Hướng dẫn cách trồng cây bồ đề bằng hạt

08:33:25 09/05/2023

Khoảng 2000 năm về trước, cây bồ đề đã xuất hiện, loài cây này thường gắn liền với phật giáo. Gốc cây bồ đề chính là nơi ngồi thiền của các vị phật tử. Cây bồ đề thường được trồng trong các chùa, miếu, đình,.. mang ý nghĩa tâm linh to lớn. Hiện nay, cây bồ đề còn được coi là loại cây cảnh rất nghệ thuật trang trí không gian sống. Qua đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, cây bồ đề bonsai đang được rất nhiều người yêu thích. Cùng VNFarm tìm hiểu cách trồng cây bồ đề cực hiệu quả trong bài viết sau nhé.

Xem nhanh

1. Giới thiệu về giống cây bồ đề


Cây bồ đề hay còn được gọi là cây đề, cây giác ngộ, tên khoa học là Ficus rumphii hoặc Ficus religiosa, thuộc chi Đa. Bồ đề có nguồn gốc từ Ấn Độ và được nhân giống rộng ở khu vực Đông Nam Á.

Bồ đề là cây thân gỗ lớn, trong tự nhiên có thể cao đến 30m. Thân cây bồ đề có màu nâu xám và mang nhiều rễ. Thân cây phân thành nhiều nhánh, tạo thành tán lá rộng và rậm rạp. Vào mùa thu cây bồ đề rụng lá, tuy nhiên vẫn giữ lại một ít lá xanh trên cành để quang hợp. 

Cây bồ đề thường được trồng ở quán cafe, công viên, đường phố,...tạo bóng mát và mang đến không gian xanh, sạch, đẹp. Trồng trong chậu cảnh bonsai đặt trong văn phòng, bàn làm việc,... cũng là một công dụng không quên kể đến khi nói về cây bồ đề.

2. Ý nghĩa cây bồ đề


Bồ đề là cây có ý nghĩa tượng trưng cho sự sự thức tỉnh, sự hiểu biết sáng suốt và sự giác ngộ. Đồng thời, cây bồ đề còn được xem là biểu tượng may mắn, sự đức hạnh và có khả năng xua đuổi đi những điều tiêu cực, loại bỏ những điều không tốt của bản thân.

Cách trồng cây bồ đề được xem là một trong những hành động thiện nguyện, giúp cho con người có thể tích lũy công đức và đức hạnh, 

Nhiều quan niệm cho rằng, trồng cây bồ đề được xem là một hành động thiện nguyện, giúp cho con người có thể tích lũy công đức và đức hạnh, từ đó hướng tới sự giúp đỡ cho chính mình và cho xã hội trong hiện tại và tương lai.

3. Tác dụng của cây bồ đề


Cây bồ đề dùng để làm cảnh

Do đó, cây thường được sử dụng để trang trí tại các đền, chùa, nhà thờ, quán cà phê, vỉa hè, công viên, đường phố... Không chỉ làm đẹp môi trường xung quanh, cây bồ đề còn giúp giảm thiểu các khí độc thải bốc ra từ phương tiện giao thông, tạo ra không gian xanh, sạch và đẹp mắt.

Cây bồ đề dùng làm dược liệu

Đây là cây thảo dược dễ tìm thấy trong tự nhiên và được sử dụng như một vị thuốc trong nhiều năm qua. Nhựa bồ đề thường được gọi là An Tức Hương là tên gọi trong Đông y, có màu cam và bề mặt láng mịn giống như sáp. Khi đun nóng, nhựa này chảy ra và mang mùi thơm nhẹ tương tự như mùi vani. Nhựa bồ đề được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh như tiêu chảy, tiểu đường, giúp thư giãn, kiểm soát huyết áp,..

Bồ đề có tác dụng làm sạch bầu không khí

Nhắc đến cây bồ đề thì ta sẽ nhớ đến những tán lá rộng lớn và rậm rạp trong vô cùng tươi mất, cây bồ đề cung caáp cho môi trường một lượng oxy rất lớn, giúp làm sạch không khí xung quanh nó. Đồng thời, cây bồ đề cũng hấp thụ CO2 và các chất độc hại khác trong không khí, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Vậy cách trồng cây bồ đề bằng hạt có khó không? Chi tiết cách trồng như thế nào? Cùng xem hết thông tin bên dưới đây nhé!

