Nguyên nhân hoa hồng bị cháy lá non và cách xử lý

07:29:53 05/07/2023

Hoa hồng bị cháy lá non là chứng bệnh thường thấy ở cây hoa hồng, hiện nay đã có rất nhiều bài viết về chứng bệnh này. Tuy nhiên trong bài viết này, VNFarm sẽ hướng dẫn bạn cách phòng trừ bệnh cháy lá ở cây hoa hồng để bà con có thể áp dụng.

Xem nhanh

1. Biểu hiện hoa hồng bị cháy lá


Khi cây hoa hồng bị cháy lá, lá cây sẽ dần bị bạc màu, chuyển sang màu nâu và cuối cùng là rụng. Các đọt non của hoa hồng cũng sẽ có dấu hiệu bị héo đi và rũ xuống. Một số lá sẽ thấy dấu hiệu bị khô ở phần rìa của lá. Nếu cây bị cháy lá ở tình trạng nặng, bạn sẽ thấy xuất hiện nhiều mảng màu trắng xám loang lổ. Thời điểm này lá cây đã mất dần các chất diệp lục, khả năng quang hợp từ đó mà cũng bị giảm. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì cây sẽ khó sinh trưởng và phát triển một cách bình thường. 

2. Nguyên nhân gây ra bệnh cháy lá ở cây hoa hồng


Có không ít nguyên nhân làm hoa hồng bị cháy lá. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất. Phụ thuộc vào đó mà bạn tìm cách xử lý phù hợp: 

  • Cây hoa hồng thiếu chất dinh dưỡng: đối với những trường hợp cây bị thiếu chất dinh dưỡng do không được chăm sóc cẩn thận. Từ đó mà hiện tượng cháy đầu lá rất dễ xảy ra. 

  • Thời tiết xấu: Thời gian từ tháng 3 - 8 là lúc nắng nóng và nhiệt độ rất cao. Với thời tiết này, nếu không chăm sóc thì hiện tượng cháy lá rất dễ xảy ra, hơn nữa hoa còn bị đốm đen. Ảnh hưởng đến sức đề kháng cũng như sự phát triển của cây hoa hồng. 

  • Có thể hoa hồng bị ngộ độc phân bón: nhiều người nghĩ rằng bón phân càng nhiều thì cây sẽ càng tốt, tuy nhiên nếu bón quá nhiều sẽ như liều thuốc độc. Dẫn đến cây bị sốc phân và cháy rễ. 

  • Giá thể trồng cây không tốt, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng: nồng độ pH cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa hồng. Ngoài ra, thì đất vẫn còn chứa các chất ô nhiễm, chất hóa học bị tồn đọng cũng dẫn đến bệnh trên cây hoa hồng. 

3. Giải pháp khắc phục bệnh trên cây hoa hồng


 Tùy vào từng nguyên nhân dẫn đến bệnh cháy lá mà sẽ có cách chữa trị khác nhau. Thông qua một số nguyên nhân trên, VNFarm mách bạn các giải pháp hiệu quả như sau:

  • Nếu hoa hồng bị cháy lá do ngộ độc từ phân bón, có nghĩa việc bón phân đã bị mất cân bằng. Liều lượng thừa dẫn đến ngộ độc. Từ đó dẫn đến cây bị thối rễ và chết dần đi. Để khắc phục hiệu quả tình trạng này, nên có sự điều chỉnh lại liều lượng khi bón phân, tần suất cũng như loại phân bón. Ngoài ra, cần chú ý đến những thành phần chất dinh dưỡng có trong phân bón. 

  • Hoa hồng bị cháy lá non do thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng: nên chú ý vị trí đặt chậu cây, bởi việc này sẽ tác động trực tiếp, quyết định sự phát triển và sinh trưởng của cây hoa hồng. Di chuyển chậu đến những nơi có mái che hoặc bóng râm. Hạn chế cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá gắt. Hoặc để gần những nơi dễ dàng hấp thụ ánh sáng như gương, tường. 

