Nguyên nhân cây bị cháy lá và cách đặc trị
Trồng cây đến một giai đoạn nhất định, dần xuất hiện những dấu hiệu cây bị cháy lá. Nhưng bà con lại không xác định được nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả. Vậy hãy cùng VNFarm tìm hiểu từ A đến Z ngay trong bài viết sau!
1. Nguyên nhân cây bị cháy lá
Ở mỗi cây thì sẽ có những nguyên nhân khác nhau. Nhưng nguyên nhân cây bị cháy lá chủ yếu nhất là do nấm và vi khuẩn gây nên.
Điển hình là một số loại nấm thường làm cháy lá như: Pestalotia funer, Rhizoctonia solani,...
2. Những dấu hiệu nhận biết khi cây bị cháy lá
2.1. Bệnh cháy lá do nấm gây ra
Nếu cây bị cháy lá là bệnh do nấm gây ra: những loại nấm này thường tấn công trong điều kiện ẩm ướt và dần làm cho cây bị suy yếu đi. Chúng sẽ từ từ xâm nhập từ các lỗ trên lá, hình thành nên các vệt màu nâu ở rìa của lá, từ từ lan vào thịt của lá. Hoặc các vết thương từ trước đã có trên cây, nấm xâm nhập vào, sau đó lan rộng ra.
Nấm dễ dàng lan qua cành lá khác, gặp gió mạnh sẽ khuếch tán bào tử ra xung quanh. Nếu không có hướng xử lý kịp thời, bệnh sẽ tấn công mạnh và làm rụng lá, giảm khả năng quang hợp và năng suất của cây trồng.
2.2. Bệnh cháy lá do vi khuẩn gây ra
Xem thêm:
- Tìm hiểu nguyên nhân dừa bị cháy lá và cách phòng trừ bệnh
- Hoa hồng bị cháy lá non và biện pháp xử lý bệnh
Đầu tiên, cây bị cháy lá sẽ có dấu hiệu xuất hiện từ rìa của lá, sau đó thì lan dần đến phiến lá. Nếu gặp môi trường ẩm ướt thì bệnh càng dễ phát tán hơn nữa bởi chúng lây lan trong nước. Đồng thời, nhờ nước và gió sẽ mang vi khuẩn bắn sang các cành lá xung quanh.
3. Biện pháp phòng trừ bệnh cháy lá
Một số biện pháp phòng trừ bệnh cây bị cháy lá trên cây trồng để bà con có thể tham khảo thêm:
-
Ưu tiên sử dụng giống cây có khả năng kháng loại các loại nấm bệnh
-
Mật độ gieo trồng cây phải hợp lý, không quá thưa cũng không quá dày
-
Định kỳ kiểm tra đồng ruộng và dọn dẹp sạch cỏ dại, để từ đó không để chúng cạnh tranh chất dinh dưỡng làm cây trồng bị thiếu hụt và dẫn đến bệnh cháy lá.
-
Trước khi trồng, cần xử lý đất trước khi gieo trồng. Phơi ải, rải vôi để diệt sạch mầm bệnh có bên trong đất. Vì rất có thể mầm bệnh từ những vụ mùa trước vẫn tồn động đến hiện tại.
-
Điều chỉnh lượng nước tưới hợp lý, không nên tưới quá nhiều hoặc quá ít.
-
Cắt bỏ hết đi những cành lá đã bị cháy héo đem đi tiêu hủy. Hoặc có thể chôn dưới lòng đất sau đó rải vôi vào để diệt bệnh.
-
Tiến hành phun Venri phòng cây bị cháy lá do nấm và vi khuẩn gây ra, đặc biệt là những vườn có nguy cơ mắc bệnh cao, những vườn đã từng mắc bệnh trước đó.
4. Venri - Đặc trị bệnh cháy lá do vi khuẩn và nấm bệnh gây ra
Hiểu được nguyên nhân bệnh cháy lá để có biện pháp xử lý bệnh hợp lý, Venri với cơ chế sử dụng nấm đối kháng với bệnh hại, giúp cây khỏe và tăng tính đề kháng, chống lại những tác hại xấu đến từ môi trường bên ngoài. Đồng thời, Venri hỗ trợ bà con nông dân cải tạo đất, tăng độ tơi xốp, giúp rễ phát triển tốt hút chất dinh dưỡng vận chuyển đi nuôi khắp thân.
Cách sử dụng sản phẩm vô cùng đơn giản:
-
Pha 25ml sản phẩm Venri cho bình 20 - 25 lít nước, sau đó phun hoặc tưới cho cây.
-
Nếu cây đã bị yếu, phun từ 2 - 3 lần cho cây, mỗi lần như vậy cách nhau 3 - 5 ngày/lần
-
Nếu sử dụng Venri để phòng bệnh, cứ 15 - 30 ngày thì phun 1 lần. Tùy thuộc vào tình trạng thời tiết và chu kỳ của bệnh. Có thể sử dụng kết hợp Venri và các sản phẩm khác đến từ nhà VNFarm để quá trình sử dụng đạt được hiệu quả cao.
Sản phẩm có hiệu quả chỉ sau từ 2 đến 3 lần sử dụng, mất khoảng từ 6 đến 10 ngày.
Đặc biệt, trong tháng 7 này VNFarm có rất nhiều chương trình ưu đãi dùng thử cho khách hàng mới của VNFarm, để biết thông tin chương trình và tư vấn sản phẩm vui lòng liên hệ trực tiếp với VNFarm qua số Hotline:
Cây bị cháy lá là bệnh hại cây trồng phổ biến. Chính vì điều này mà bà con cần nâng cao kiến thức và nắm vững những cách phòng trị để bảo vệ cây trồng nhà mình. Hy vọng, bài viết trên hữu ích với bà con. Đừng quên liên hệ VNFarm nếu cây trồng gặp bất cứ vấn đề gì nhé!