Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng đơn giản

10:41:29 23/04/2023

Cây lộc vừng được lựa chọn trồng nhiều trong sân nhà với tác dụng che bóng mát. Đến mùa hoa nở, một góc sân trở nên rực rỡ và có mùi hương thoang thoảng vô cùng dễ chịu. Còn chờ gì nữa mà không cùng VNFarm tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng ngay trong bài viết dưới đây!

Xem nhanh

1. Cây lộc vừng là gì?


Cây lộc vừng là một trong những giống cây cảnh quý hiếm, thuộc chi lộc vừng, có tên khoa học là Barringtonia acutangula. Được trồng nhiều ở khu vực ven biển Nam Á, Bắc Úc. Tại Việt Nam, cả 3 miền đều có thể trồng tốt loại cây này. 

Lộc vừng là cây thân gỗ. La cây có hình mac và hoa có hai màu trắng, đỏ, mọc thành từng chùm kéo dài thành chuỗi nhìn rất đẹp mắt. Hoa lộc vừng thường nở vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 8, khi cây hoa nở nhiều sẽ có hương thơm thoang thoảng.

Tại sao cây lộc vừng được chọn trồng nhiều trong sân với mục đích che mát. Bởi cây thuộc tam Đa bao gồm: cây Sung tượng trưng cho chữ Phúc. Cây Lộc vừng (Lộc), cây Vạn Tuế tượng trưng cho chữ Thọ. Và hiện nay có đa dạng các chủng loại cây lộc vừng khác nhau để lựa chọn. Nhưng tại Việt Nam, có 3 loại chính là lộc vừng trắng, lộc vừng đỏ và cây rau vừng. 

2. Ý nghĩa cây lộc vừng


Cây chính là biểu tượng cho sự tài lộc, thịnh vượng, may mắn, sung túc. Bởi trong cây có chữ Lộc nên sẽ mang lại rất nhiều tiền tài may mắn cho gia chủ. Bên cạnh đó, cây còn mang ý nghĩa hòa thuận, anh em đoàn kết bởi sự sự xum xuê của tán cây và sự kết chùm của hoa lộc vừng.

Theo quan niệm xưa, nếu trồng cây lộc vừng trong nhà mà cho ra hoa đỏ ngụ ý gia đình đó sắp đón tin vui. Gốc cây to, chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của gia chủ. Tuổi cây lộc vừng càng lớn thì mang ý nghĩa trường thọ cho các thành viên của gia đình.

Cây lộc vừng còn mang lại cảm giác bình yên, an toàn, xui đuổi những điều xui xẻo mang đến may mắn.

3. Công dụng của cây đối với sức khỏe con người


Xem thêm:

Lộc vừng còn được xem là một trong những nguyên liệu quý giá bởi nó mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ. Trong Đông Y, cây có tính bình, có vị ngọt và hạt thơm có tác dụng chữa bệnh hiệu quả, được sử dụng để điều trị cơ thể đang bị suy nhược, tóc bạc, ngoài ra còn có một số chức năng khác như:

Quả được sử dụng để điều trị bệnh ho, bệnh hen suyễn, chữa chàm, đau răng.

Rễ cây có vị đắng, tác dụng tốt trong việc điều trị viêm, nấm da, bào chế thuốc trị sởi, giúp thanh nhiệt cơ thể.

Hạt của lộc vừng có chứa rất nhiều tannin và các dưỡng chất giá trị khác, tây u dùng để bào chế thuốc trị bệnh ung thư, giảm đau, kháng nấm. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng trong việc điều trị tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt,...

Lá có thể dùng làm dược liệu để điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Vỏ cây dùng để làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ

Với nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ nên cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng được nhiều người quan tâm hơn. Chi tiết cách trồng cây sẽ được VNFarm bật mí ở thông tin bên dưới đây.

4. Chuẩn bị và trồng cây lộc vừng


Bước 1: Có thể mua cây lộc vừng con tại những cửa hàng vườn ươm uy tín về trồng. Hoặc nếu tại nhà đã có sẵn, có thể chiết và giâm cành để lấy giống trồng cây mới. 

Bước 2: Đối với trường hợp trồng ngoài vườn có thể đào hố có độ sâu sao cho vừa đủ đặt cây vào. Tuy nhiên, nếu trồng trong chậu, thì chậu phải có đáy thật sâu, như vậy rễ mới sinh trưởng và phát triển.

Bước 3: Tiếp đến chỉ cần đặt cây lộc vừng giống vào, lấp một lớp đất lên trên đủ để cây đứng vững. Sau đó thì tưới nước. 

