Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ tại nhà

08:34:14 27/04/2023

Lưỡi hổ được nhiều người lựa chọn sử dụng để làm cây cảnh trồng trong nhà. Nhiều người tặng lưỡi hổ cho người thân, bạn bè với hàm ý chúc may mắn, tài lộc và cầu bình an cho gia đình. Để có được chậu lưỡi hổ xanh tốt hãy xem bài viết mà VNFarm chia sẻ dưới đây. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ vô cùng đơn giản tại nhà. 

Xem nhanh

1. Giới thiệu cây lưỡi hổ

1.1. Cây lưỡi hổ là cây gì?


Cây lưỡi hổ hay còn được gọi là cây hổ vĩ, cây lưỡi cọp. Cây thuộc họ bồng bồng và có nguồn gốc xuất xứ từ Tây phi. Cây lưỡi hổ được dùng để điều trị bệnh như: viêm họng, viêm tai, ho, khản tiếng.

1.2. Đặc điểm cây lưỡi hổ


  • Lưỡi hổ là một loại cây cảnh có thân mọng nước, dạng dẹt, thân lá sắc nhọn nhưng không gây hại. Lá lưỡi hổ có màu xanh, trên lá có một sọc dọc màu vàng từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ nở hoa thành cụm và mọc từ gốc lên, quả nhỏ và có hình tròn. Cây lưỡi hổ được dùng để trang trí trong nhà, tạo không gian sang trọng và hài hòa. 

  • Cây lưỡi hổ có khả năng hấp thụ các chất gây ô nhiễm, thanh lọc không khí nên được trồng nhiều ở nhà máy, bệnh viện, văn phòng,...

  • Lưỡi hổ là loại cây thuộc thực vật CAM, có khả năng hấp thụ carbon dioxide và thải oxy vào ban đêm. Nên cây lưỡi hổ được nhiều người lựa chọn trồng trong phòng ngủ sẽ giúp tăng cường lượng oxy.

1.3. Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì? Tuổi gì?


Cây lưỡi hổ có màu xanh, vàng chủ đạo nên hợp với mệnh Kim và Thổ. Nếu gia chủ mệnh này trồng lưỡi hổ trong nhà sẽ đem may mắn, tài vượng, xua đuổi tà ma giúp cho mọi chuyện thuận lợi.

Mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp nên cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ được nhiều người quan tâm hơn. Vậy cách trồng lưỡi hổ có khó không? Để biết chính xác theo dõi phần thông tin dưới đây nhé!

2. Các bước chuẩn bị để tiến hành cách trồng cây lưỡi hổ

2.1. Chuẩn bị đất trồng cây lưỡi hổ


Lưỡi hổ là loại cây không ưa nước do đó đất trồng phải đảm bảo tơi xốp. Để giúp cây lưỡi hổ phát triển tốt hơn, nên trộn vào đất trồng một ít đất phù sa hoặc mùn cưa. Có thể mua đất trồng cây lưỡi hổ bán tại các cửa hàng nếu không có thời gian xử chuẩn bị đất trồng.

2.2. Chậu phù hợp trồng cây lưỡi hổ


Tùy vào vị trí và kích thước cây lưỡi hổ nên lựa chọn loại chậu cho thích hợp. Chậu trồng lưỡi hổ nên có chiều cao ít nhất 15cm. Tùy vào thiết kế và cấu trúc ngôi nhà có thể lựa chọn chậu làm bằng sứ hoặc gỗ. Một số mẹo nhỏ về phong thủy khi chọn chậu trồng lưỡi hổ:

  • Người mệnh Kim: Chọn chậu vuông, chữ nhật, thuôn tròn. Không nên chọn các chậu có góc nhọn hoặc uốn lượn.

  • Người mệnh Thổ: Chọn chậu có góc nhọn, hình vuông hoặc hình chữ nhật tùy sở thích. Không nên chọn chậu có hình dạng thuôn dài.

