Cách trồng cây lưỡi hổ thủy sinh trang trí bàn làm việc

08:49:20 27/04/2023

Cây lưỡi hổ được biết đến là một loài cây mang đến sự may mắn và tài lộc cho người trồng. Cách trồng cây lưỡi hổ thủy sinh đang được rất nhiều người yêu thích vì rất dễ trồng và dễ chăm sóc. Đặc biệt cách trồng này còn mang lại tính thẩm mỹ cao, phù hợp trang trí bàn làm việc, phòng ngủ và ban công. Cùng VNFarm tìm hiểu về cách trồng, cách chăm sóc lưỡi hổ thủy sinh trong bài viết này nhé.

Xem nhanh

1. Lý do nên trồng cây lưỡi hổ thủy sinh


Thay vì sử dụng đất để trồng cây lưỡi hổ như bình thường thì cách trồng thủy sinh này sử dụng nước dinh dưỡng để kích thích sự phát triển của cây. Tuy nhiên, nếu thích bạn vẫn có thể trồng cây lưỡi hổ bằng đất. Cách trồng thủy sinh này được nhiều người lựa chọn do:

  • Dễ trồng và dễ chăm sóc: Những người quá bận rộn và không có một chút kỹ năng chăm sóc cây cảnh thì vẫn có thể trồng cây lưỡi hổ thật khỏe mạnh.

  • Tăng tính thẩm mỹ: Trồng thủy sinh trong nước giúp cây lưỡi hổ trang trí trên bàn thật sạch sẽ và mang lại vẻ đẹp trang trọng.

  • Tiết kiệm: Ngoài tiết kiệm thời gian chăm sóc, trồng lưỡi hổ thủy canh còn giúp tiết kiệm chi phí mua chậu. Bạn có thể tận dụng những chai, lọ, ly hoặc cốc đã qua sử dụng để tạo ra những chậu lưỡi hổ thủy sinh mang dấu ấn cá nhân.

Vậy cây lưỡi hổ trồng trong nước (thuỷ sinh) như thế nào? Chi tiết cách trồng sẽ được VNFarm bật mí ở thông tin bên dưới đây:

2. Các bước chuẩn bị và cách trồng lưỡi hổ thủy sinh

2.1. Chuẩn bị chậu trồng và giống cây trồng


Trước tiên, cần phải chuẩn bị chậu và chọn giống lưỡi hổ để trồng. Khi áp dụng cách trồng cây lưỡi hổ bằng nước đơn giản hơn trồng bằng đất rất nhiều. 

  • Về chậu trồng: Bạn có thể sử dụng lọ hoặc cốc thủy tinh trong suốt để tăng thêm tính thẩm mỹ cho cây lưỡi hổ và không gian sống. 

  • Về cây giống: Bạn nên chọn cây lưỡi hổ có những chiếc lá khỏe mạnh, màu đẹp, tươi sáng và không bị sâu bệnh hại.

2.2. Cách nhân giống cây lưỡi hổ


Sau khi chọn được cây lưỡi hổ làm giống, thực hiện tách cây ra khỏi chậu cũ. Rửa thật sạch phần đất bám ở rễ và tiến hành cắt tỉa rễ. Cắt bỏ những phần rễ già và bị bệnh. Để đảm bảo rễ cây có thể phát triển khỏe mạnh và đẹp, sau khi bạn cắt tỉa nên tiến hành rửa sạch lại với nước một lần nữa. Khi rửa nên thực hiện thật nhẹ nhàng và rửa nhiều lần cho đến khi rễ thật sạch đất.

2.3. Cách trồng cây lưỡi hổ thuỷ sinh


Để thực hiện cách trồng cây lưỡi hổ thủy sinh :

  • Bước 1: Từ cây lưỡi hổ mẹ, tiến hành tách cây con ra. Các cây con có kích thước khác nhau, khi trồng trong nhà thì nên chọn những cây giống có kích thước nhỏ, cao khoảng 20 - 30cm là được.

  • Bước 2: Lấy cây vừa tách đặt vào chậu thủy tinh đã chuẩn bị và cho nước vào. Chỉ cho ⅔ nước, ngập rễ là được. Không nên cho nước quá nhiều sẽ làm thối gốc cây lưỡi hổ. Để cung cấp chất khoáng giúp cây phát triển tốt hãy cho thêm 1-2 giọt nước dinh dưỡng. 

  • Bước 3: Trang trí thêm phụ kiện để làm chậu cây thêm nổi bật theo ý thích của bản thân. 

