Cách trồng nha đam thủy sinh đơn giản tại nhà
Nha đam ngoài sử dụng để nấu các món nước, chè giả nhiệt và chữa bệnh, thì còn được nguyên liệu trong ngành mỹ phẩm. Bên cạnh cách trồng trong đất, cây nha đam còn được nhiều người lựa chọn trồng dưới dạng thủy sinh. Nếu bạn chưa biết cách trồng nha đam thủy sinh thì hãy cùng VNFarm tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Lợi ích việc trồng nha đam thuỷ sinh trong nhà
Nha đam là loại cây dễ trồng và có nhiều công dụng tuyệt vời trong cuộc sống:
-
Có khả năng thanh lọc không khí và giải phóng oxi. Trồng nha đam trong nhà giúp loại bỏ các khí độc hại cho cơ thể;
-
Cây nha đam mang lại cảm giác thoải mái và thư giãn khi dùng làm cây cảnh để bàn;
-
Trang trí nhà ở, có thể đặt cây nha đam ở những nơi thiếu ánh sáng như phòng ngủ, nhà tắm tạo màu xanh cho ngôi nhà;
-
Ngoài ra trong phong thủy, nha đam còn được coi như một loại cây có ý nghĩa mang đến sự may mắn.
Nha đam ngoài trang trí nó còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Chính vì lý do này, mà cách trồng nha đam thuỷ sinh ngày càng được nhiều người quan tâm hơn, chi tiết cách trồng nha đam trong nước như sau:
2. Hướng dẫn trồng nha đam thuỷ sinh
2.1. Chọn và xử lý giống trồng nha đam thuỷ sinh
Chọn giống
Cây nha đam có khoảng 300 loài khác nhau, nhưng giống nha đam dễ trồng nhất đó chính là nha đam Aloe vera. Đây là loại nha đam được rất nhiều người lựa chọn vì có là màu xanh thẫm rất đẹp mắt, bẹ lá to.
Nhân giống
Nha đam được nhân giống bằng 2 phương pháp nhân giống vô tính: sử dụng lá hoặc sử dụng cây con. Chính vì lý do này mà khi nhân giống nha đam bạn không cần phải mua hạt giống. Rất dễ dàng có phải không nào?
-
Sử dụng lá nha đam: Chọn những cây nha đam khỏe mạnh và tách ra từ cây mẹ có khả năng sinh trưởng tốt. Đem lá nha đam đã cắt nằm ngang và ngâm một phần trong nước. Khi đặt cần lưu ý gân xương lá phải hướng lên trên.
-
Sử dụng cây con: Sau khi trồng được một năm, xung quanh cây nha đam mẹ sẽ sinh ra nhiều cây con. Khi cây con cao khoảng 15-20cm, có thể tách ra khỏi cây mẹ và đem trồng thủy sinh.
2.2. Cách trồng nha đam thuỷ sinh
Cách trồng nha đam thuỷ sinh không quá khó, chỉ cần thực hiện theo các bước bên dưới đây.
-
Bước 1: Chuẩn bị một bình thủy tinh có độ rộng phù hợp với phần rễ của nha đam. Bình hoặc lọ thủy tinh phải có thể chứa được lượng nước đủ để cung cấp cho nha đam phát triển. Lựa chọn các lọ thủy tinh đẹp, phù hợp với không gian trồng.
-
Bước 2: Cây nha đam được tách khỏi đất và rửa thật sạch phần đất bám ở rễ.
-
Bước 3: Đem cây nha đam trồng thủy sinh vào bình, lọ thủy tinh đã chuẩn bị.
Trong giai đoạn đầu phải chăm sóc cây nha đam thật tốt và bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cây. Để cân bằng độ pH, lọc nước, đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho chậu nha đam có thể thêm vào đáy chậu một ít đá bọt pumice.
2.3. Thời điểm thích hợp trồng nha đam trong nước
Nha đam được đánh giá là loại cây dễ trồng và có thể trồng quanh năm. Mùa xuân hoặc mùa thu là thời điểm tốt nhất nên trồng nha đam. Thời gian này cây nha đam con có thể phát triển và phục hồi nhanh nhất.