2.3. Vị trí đặt chậu lưỡi hổ


Cây lưỡi hổ ưa bóng râm, do đó nên đặt ở những nơi có bóng râm có ánh sáng phản chiếu và thoáng mát. Có thể đặt chậu trồng lưỡi hổ cạnh cửa sổ hoặc ban công. Theo phong thủy, hướng Đông Nam và hướng Tây Bắc rất thích hợp để đặt chậu cây lưỡi hổ. Để xua đi những khí xấu trong nhà, bạn nên đặt lưỡi hổ ở những nơi có ít người qua lại.

4. 2 cách trồng cây lưỡi hổ phổ biến hiện nay

Hiện nay có 2 cách trồng lưỡi hổ là tách cây hoặc giâm lá. Chi tiết cách trồng như sau:

4.1. Tách cây lưỡi hổ


Cây lưỡi hổ sinh sôi nảy nở rất nhanh và dễ ra cây con, nhánh mới. Khi cây con được khoảng 3 tuần đến 4 tuần tuổi, tiến hành tách cây. Sử dụng dao sạch đã khử khuẩn để tách cây. Sau khi tách không nên đem trồng ngay, nên phơi cây ở nơi thoáng mát để vết cắt lành lại rồi mới đem đi trồng. Lấy cây con đã tách trồng xuống chậu đất đã chuẩn bị. Sau khi trồng nhớ ấn nhẹ đất xung quanh, giữ cây đứng vững không bị ngã. 

Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ bằng cây con cho tỷ lệ thành công vô cùng cao.

4.2. Giâm lá cây lưỡi hổ


Khi sử dụng phương pháp giâm lá phải chọn những lá lưỡi hổ khỏe mạnh, già và cứng. Sau khi cắt lá lưỡi hổ khỏi gốc, cắt lá mẹ thành nhiều đoạn ngắn dài khoảng 5cm. Dùng dao sắt cắt một hình chữ V ngược và tiến hành trồng hom lá vào đất đã chuẩn bị. Sau khi trồng phải tưới một lượng nước vừa phải, không nên tưới quá nhiều. 

Đối với cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ bằng cách giâm lá sẽ mất nhiều thời gian hơn, cây có thể phát triển thành cây con hoàn chỉnh sau hơn 2 tháng chăm sóc. Tỷ lệ thành công thấp do lá ươm dễ bị úng và thối gốc.

5. Hướng cách chăm cây lưỡi hổ sau khi trồng

Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ đơn giản nếu bạn đảm bảo tốt một số yếu tố cơ bản như sau:

5.1. Tưới nước cho cây cảnh lưỡi hổ


Không giống như những giống cây trồng khác, tưới nước là một cách chăm cây lưỡi hổ đặc biệt quan trọng. Cây lưỡi hổ sống ở vùng đất khô hạn, do đó cây thường không ưa nước. Không nên tưới nước cho cây quá nhiều, mỗi tuần nên tưới 1 lần là được. Tùy vào điều kiện thời tiết tần suất tưới nước cho lưỡi hổ có thể thay đổi. Chỉ nên tưới nước cho cây khi quan sát thấy đất đã khô hoàn toàn. Nếu tưới quá nhiều nước cây lưỡi hổ sẽ bị úng và chết đi.

5.2. Bón phân cho cây lưỡi hổ


Xem thêm:

Không nên bón quá nhiều phân trong cách chăm cây lưỡi hổ. Nếu muốn kích thích sự sinh trưởng và bổ sung dinh dưỡng cho cây có thể lựa chọn sử dụng phân chuồng để bón. Để cân bằng dinh dưỡng, nên bón NPK 10-10-10 mỗi tháng một lần. Không bón phân khi trời quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cây lưỡi hổ.

