Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc

07:59:56 10/05/2023

Là một loài cây phổ biến dùng để trưng bày và trang trí văn phòng, nhà ở, bàn làm việc,... Bên cạnh đó, cây vạn lộc còn được sử dụng làm quà tặng như một lời chúc tốt đẹp cho người nhận. Là loại cây được nhiều người yêu thích nhưng không phải ai cũng biết cách trồng để có được cây vạn lộc tươi tốt. VNFarm muốn chia sẻ đến các bạn cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc trong bài viết sau. 

Xem nhanh

1. Cây vạn lộc là cây gì?


Cây vạn lộc hay còn gọi là cây thiên phú, có tên khoa học Aglaonema rotundum pink, thuộc họ Ráy (Araceae). Đây là cây thân thảo, có nguồn gốc xuất xứ từ  Indonesia, Thái Lan,...

Cây vạn lộc chỉ mới du nhập vào Việt Nam trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, loài cây này đã tạo được dấu ấn riêng trong lòng của nhiều người yêu cây cảnh. Cây có hình dáng đa dạng và có kích thước trung bình từ 30-70cm. Lá cây vạn lộc rất đặc biệt, ở giữa lá có màu hồng đỏ, nhấn nhá thêm các đốm xanh. Ngoài ra còn có loại vạn lộc xanh, lá cũng có viền xanh nhưng ở giữa lá là màu trắng. Bệnh cạnh màu sắc sặc sỡ, lá cây vạn lộc cũng gây ấn tượng với kích thước to. 

Cây vạn lộc có thân không phân nhánh và mọc thẳng từ rễ lên. Loài hoa vạn lộc rất đặc biệt. Búp hoa màu trắng tinh khiết có hình trụ, được bao bọc bởi một chiếc lá non ở bên ngoài. Tuy nhiên, hoa chỉ nở trong điều kiện môi trường thích hợp. 

2. Ý nghĩa phong thuỷ? Cây vạn lộc hợp mệnh gì? Tuổi gì?


Vạn lộc hợp tuổi gì, mệnh gì?

Theo phong thuỷ ngũ hành, cây vạn lộc sẽ hợp mệnh Hoả, mệnh Kim. Nếu gia chủ mệnh này trồng cây vạn lộc sẽ gặp nhiều bước tiến trong sự nghiệp lẫn tình duyên, giúp hoá giải vận xui.

Ý nghĩa phong thuỷ

Vạn lộc rất hiếm khi ra hoa, để cây có thể nở hoa nếu được chăm sóc trong điều kiện đặc biệt phù hợp với cây và cây phải đủ già, đủ trưởng thành. Vì hoa vạn lộc rất hiếm nên người ta tin rằng nó tượng trưng cho may mắn. Nếu bạn thấy hoa nở trên cây vạn lộc, đừng lo lắng vì đó là dấu hiệu cho thấy tin vui sắp tới của gia đình. Có thể bạn sắp được thăng tiến trong công việc hoặc các mối quan hệ trong gia đình và xã hội sẽ phát triển tốt đẹp.

Mang nhiều ý nghĩa phong thuỷ tốt đẹp nên cách trồng và chăm sóc cây vạn niên thanh được rất nhiều người quan tâm, chi tiết cách trồng và chăm sóc cây cảnh vạn lộc sẽ được bật mí ở phần thông tin bên dưới đây.

3. Các bước thực hiện cách trồng cây vạn lộc

3.1. Chuẩn bị đất trồng cho cây vạn lộc


Cây vạn lộc rất kén đất trồng, cây chỉ phát triển tốt trong môi trường đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Loại đất phù hợp nhất với cây vạn lộc là đất có pha thêm tro trấu, xơ dừa,... Tuy nhiên, không nên trộn vào đất quá nhiều xơ dừa vì trong xơ dừa có nhiều nấm mốc nếu không xử lý kỹ sẽ gây hại cho cây.

3.2. Chọn chậu trồng phù hợp với cây vạn lộc


Phải cân nhắc thật kỹ khi tiến hành lựa chọn chậu trồng. Kích thước chậu vừa phải, không quá lớn hoặc quá nhỏ. Nếu chậu quá lớn sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ và vẻ đẹp của cây vạn lộc. Còn chậu quá nhỏ sẽ làm cho cây thiếu điều kiện sinh trưởng, rễ bị ức chế và không phát triển xanh tốt. 

Kích thước đường kính chậu nên bằng 80-90% độ rộng tán cây. Độ cao chậu phải gấp 2 lần kích thước từ rễ đến gốc cây vạn lộc. Như vậy cây mới có thể thoải mái sinh trưởng và phát triển tốt.

Màu sắc và kiểu dáng chậu nên lựa chọn sao cho phù hợp với mệnh, tuổi của mình. Điều này sẽ giúp cây vạn lộc phát huy hết công dụng trong phong thủy.

3.3. Cách trồng cây vạn lộc đúng chuẩn


Cây vạn lộc thương được nhân giống bằng cách tách chồi và tách cây con ra khỏi bụi. Cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc được thực hiện thông qua các bước sau:

  • Bước 1: Cho đất vào ¼ chậu và đặt toàn bộ thân cây nằm ở giữa chậu. Sau đó, tiếp tục bỏ hết đất vào chậu. Cho đến khi đất lấp dày xung quanh và cây cố định được vị trí thì dừng lại. Nén lớp đất cho thật chắc rồi tiếp tục cho đất vào và lập đi lập lại cho đến khi thấy đất trong chậu đã kết chặt lại.