4. Các bước chuẩn bị tiến hành cách trồng cây bồ đề

Đối với cách trồng cây bồ đề bằng hạt thì giai đoạn chuẩn bị đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và sinh trưởng của cây, chi tiết các vật dụng cần chuẩn bị trước khi trồng cây bao gồm:

4.1. Chuẩn bị đất để trồng cây bồ đề


Cây bồ đề không kén đất, có thể trồng trên bất cứ loại đất nào. Tuy nhiên, trên nền đất ẩm giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp cây sẽ phát triển mạnh mẽ. Do rễ cây bồ đề sẽ cắm sâu vào lòng đất nên môi trường đất ẩm sẽ giúp cây dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, trộn thêm vào đất phân chuồng hoai mục hoặc phân vi sinh, hạt sẽ lên mầm tốt.

4.2. Chọn và xử lý hạt giống cây bồ đề


Trồng bồ đề bằng hạt cách nhân giống cây bồ đề được nhiều người áp dụng. Do hạt bồ đề sinh trưởng nhanh và rất dễ nảy mầm. Chọn những quả bồ đề chín, già từ cây bồ đề trưởng thành. Ủ quả bồ đề thành đống trong khoảng 2 ngày cho chín đều. Sau đó đem ra phơi nắng và tiến hành tách vỏ. Các đống ủ không cao quá 30cm. Sau khi tách vỏ, sàng sảy hết hạt lép và chỉ chọn những hạt chắc mẩy làm giống.

Ngâm hạt giống trong nước sạch trong vòng 1 ngày và vớt ra đem ủ. Sau 2-3 ngày ủ khô, thấy hạt nứt nanh là có thể đem gieo.

4.3. Thời vụ và mật độ trồng thích hợp để trồng cây bồ đề


Cây bồ đề được trồng rất phổ biến ở khu vực miền Bắc. Thời điểm thích hợp để thực hiện cách trồng cây bồ đề là từ tháng 10 đến tháng 12. Không nên gieo hạt qua tháng 2 dương lịch.

Khi trồng cây bồ đề nên đảm bảo kích thước thích hợp. Chuẩn bị sẵn các hố trồng có kích thước 20x20x30cm. 

4.4. Cách trồng cây bồ đề đúng chuẩn


Cách trồng cây bồ đề: Gieo hạt giống cây bồ đề xuống hố đất đã chuẩn bị. Mỗi hố gieo 5-6 hạt và các hạt đặt cách nhau 5cm. Gieo xong nên rắc lên bề mặt đất một lớp tro trấu mỏng, tạo mùn xốp. Sử dụng bình hoa sen, tưới nhẹ lên bề mặt đất để cung cấp độ ẩm cho hạt nhanh chóng nảy mầm.

5. Cách chăm sóc cây bồ đề sau khi trồng


Xem thêm:

Áp dụng tốt cách trồng cây bồ đề thì quá trình chăm sóc cây sau khi trồng sẽ đơn giản hơn rất nhiều, cây phát triển nhanh và ít bị sâu bệnh hại tấn công, chi tiết cách chăm sóc cây bồ đề như sau:

Nhiệt độ 

Nhiệt độ thích hợp để thực hiện cách trồng cây bồ đề là từ 18 đến 32 độ C, thời tiết quá lạnh hay quá nóng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây

Tưới nước

Cần phải cung cấp đủ nước trong giai đoạn đầu để kích thích cây sinh trưởng và phát triển tốt. Không nên tưới quá nhiều làm ngập úng, cây sẽ bị thối gốc và chết. Có thể tiến hành tưới cho cây vào sáng sớm hoặc chiều tối, cách 2 ngày tưới 1 lần. Không nên tưới vào buổi trưa, làm cây bị sốc nhiệt và chết.

Bón phân

Cây bồ đề rất dễ trồng và chăm sóc, để cây có thể phát triển thuận lợi nên bón phân cho cây. Bón NPK cho cây định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm bón 1 lần. Mỗi lần bón 100gam NPK cho 1 gốc cây bồ đề. Bón phân định kỳ sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Thay chậu

Đối với cây bồ đề trồng trong chậu, cần thay chậu mới vào đầu mùa xuân sau 2 đến 3 năm trồng để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Ngoài ra, nên thường xuyên kiểm tra xem dây chằng đang giữ dáng cây có chặt quá không để đảm bảo sự phát triển tốt của cây.

Toàn bộ thông tin về cách trồng cây bồ đề giúp cây phát triển nhanh và dễ khai thác. VNFarm khuyến khích quý bà con trồng loài cây này để tạo nên một bầu không khí trong lành, cải thiện chất lượng cuộc sống. Hãy đọc các bài viết mới nhất trên VNFarm để nắm vững kỹ thuật trồng và phòng bệnh cho cây cảnh trồng tại nhà.


Liên hệ