Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây hạnh phúc
Trong thời gian gần đây cây hạnh phúc đang được nhiều người yêu thích và chọn để trồng trong nhà. Ấn tượng nhất trên cây là những chiếc lá màu xanh bóng loáng rất đặc biệt. Loài cây này đẹp và mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy. Nếu bạn đam tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc cây hạnh phúc thì đừng bỏ qua bài viết sau của VNFarm nhé.
1. Giới thiệu cây hạnh phúc
Cây hạnh phúc có tên khoa học là Radermachera sinica. Đây là thân gỗ có nguồn gốc từ Nam Á và Tây Á. Thời gian gần đây được du nhập vào Việt Nam và được đông đảo người trồng cây cảnh yêu thích.
Cây hạnh phúc thuộc họ cây thân gỗ, chiều cao trung bình của cây trưởng thành là 1 đến 3m nếu sinh trưởng trong tự nhiên, khi trồng trong nhà khi trưởng thành cây có thể đạt độ cao từ 1.4 đến 1.6m.
Lá cây mọc dày đặc, có màu xanh non khi nhỏ và đậm dần khi trưởng thành. Điểm nổi bật là mỗi cành sẽ có chùm gồm 3 lá tạo thành hình trái tim rất đẹp.
Cây có hoa màu trắng, khi hoa tàn sẽ ra quả hình hạt đậu. Tuy nhiên, đối với cách trồng hoa hạnh phúc trong nhà, môi trường sống không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nên cây hiếm nở hoa
2. Ý nghĩa phong thuỷ của cây hạnh phúc
Cây hạnh phúc dần trở nên phổ biến khi được du nhập vào Việt Nam. Bạn sẽ dễ dàng có được một cây hạnh phúc xanh tốt nếu nắm rõ cách trồng và chăm sóc cây hạnh phúc. Ngoài hình dáng đặc biệt và lá cây bắt mắt ra, nhiều người yêu thích cây hạnh phúc nhờ vào ý nghĩa phong thủy của cây.
Theo nhân gian thì màu xanh của cây hạnh phúc là biểu tượng của sự tin tưởng và hy vọng vào cuộc sống. Với những người đang gặp khó khăn, cây hạnh phúc sẽ mang đến năng lượng tích cực, giúp họ tin tưởng vào tương lai tốt đẹp hơn.
Ngoài ra, cây hạnh phúc còn là biểu tượng cho tính cách tinh tế, độc đáo của người chủ sở hữu. Đây là một giống cây phong thủy tốt, giúp kết nối các thành viên trong gia đình, duy trì sự hoà hợp và mang lại nhiều niềm vui, hạnh phúc và may mắn về tài lộc.
3. Cây hạnh phúc hợp với người mệnh gì? Tuổi gì?
Theo phong thuỷ ngũ hành thì màu xanh đậm của cây hạnh phúc hợp với người mệnh Kim, mệnh Thuỷ và hợp với tất cả các tuổi trong 12 con giáp. Nếu người có mệnh và tuổi hợp với cây khi trồng cây trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn về tài lộc, sự nghiệp.
Mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp nên cách trồng và chăm sóc cây hạnh phúc cũng được nhiều người quan tâm hơn, chi tiết cách trồng và cách chăm sóc sẽ được VNFarm bật mí ở bài viết này.
4. