nuôi tất cả mất ghép.
Chăm sóc cành ghép
Để kỹ thuật ghép hoa giấy được thành công, bạn cần chăm sóc kỹ cây ghép của mình. Sau khi vừa ghép xong, không cho cây tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp vì sẽ rất dễ dẫn đến mất nước.
Chú ý tưới nước và bón phân cho cây đầy đủ mặc dù đây chỉ là gốc ghép. Hành động này sẽ quyết định 90% tỉ lệ thành công khi ghép. Đặc biệt, không được tưới vào mắt ghép, bởi khoảng 1 - 2 ngày sau khi ghép thì mắt sẽ héo hơn ban đầu. Nhưng đây là vấn đề bình thường, chỉ cần tưới gốc ghép, không tưới vào mắt ghép.
Bài viết phía trên là chia sẻ của VNFarm đến với người trồng về kỹ thuật ghép hoa giấy. Hy vọng qua đây, bạn sẽ nắm được kiến thức để thực hiện thành công kỹ thuật ghép cho ra cây hoa theo đúng như mong muốn. Để biết thêm cách trồng và cách chăm sóc của các loại hoa, đừng quên ghé thăm VNFarm.com.vn nhé!