Mách bạn cách trồng và chăm sóc hoa hồng trong chậu tại nhà
Cách trồng hoa hồng trong chậu tại nhà giúp bạn thuận tiện hơn trong việc chăm sóc. Tuy nhiên, bạn đã biết cách chăm sóc hoa hồng trong chậu để cây ra nhiều hoa và phát triển tốt hay chưa? Nếu chưa thì hãy theo dõi bài viết bên dưới đây của VNFarm nhé.
1. Giới thiệu cây hoa hồng
Hồng hay hường là tên gọi chung của các loài thực vật có hoa dạng bụi hoặc cây leo thuộc Rosa, họ Rosaceae. Hiện tại có hơn 100 loài với nhiều màu sắc. Các loài này nổi tiếng vì hoa đẹp nên hay gọi là hoa hồng.
2. Nên trồng hoa hồng trong chậu hay ngoài đất
Nên trồng hoa hồng trong chậu hay ngoài đất đã và đang là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Cách trồng nào cũng có cái hay và mang đến vẻ đẹp riêng. Việc trồng hoa hồng trong chậu hay ngoài đất nó vẫn nằm ở sự lựa chọn của mỗi người.
3. Hướng dẫn cách trồng hoa hồng trong chậu tại nhà
3.1. Chuẩn bị chậu để trồng hoa hồng
Cần lựa chọn các chậu hoa hồng có kích thước rộng rãi phù hợp với sự phát triển của cây. Tránh chọn các chậu có kích thước quá nhỏ sẽ hạn chế sự phát triển của cây và sẽ mất thời gian để thay chậu mới.
Có nhiều loại chậu để sử dụng trồng hoa hồng. Điển hình chậu làm bằng nhựa, chậu hoa làm bằng xi măng, chậu hoa làm bằng đất nung,... Mỗi loại chậu luôn có những công dụng nổi bật riêng.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn những loại chậu trồng làm bằng đất nung. Các chậu làm bằng đất nung này có thể giúp giữ các chất dinh dưỡng có trong đất tốt hơn. Việc này cũng phù hợp vào quá trình phát triển và ra hoa của cây hoa hồng.
3.2. Chọn giống hoa hồng để trồng trong chậu
Không phải loại hoa hồng nào cũng thích hợp để trồng trong chậu. Vì vậy bạn phải chọn một giống hoa thật phù hợp.
Bạn có thể lựa chọn các loại hoa hồng sau đây khi trồng trong chậu: Hoa hồng nấm lùn, hoa hồng Miniature, hoa hồng Patio, hoa hồng thơm Polyantha. Đây được đánh giá là những cây hoa hồng có dáng nhỏ và trung bình rất thích hợp để trồng trong chậu.
Khi chọn hoa hồng nên chọn giống cây khỏe mạnh, cứng cáp. Chú ý lựa chọn các cây có bộ rễ đang phát triển tốt. Lựa chọn các nhà vườn uy tín và có thể nhờ nhà vườn tư vấn trước khi mua.
3.3. Chuẩn bị giá thể cho cây hoa hồng
Trồng hoa hồng trong chậu rất khác so với trồng trong môi trường đất. Để bộ rễ hoa hồng phát triển tốt thì cần sử dụng giá thể thay cho đất tự nhiên.
Tuyệt đối không sử dụng hoàn toàn đất tự nhiên để trồng hoa hồng trong chậu vì đất rất nghèo chất dinh dưỡng, không tơi xốp và trong đất có nhiều mầm bệnh.
Giá thể là một hỗn hợp được phối trộn bằng nhiều nguyên liệu. Giá thể phù hợp với môi trường trong chậu vì nó giúp bộ rễ phát triển tốt hơn, đồng thời nó cũng rất nhẹ và dễ làm.
3.4. Kỹ thuật trồng hoa hồng trong chậu
- Cũng như trồng các loại cây khác, bạn có cách trồng hoa hồng trong chậu tại nhà rất đơn giản. Chỉ cần lấy đất cho vào chậu và cho cây hoa hồng vào. Dùng tay ấn nhẹ nhàng đất xung quanh cây hoa hồng để tránh làm ảnh hưởng đến rễ. Sau khi hoa hồng đã được trồng vào chậu hãy nhớ tưới nước.
- Nên đặt chậu hoa hồng ở vị trí có ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Tránh để các chậu hoa hồng trong bóng râm vì như thế sẽ hạn chế đi sự sinh trưởng của cây.
- Nếu cây hoa hồng cao thì nên cố định cây bằng một que cứng. Hạn chế thấp nhất tình trạng cây hoa hồng bị lung lay gốc.
- Đặt các chậu hoa hồng cách nhau khoảng 50cm để không khí được lưu thông tốt. Và việc đặt các chậu hoa xa nhau cũng giúp cây không cần chen lấn nhưng vẫn đủ không gian để phát triển.
4. Cách chăm sóc hoa hồng trong chậu
4.1. Tưới nước cho cây hoa hồng
Cần đảm bảo tưới cây hoa hồng mỗi ngày. Cung cấp đủ nước sẽ giúp cây phát triển tốt hơn. Đây được xem là cách chăm sóc hoa hồng trong chậu đơn giản nhất. Nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của cây.
Xem thêm:
4.2. Bón phân cho cây hoa hồng
Có thể sử dụng phân vi lượng, phân hữu cơ. Tuy nhiên, tùy vào giai đoạn phát triển của cây mà lựa chọn loại phân bón cho phù hợp. Chỉ nên bón phân vi lượng cho hoa hồng vào mùa xuân. Phân bón hữu cơ được sử dụng để kích thích sự ra hoa của cây trong giai đoạn sinh trưởng.
4.3. Cắt tỉa cành hoa
Việc cắt, tỉa để loại bỏ đi những cành hoa héo, bị gãy sẽ giúp cây có thể mọc thêm lá và cành mới. Sau khi thu hoạch hoa hồng, phải thực hiện quá trình cắt tỉa để cây có điều kiện mọc chồi mới và hạn chế tối đa sự xuất hiện của sâu bệnh. Tỉa cành hoa là một trong những bước quan trọng trong cách chăm sóc hoa hồng trong chậu.
4.4. Phòng ngừa sự ảnh hưởng của sâu bệnh
Tuy dễ trồng và dễ chăm sóc nhưng trong một số điều kiện môi trường thì hoa hồng cũng rất thường xuyên gặp các vấn đề sâu bệnh. Các bệnh thường gặp ở hoa hồng như: bệnh nấm, bệnh sâu ăn lá, bệnh nhện trắng,...Khi đó bạn nên sử dụng các loại thuốc chống sâu bệnh hoặc các chế phẩm sinh học để tăng sức đề kháng cho cây.
Mỗi loài hoa luôn có những kỹ thuật chăm sóc khác nhau. Hoa hồng là loài hoa rất dễ chăm sóc. Chỉ cần có đủ nước và ánh sáng mặt trời là hoa hồng có thể tự tin khoe sắc thắm trong khu vườn nhà bạn.
Hy vọng qua bài viết bên dưới đây của VNFarm bạn đã nắm rõ cách trồng hoa và cách chăm sóc hoa hồng trong chậu. Nếu bạn muốn xem thêm nhiều bài viết liên quan đến các loại hoa thì hãy luôn theo dõi VNFarm. Trong quá trình chăm sóc hoa nếu bạn gặp vấn đề liên quan đến bệnh hại và dinh dưỡng cây hoa thì hãy liên lạc trực tiếp với chúng tôi qua số Hotline: 032 8866 088 - 035 946 0202 để được tư vấn hỗ trợ miễn phí.