  • Để hạn chế tình trạng hoa hồng cháy lá do thiếu nước, khô hạn trong thời tiết nóng bức của mùa hè, cần cung cấp độ ẩm cho cây, tưới nước một cách đều đặn. Áp dụng cách tưới nước nhỏ giọt, hạn chế việc tưới ồ ạt làm cho rễ dễ bị úng. 

  • Định kỳ kiểm tra giá thể, vì giá thể cũng nằm trong những yếu tố gây ra bệnh cháy lá ở cây hoa hồng. Khi đất thiếu dinh dưỡng, không đạt độ pH, có nhiều chất ô nhiễm. Do đó, nên thường xuyên kiểm tra và thay giá thể cho hoa.

4. Cách chăm sóc hoa hồng đúng chuẩn

4.1. Tưới nước đúng cách cho cây hoa hồng


Xem thêm:

Trong suốt quá trình hoa hồng sinh trưởng thì đất cần được giữ ẩm thường xuyên. Do đó, nên tưới nước vào buổi sáng hoặc chiều tối. Ngoài ra, đối với những cây hoa được trồng nơi có khí hậu nóng thì nước cần tương đối nhiều hơn nơi có khí hậu lạnh. Khi tưới ưu tiên tưới vào gốc của hoa và hạn chế làm ướt lá. 

Không nên tưới hoa hồng vào buổi chiều tối, vì như vậy cây sẽ rất dễ bị nấm bệnh, khó sinh trưởng và phát triển. 

4.2. Bón phân cho hoa hồng


Chế độ bón phân cũng như độ pH có trong đất cần ổn định mới có thể giúp hoa hồng phát triển một cách tốt nhất. Dưới đây là cách mà bạn có thể áp dụng khi trồng hoa hồng: 

  • Hoa hồng sau khi đã trồng được 1 tuần, thì bạn bắt đầu bón phân trùn quế ở gốc cho cây tùy theo cây nhỏ hay lớn.  

  • Ngoài ra, mỗi lần bón phân có thể bổ sung thêm phân chuối trứng

  • Cứ khoảng 7 - 10 ngày thì bón thêm phân trùn quế một lần để cho hoa hồng có màu được chất lượng và có cánh dày

  • Sau khi trồng được ba tháng thì xới đất quanh gốc hoa hồng và rải đều phân  trùn quế lên trên để hạn chế không bị sâu bệnh tấn công.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    

4.3. Bấm ngọn cây và tỉa cành thường xuyên cho cây hoa hồng


Mục đích chính của việc bấm ngọn và tỉa cành thường xuyên:

  • Giúp cho hoa hồng không mọc quá cao và giúp cho dưỡng chất tập trung tối ưu nhất để nuôi cây. 

  • Ưu tiên bấm ngọn hoa hồng vào thời điểm cây chuẩn bị ra hoa

  • Đối với những ngọn hoa hồng khi đã được bấm sẽ kích thích chồi bên và cành được phát triển nhanh nhất có thể. Từ đó thì cây hoa hồng sẽ có thêm nhiều cành và tăng được năng suất khi thu hoạch. 

4.4. Phòng trừ sâu bệnh ở cây hoa hồng


Một số loại bệnh phổ biến gặp phải trên cây hoa hồng:

  • Bọ trĩ: bạn nên cắt tỉa hoa khi sắp nở và những lá già 

  • Bệnh phấn trắng: nên cắt tỉa nụ, chồi hoặc các lá bị nhiễm bệnh. Sau đó thì tưới nước baking soda, cứ phun từ 1 - 2 lần trong tháng. 

  • Nhện đỏ, nhện đen và cả nhện vàng: dùng vòi nước xịt thật mạnh vào lá cây để hạn chế sự lây nhiễm của nhện lên các bộ phận khác của cây. 

Nếu các biện pháp thủ công không mang lại bất cứ tác dụng gì nên ưu tiên sử dụng chế phẩm Vansi, diệt trừ hiệu quả nhện đỏ, rầy rệp và cả côn trùng trên hoa hồng. 

Hoa hồng bị cháy lá là một phần nội dung được chia sẻ qua bài viết dưới đây. Hy vọng qua đây bạn đã có kiến thức để chăm sóc tốt cây trồng của mình. Đừng quên liên hệ VNFarm nếu có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến bệnh hại cây trồng!


Liên hệ