Cách trồng và cách chăm sóc hoa giấy trong chậu đúng kỹ thuật

07:06:53 10/04/2023

Cách chăm sóc hoa giấy trong chậu thì cần lưu ý những vấn đề gì để cây luôn xanh tốt? Làm thế nào để hoa có thể nở quanh năm? Những câu hỏi này sẽ được VNFarm bật mí nhanh qua bài viết bên dưới đây.

Xem nhanh

1. Cách trồng hoa giấy trong chậu bằng phương pháp giâm cành

Hiện nay có rất nhiều phương pháp nhân giống cây hoa giấy với khả năng thành công cao như: ghép chồi, giâm cành hoa giấy, chiết cành hoa giấy, ghép mắt hoa giấy. 

Đối với những người bắt đầu trồng hoa giấy trong chậu, thì bạn có thể thử trồng hoa giấy bằng phương pháp giâm cành vừa đơn giản lại dễ thực hiện và cây vẫn giữ nguyên đặc tính gốc của cây mẹ.

1.1. Tiến hành trồng hoa giấy trong chậu, cần chuẩn bị gì?


Đất trồng hoa giấy: Đất phải có độ pH từ 5.5 đến 6.5. Ưu tiên sử dụng đất mùn sẽ giúp giữ ẩm tốt hơn. Hay sử dụng đất thịt pha với đất cát và trấu nhằm tạo ra độ tơi xốp, giúp cây thoát nước tốt hơn. Trộn thêm phân chuồng, phân bò, phân gà hoai mục để tăng thêm dinh dưỡng cho đất trồng hoa giấy.

Cành giâm hoa giấy: Chọn những cành khoẻ, tuổi đời từ 1 đến 2 năm, chiều dài cành khoảng 20cm. Mỗi cành phải có ít nhất 2 mắt cây.

1.2. Cách trồng hoa giấy trong chậu bằng phương pháp giâm cành


Tiến hành giâm cành hoa giấy vào mùa xuân, mùa thu. Thời điểm này thời tiết rất mát mẻ, giâm cành tỷ lệ thành công sẽ cao hơn.

Cắt vát và bôi vôi khử trùng, chống nấm vào phần gốc của cành giâm. Ngâm cành hom vào dung dịch kích rễ.

Phần ngọn, bọc kính bằng bao nilon để giữ nước cho cành. Giâm cành vào đất với độ sâu từ 6 đến 10cm và nghiêng một góc 15 độ. 

Tưới nước mỗi ngày cho cành giâm hoa giấy, lưu ý chỉ nên tưới một lượng vừa phải nhằm giữ ẩm cho đất. Đặt cành giâm nơi thoáng mát và ánh ánh sáng mặt trời nhẹ nhàng. Sau từ 2 đến 4 tuần, cành hom bắt đầu ra rễ con.

2. Cách chăm sóc hoa giấy trong chậu cực đơn giản

2.1. Tưới nước cho hoa giấy trồng chậu


Xem thêm:

Hoa giấy trồng trong chậu cần được tưới nước thường xuyên. Thời tiết nắng nóng nên tưới nước cho cây mỗi tuần 2-3 lần. Vào mùa mùa mưa, cách 2-3 tuần thì tưới một lần. Ngoài yếu tố thời tiết ra thì tuổi tác của cây cũng là một yếu tố quyết định tần suất tưới cho cây hoa giấy. 

Trong thời gian đầu, cây hoa giấy mới trồng nên tưới thường xuyên. Nên tưới nước khi quan sát thấy mặt đất khô. Tuy nhiên lượng nước tưới cho cây phải đảm bảo, không nên tưới quá nhiều. Cây hoa giấy bị úng nước sẽ kém phát triển và chết đi. Đặc biệt, đối với cách chăm sóc hoa giấy trong chậu thì cần phải có lỗ thoát nước cho cây. 

2.2. Bón phân cho hoa giấy trồng chậu


Đối với cách chăm sóc hoa giấy trong chậu cần phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây. Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân hóa học để bón cho cây sau mỗi đợt ra hoa. 

  • Trong 20 ngày đầu: Sử dụng NPK tỉ lệ 1:1:1 pha loãng và tưới vào gốc cây. Bón phân trong giai đoạn này giúp cây khỏe và to. 

  • 20 ngày tiếp theo: Sử dụng NPK tỉ lệ 1:2:1 pha loãng và tưới vào gốc cây. Khi này cây hoa giấy đã bắt đầu ra nụ, hàm lượng lân cao sẽ kích thích ra hoa nhiều hơn.

  • Những ngày còn lại: Sử dụng NPK tỉ lệ 1:1:2 bón trong giai đoạn này sẽ giúp cây ra hoa đẹp hơn và lâu tàn hơn. 

Ưu tiên sử dụng các giải pháp sinh học để chăm sóc cây. Lành tính với người trồng, cây trồng và cả vật nuôi. 

2.3. Cắt tỉa hoa giấy


Nên tiến hành cắt tỉa hoa giấy thường xuyên, để loại bỏ những cành già, cành bị bệnh, cành dài. Cắt tỉa cành không chỉ tạo dáng đẹp cho cây mà còn giúp cây trẻ hóa. Đặc biệt kích thích cây ra hoa nhiều hơn và đẹp hơn. 

Dụng cụ sử dụng cắt phải sạch và sau khi cắt dùng keo liền sẹo bôi vào vết thương. Giúp cây hoa giấy tránh được sự tấn công của các loài nấm mốc gây hại.

2.4. Thay đất, thay chậu hoa giấy


Một trong những cách chăm sóc hoa giấy trong chậu cực kỳ quan trọng đó chính là thay đất trong chậu. Đất trồng trong chậu hoa giấy sau một thời gian sẽ trở nên cằn cỗi. Khi cây cao lớn hơn thì chuyển sang chậu trồng mới cũng là một điều hiển nhiên. 

Chuẩn bị một hỗn hợp đất dinh dưỡng, trộn với than bùn để đảm bảo độ tơi xốp và độ thoáng của đất. Quá trình thay đất, thay chậu cho cây hoa giấy nên tiến hành vào mùa xuân. Khi chuyển cây nên hạn chế ảnh hưởng đến rễ vì sẽ mất vài tuần cây mới có thể phục hồi. Không nên thay chậu, thay đất cho cây hoa giấy khi không cần thiết. Vì quá trình thay chậu, thay đất này sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cây. Sau khi chuyển cây sang chậu mới cần lưu ý chăm sóc kỹ trong thời gian đầu. Đến khi cây có thể sinh trưởng khỏe mạnh, bạn có thể yên tâm sẽ có một chậu hoa giấy nở rực rỡ.

2.5. Kiểm soát côn trùng gây hại

Cây hoa giấy trồng trong chậu nếu không được chăm sóc tốt vẫn sẽ bị các côn trùng gây hại tấn công. Một số loại côn trùng gây hại tấn công và cách phòng trị hiệu quả nhất:


Rầy mềm

Những con rầy mềm sẽ tấn công hoa giấy, hút nhựa của cây. Làm cho lá dần mất khả năng quang hợp và cây dần yếu đi. Ngoài ra, rầy mềm có thể gây bệnh phấn trắng và mốc đen trên cây hoa giấy.

Cách phòng trị: Sử dụng Vansi để phun phòng và tiêu diệt rầy mềm. Có thể tiến hành rửa lá bằng xà phòng, đây là biện pháp được đánh giá mang lại hiệu quả cao. 

Rệp sáp

Rệp sáp tấn công hoa giấy và ăn nhựa cây. Chúng thường ẩn nấp dưới mặt lá nên rất khó phát hiện. 

Cách phòng trị: Ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học Vansi để tiêu diệt, phòng bệnh. Hay những loài săn mồi tự nhiên như ong vò vẽ, ong bắp cày sẽ tiêu diệt quần thể rệp sáp rất hiệu quả.

Nhện

Nhện nhỏ này cũng như 2 loại côn trùng trên, thường ăn nhựa cây. Khi xuất hiện chúng giăng rất nhiều mạng nhện trên cây hoa giấy.

Cách phòng trị: Có thể tiêu diệt chúng giống như cách tiêu diệt những con rầy. Dùng Vansi hoặc xà phòng xử lý lá.

Bọ trĩ

Bọ trĩ cũng xuất hiện để hút nhựa cây, làm cây mất khả năng quang hợp. Loài bọ trĩ sinh sản rất nhanh chóng, nếu không phát hiện kịp thời sẽ làm cây hoa giấy bị chết đi.

Cách phòng trị: Như với các côn trùng gây hại khác trên cây hoa giấy, thì Vansi là một lựa chọn tốt. Ngoài ra, xà phòng cũng là cách tiêu diệt sự tấn công của bọ trĩ trên cây hoa giấy rất hiệu quả. 

3. Những vấn đề thường gặp khi trồng cây hoa giấy trong chậu


Đối với cách chăm sóc hoa giấy trong chậu thường xuất hiện rất nhiều vấn đề. Dưới đây, VNFarm tổng hợp cho các bạn những vấn đề thường gặp nhất và cách xử lý. 

  • Hoa giấy trồng lâu không ra hoa: Đem chậu hoa giấy đặt ở những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời chiếu vào, xiết nước và thay đổi chế độ bón phân cho cây. Chế độ bón phân đã được VNFarm chia sẻ rất chi tiết trong phần trên.

  • Hoa giấy bị rụng đột ngột: Mỗi khi mưa hoặc điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, hoa giấy rất dễ rụng. Hãy tiến hành cắt tỉa cành thừa và nhớ tưới nước đều đặn cho cây. 

  • Hoa giấy bị vàng lá: Khi cây hoa giấy có biểu hiện này, chắc chắn do cây hoa giấy của bạn đang bị úng nước. Hãy kiểm tra xem chậu có khả năng thoát nước hay không và tiến hành thoát nước cho cây hoa giấy.

  • Hoa giấy màu nhạt và nhỏ: Nguyên nhân gây ra hiện tượng đó là do đất trồng cây hoa giấy đang bị thiếu dưỡng chất. Phải tiến hành thay đất và bón phân cho cây thật hợp lý.

VNFarm hy vọng những thông tin về cách chăm sóc hoa giấy trong chậu sẽ thật sự hữu ích với bạn. Trồng hoa giấy trong chậu không những đơn giản mà còn cho năng suất nở hoa lớn. Mong bạn có thể tự tay trồng và chăm sóc tốt vườn hoa giấy của mình.

Để xem thêm nhiều thông tin hay và bổ ích liên quan đến các loại hoa thì hãy luôn theo dõi chúng tôi nhé!


Liên hệ