Một yếu tố phong thủy mà bạn cần lưu ý: không nên trồng cây lộc vừng ngay giữa lối đi vào nhà. Như vậy, cây sẽ cản đường tài lộc của gia chủ. Ưu tiên trồng bên phải hoặc trái.

Ngoài cách trồng kể trên, bạn có thể thực hiện cách trồng cây lộc vừng thả nước cũng không kém phần đơn giản. 

5. Cách chăm sóc cây lộc vừng

Để cây đến độ tuổi sinh trưởng và phát triển có thể ra hoa, dáng đẹp thì bạn cần thực hiện tốt cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng như sau:

5.1. Kết hợp tưới nước, bón phân, tỉa cành


  • Để cây bén rễ được nhanh nhất nên tưới nước 2 lần trong ngày vào buổi sáng sớm và chiều tắt nắng. 

  • Bởi lộc vừng là cây dạng thân gỗ có khả năng chống lại bệnh tật và giông bão, thời tiết khắc nghiệt. Bạn có thể không bón phân. Tuy nhiên, bạn muốn cây phát triển được đồng đều và khỏe mạnh, có thể bón phân đạm định kỳ từ 2 đến 3 tháng 1 lần. 

  • Bên cạnh đó, có thể tỉa cành lá và tạo dáng cho cây để khi cây lớn đến mức độ nhất định có thể hạn chế những sâu bệnh và có dáng đẹp. 

5.2. Tạo dáng lộc vừng


Để tạo được dáng lộc vừng thì đây không phải chuyện dễ dàng, cần có sự kiên trì trong quá trình thực hiện. Ngay từ giai đoạn đầu của quá trình trồng, nên định hình và chọn dáng cho cây lộc vừng. Thời gian đó trở về sau nên thường xuyên cắt và chăm sóc lộc vừng theo đúng hình dáng mà bạn đã định. 

5.3. Sâu bệnh hại ở lộc vừng

Đối với cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng thì việc xuất hiện sâu bệnh hại là điều không thể tránh khỏi, một số sâu bệnh hại thường thấy trên cây lộc vừng là:

5.3.1. Bệnh đốm lá ở cây lộc vừng


  • Nguyên nhân: Một trong những nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất gây nên bệnh đốm lá ở cây lộc vừng là do bệnh rỉ sắt. 

  • Triệu chứng: Ban đầu trên lá lộc vừng chỉ xuất hiện những chấm nhỏ li ti. Nhưng đến một khoảng thời gian sau, chấm này lan rộng ra khắp cả lá. Những vết này thường có màu nâu hoặc màu đen. Khi bệnh đã bắt đầu nặng, sẽ dẫn đến cháy lá. Tiếp đến là lan dần ra các vị trí khác của cây. Ban đầu bệnh sẽ ảnh hưởng lá già, rồi mới bắt đầu ảnh hưởng đến lá non. 

  • Cách chữa trị: Để điều trị dứt điểm bệnh hại trên cây lộc vừng, nên ưu tiên sử dụng Trium.

5.3.2. Bệnh héo lá ở cây lộc vừng


  • Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây bệnh trong cách trồng cây lộc vừng. Điển hình: thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt, úng nước hoặc ngộ độc phân bón vì cung cấp hơn mức cần thiết.

  • Cách chữa trị: Cần xác định đúng nguyên nhân gây ra bệnh héo lá trên cây lộc vừng, từ đó có phương án xử lý thích hợp. Cân bằng lại lượng dinh dưỡng có trong cây. Hạn chế sử dụng phân bón hóa học, ưu tiên sử dụng Trium để điều trị bệnh. Hoặc có thể thay cả đất trồng cho cây lộc vừng. 

5.3.3. Lộc vừng bị sâu đục thân


  • Sâu đục thân chúng sẽ dần dần hút hết chất dinh dưỡng. Từ đó mà cây không còn chất dinh dưỡng nuôi cây, từ từ cây sẽ chết. 

  • Với trường hợp này, bạn có thể diệt trừ sâu bệnh bằng sản phẩm Leven. 

Để hạn chế thấp nhất tình trạng sâu bệnh trên cây lộc vừng. Nên ưu tiên chọn giống cây sạch bệnh, tại vườn ươm uy tín. 

Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng là phần thông tin được phổ quát phía trên. Qua đây, VNFarm hy vọng bạn có thể trồng và chăm sóc cây lộc vừng của mình thành công. VNFarm đồng hành cùng bà con trong quá trình trồng và chăm sóc cây kiểng


Liên hệ