  • Bước 2: Tưới nước xung quanh chậu, nước thấm xuống đất và đất sẽ kết chặt lại chắc chắn hơn.

  • Bước 3: Thêm sỏi trắng bên trên để tăng thêm tính thẩm mỹ hoặc có thể để trống tùy sở thích mỗi người.

4. Mách bạn cách chăm cây vạn lộc sau khi trồng

Áp dụng tốt cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc thì việc chăm sóc cây sau khi trồng cũng dễ dàng hơn, cây xanh phát triển và ít bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt trong giai đoạn sinh trưởng bạn cần lưu ý một số điều sau khi thực hiện cách chăm hoa vạn lộc:

4.1. Tưới nước cho cây vạn lộc


Cây vạn lộc rất ưa nước, do đó phải tưới nước đều đặn cho cây mỗi ngày. Cây phải đảm bảo được cung cấp đủ nước, nhưng không nên tưới quá nhiều. Mặt đất phải nhanh ráo nước và thoát nước tốt. Nếu đất không thoát nước, mà vẫn tưới liên tục sẽ làm cây bị úng và thối rễ. Lúc này, cây vạn lộc cần phải được nhanh chóng thay đất mới.

4.2. Ánh sáng phù hợp với cây vạn lộc


Không thể để cây vạn lộc dưới ánh nắng mặt trời gay gắt quá lâu vì đây là loại cây ưa bóng râm. Cách chăm cây vạn lộc tốt nhất là đặt chậu cây vạn lộc trong phòng hoặc ở ban công có mái che. Lá cây rất đặc biệt có 2 sắc tố đỏ và xanh. Do đó, để cây có thể tổng hợp tốt hai sắc tố này thì cây phải được thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Mỗi buổi sáng lúc 6 giờ, bạn nên đem chậu cây ra ngoài phơi nắng trong vòng 60 phút. Điều này sẽ giúp kích thích quá trình quang hợp của cây.

4.3. Bón phân cho cây vạn lộc


Xem thêm:

Nên tiến hành bón phân định kỳ 6 tháng 1 lần để bổ sung dinh dưỡng cho đất. Có thể sử dụng phân bón hoặc dung dịch thủy sinh để bón cho cây. Tuy nhiên không nên lạm dụng và bón quá nhiều phân cho cây. Nếu bón quá nhiều phân, cây vạn lộc sẽ bị úng và hư lá.

4.4. Cách phòng trừ bệnh hại ở cây vạn lộc


Trong quá trình thực hiện cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc  có thể mắc một số bệnh như: thối lá, sâu ăn lá, phấn trắng…Cách tốt nhất là dùng kéo cắt sát phần cuống là và bỏ đi. Sau đó, sử dụng nước rửa thật sạch cho cây. Cuối cùng đem chậu ra phơi nắng để tiêu diệt hết vi khuẩn. Chỉ nên phơi nắng trong khung thời gian từ 7-9 giờ sáng. 

Phòng trừ sâu bệnh hại

Sử dụng thuốc diệt muỗi cũng là một cách điều trị sâu hại hiệu quả. Đối với cây bị nhiễm phấn trắng thì nên dùng khăn thấm cồn và lau sạch lá.

Nếu bạn trồng cây với số lượng lớn có thể có thể sử dụng chế phẩm sinh học để phòng trừ bệnh:

  • Đối với bệnh thối lá, thối rễ, phấn trắng  thì sử dụng Trium để điều trị bệnh.

  • Đối với sâu ăn lá thì ưu tiên sử dụng Leven để điều trị bệnh.

5. Những vấn đề cần lưu ý khi trồng cây vạn lộc


Cây vạn lộc trồng trong nhà cần được đón ánh sáng tự nhiên mỗi tuần 1 lần. Nếu cây có biểu hiện thân héo úa và mềm là do cây bị thiếu sáng. Cách tốt nhất để khắc phục là đem chậu cây đặt ra gần cửa sổ 5-7 giờ mỗi ngày. 

Nhựa cây vạn lộc sẽ gây ngứa và nổi mẩn. Nên cẩn thận, nếu trong quá trình chăm sóc bị nhựa dính vào thì nên rửa ngay với nước sạch.

Nếu không may ăn phải lá cây vạn lộc, lưỡi sẽ bị rát và ngứa họng. Nên súc miệng bằng nước muối pha loãng sẽ giảm bớt khó chịu. Nếu tình trạng trở nặng, nên đi gặp bác sĩ.

VNFarm đã hướng dẫn rất chi tiết các bạn cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc. Có thể thấy vạn lộc là một loại cây rất dễ trồng và chăm sóc. Đừng chờ gì nữa, hãy chọn trồng ngay cho mình một cây vạn lộc xinh đẹp bạn nhé. Hãy luôn theo dõi VNFarm để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào về cách trồng và bảo vệ cây kiểng bạn nhé.

 


Liên hệ