5.3. Kiểm soát côn trùng gây hại cây lưỡi hổ


Trong cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ rất ít khi bị sâu bệnh hại tấn công, tuy nhiên do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nên cây thường gặp một số bệnh và sâu hại sau:

  • Lá bị nhạt màu: Lá cây lưỡi hổ từ màu xanh đậm chuyển dần sang màu vàng và có các đốm loang lổ màu trắng. Nếu cây có dấu hiệu trên là do cây lưỡi hổ của bạn đang bị thiếu ánh sáng. Hãy đem chậu lưỡi hổ ra đặt ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời phản chiếu hoặc cứ cách 2-3 tháng đem cây lưỡi hổ ra tắm nắng 1 lần vào 7-9 giờ sáng.

  • Lá bị khô, cháy ngọn và có nhiều đốm nâu trên lá: Lúc này cây lưỡi hổ của bạn bị thừa sáng. Cần phải đem vào bóng răm và tiếp tục chăm sóc.

  • Lá có đốm đen, rễ cây bị thối: Cây lưỡi hổ bị thừa nước. Hạn chế tưới nước cho cây là giữ cho đất thông thoáng.

  • Lá bị mềm, xuất hiện nhiều vết thâm: Nhiệt độ môi trường sống của cây quá thấp, nên chuyển cây lưỡi hổ tới những vị trí ấm áp hơn.

  • Lá non bị mềm: Dấu hiệu này chứng tỏ bạn đã bón phân cho cây lưỡi hổ quá nhiều. Như đã nói ở trên, chúng ta không nên bón quá nhiều phân cho cây lưỡi hổ. Do đó, nên hạn chế bón phân trong lần sau.

6. Câu hỏi thường gặp trong quá trình chăm sóc cây lưỡi hổ


6.1. Cây lưỡi hổ có độc không?

Cây lưỡi hổ được đánh giá là loại cây có độc nhẹ. Chất độc trong cây lưỡi hổ có thể làm sung và tê lưỡi nếu vô tình dùng quá nhiều. Không nên ăn cây lưỡi hổ mặc dù lưỡi hổ có chứa một hàm lượng lớn chất xơ.

6.2. Tại sao trồng lưỡi hổ bị héo lá?

Nếu thấy lá cây lưỡi hổ bị héo và rũ xuống tức là do bạn đã tưới nước cho cây quá nhiều. Do đó cần phải giảm lượng nước tưới và tần suất tưới cây lưỡi hổ. Đừng tưới nước cho cây trừ khi thấy mặt đất đã khô hoàn toàn. Nếu tưới quá nhiều nước, độ ẩm đất quá cao cây sẽ bị thối dần và chết đi.

7. Ý nghĩa phong thủy cây lưỡi hổ

Ngoài ra, trong phong thủy cây lưỡi hổ mang ý nghĩa trừ tà, xua đuổi ma quỷ, chống lại các điều không may mắn. Lá cây lưỡi hổ mọc thẳng đứng tượng trưng cho ý chí tiến lên. Dáng vẻ uy nghi của cây lưỡi hổ được xem là một biểu tượng của sự danh gia vọng tộc và uy quyền.

Nếu biết được cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ để cây lưỡi hổ ra hoa, gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, thuận lợi trong công việc và cả tài chính. Hoa lưỡi hổ màu trắng, cánh hoa dài và khá mảnh mang trong mình một vẻ đẹp kiêu sa. Cây lưỡi hổ chỉ nở hoa vào buổi chiều và tỏa ra hương thơm thoang thoảng vào buổi tối. Rất khó để trồng một cây lưỡi hổ ra hoa, nhưng thời gian hoa nở lại rất ngắn. Hoa lưỡi hổ chỉ nở được khoảng 1 tuần sẽ tàn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ VNFarm muốn gửi đến các bạn. Lưỡi hổ là một loài cây có công dụng lọc không khí và mang ý nghĩa phong thủy rất tốt. Còn do dự gì nữa mà không thực hiện trồng ngay một chậu lưỡi hổ để trang trí ngôi nhà của mình.

Nếu bạn muốn xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích liên quan đến các loại cây cảnh thì hãy luôn theo dõi VNFarm nhé!


Liên hệ