3. Cách chăm sóc nha đam trồng trong nước
Cách trồng nha đam thủy sinh rất dễ chăm sóc nếu bạn lưu ý một số điều sau đây:
3.1. Thay nước cho nha đam
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách trồng sả trong chậu đơn giản tại nhà
- Bật mí tất tần tật cách trồng nha đam từ lá
Cây nha đam thường bị khô héo hoặc chết nếu sống trong môi trường ẩm ướt và không có điều kiện thoát nước. Khi nha đam trồng trong nước phải thay nước định kỳ mỗi tuần 1 lần. Đảm bảo nước chỉ ngập rễ và không để ngập thân cây.
3.2. Ánh sáng và nhiệt độ thích hợp trồng nha đam trong nước
Cây nha đam có thể sinh trưởng trong môi trường thiếu ánh sáng mặt trời. Mỗi tuần nên đem cây nha đam để ngoài ánh sáng 1 lần để cây quang hợp và tích trữ các dưỡng chất cần thiết để nuôi cây.
Cây nha đam chịu lạnh kém, nếu nhiệt độ môi trường thấp dưới 5°C cây sẽ ngừng phát triển. Nhiệt độ trong khoảng 15 – 35°C cây nha đam sẽ phát triển tốt nhất. Trong môi trường điều hòa cây có thể hoàn toàn sinh trưởng và phát triển bình thường.
3.3. Các bệnh thường gặp và cách khắc phục
Các côn trùng khó tấn công cây nha đam do được lớp biểu bì của loài cây này rất cứng. Tuy nhiên, khi áp dụng cách trồng nha đam thủy sinh thì cây cũng xuất hiện một số bệnh sau:
3.3.1. Nha đam bị vàng lá
Biểu hiện: Lá nha đam đột ngột chuyển sang màu vàng, bị úng thối và lây cho các lá khác do các loại vi khuẩn tấn công.
Cách khắc phục: Cắt bỏ lá bị bệnh và bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây nha đam.
3.3.2. Nha đam có đốm đen
Biểu hiện: Trên bề mặt lá xuất hiện nhiều đốm đen do cây bị thiếu dưỡng chất.
Cách khắc phục: Tiến hành thay nước cho cây và bổ sung thêm dung dịch thủy sinh.
3.3.3. Nha đam bị thối rễ
Biểu hiện: Lá nha đam bị héo úa và teo lại. Cả lá và rễ đều bị thối rữa.
Cách khắc phục: Lấy cây ra khỏi chậu và rửa thật sạch, dùng kéo cắt bỏ phần rễ nha đam bị thối.
Đối với các bệnh trên chúng ta có thể tiêu diệt và phòng trừ bệnh bằng cách sử dụng sản phẩm Trium. Sản phẩm này do VNFarm trực tiếp sản xuất nên bạn có thể yên tâm về chất lượng, đặc biệt, chúng tôi sẽ hoàn lại 100% nếu sản phẩm không có hiệu quả.
3.4. Bón phân
Cách trồng nha đam thủy sinh cũng cần được bón phân để cây có thể sinh trưởng phát triển tốt hơn. Khi trồng thủy sinh nên dùng các dung dịch dinh dưỡng và nhỏ trực tiếp vào nước. Không nên dùng quá nhiều, mỗi lần bón chỉ cần dùng một giọt nhỏ là đủ.
Nha đam trồng thủy sinh là một loại cây trồng trong nhà không nên bỏ qua. Ngoài công dụng trang trí, cây nha đam còn mang ý nghĩa phong thủy độc đáo. Hy vọng cách trồng nha đam thủy sinh mà VNFarm chia sẻ trong bài viết có thể giúp các bạn trồng thành công chậu nha đam để trang trí nhà ở.
Nếu bạn quan tâm cách trồng và cách chăm sóc cây rau thì đừng quên xem các bài viết mới nhất của VNFarm.