3. Cách chăm sóc cây lưỡi hổ thủy sinh

Cách chăm sóc và cách trồng cây lưỡi hổ bằng nước có gì khác biệt với chăm sóc cây lưỡi hổ trên đất. Để biết chính xác thì hãy theo dõi bài viết này nhé!

3.1. Thay nước cho cây lưỡi hổ


cây lưỡi hổ trồng trong nước nên nước được xem là yếu tố quyết định sự sống. Thay nước thường xuyên để cây phát triển khỏe mạnh và xanh tốt. Mỗi tuần nên thay nước 1 lần, không để mực nước quá ½ chiều dài rễ cây. Nước để thay cho cây lưỡi hổ có thể là nước lọc, nước đóng chai, nước máy (nếu sử dụng nước máy nhở phơi nước trong môi trường ít nhất 1 ngày để loại bỏ được clo). Mỗi khi đến đợt thay nước, nên cho thêm vài giọt dinh dưỡng để cây xanh tốt hơn.

3.2. Ánh sáng phù hợp với cây lưỡi hổ thuỷ sinh


Lưỡi hổ là loại cây trồng trong nhà nên có thể sinh trưởng tốt trong môi trường thiếu ánh sáng. Có thể đặt cây lưỡi hổ ở nơi râm mát, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào như phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm, bàn làm việc,... Nếu có thể nên tắm nắng cho cây mỗi tuần 1 lần vào sáng sớm để cây quang hợp và sản sinh diệp lục.

3.3. Nhiệt độ phù hợp với cây lưỡi hổ trồng trong nước


Xem thêm:

Loài cây ưa bóng râm, nên khi thực hiện cách trồng cây lưỡi hổ thủy sinh cây có thể phát triển tốt trong môi trường điều hoà. Do đó, lưỡi hổ là loại cây được rất nhiều người lựa chọn để trồng trong nhà, phòng làm việc, văn phòng, quán cà phê,.... Nhiệt độ điều hòa lý tưởng để cây lưỡi hổ sinh trưởng tốt nhất là từ 18-28°C.

3.4. Kiểm soát côn trùng gây hại khi trồng lưỡi hổ trong nước

Đối với cách trồng cây lưỡi hổ thủy sinh thì quá trình chăm sóc không gặp quá nhiều khó khăn, tuy nhiên cũng không tránh khỏi sự tấn công của các loại sâu bệnh:


3.4.1. Cây lưỡi hổ trồng thủy sinh bị thối rễ và úng lá

Nguyên nhân: Cây được cung cấp quá nhiều nước.

Cách khắc phục: Cắt bỏ phần lá và rễ đang bị thối và thay nước cho cây. Chú ý lượng nước chỉ nên ngập ½ rễ. Bổ sung thêm dung dịch thủy sinh và mang chậu cây ra nơi có ánh sáng mặt trời.

3.4.2. Cây lưỡi hổ trồng thủy sinh bị côn trùng tấn công

Nguyên nhân: Rệp và nhện đỏ hút nhựa làm cây bị suy yếu. 

Cách khắc phục: Pha rượu, nước rửa chén hoặc nước xà phòng với nước thật loãng rồi tưới lên cây và dung khăn lau lại thật sạch. Từ khi có bệnh, nên tiến hành xử lý mỗi ngày, trong vòng 1 tuần cây sẽ khôi phục lại như ban đầu.

4. Lưu ý khi trồng cây lưỡi hổ thủy sinh


Khi trồng cây lưỡi hổ thủy sinh cần phải lưu ý 2 điều sau để cây lưỡi hổ phát triển xanh tốt: Tiến hành tách cây con từ những cây đã trồng trước đó. Chọn những cây lưỡi hổ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và chuẩn màu. Không đổ ngập nước quá ½ rễ. 

Có thể khẳng định rằng cây lưỡi hổ có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong nước. Lưỡi hổ thủy sinh mang một vẻ đẹp nên thơ và độc đáo, rất thích hợp trang trí bàn làm việc và bàn học. Giúp thanh lọc không khí và tăng sự tập trung. Với cách trồng cây lưỡi hổ thủy sinhVNFarm chia sẻ trong bài viết, hy vọng có thể giúp các bạn trồng cây lưỡi hổ thành công.

Để cập nhật thêm nhiều thông tin liên quan đến cách trồng cây cảnh thì hãy theo dõi các bài viết mới nhất của VNFarm.


Liên hệ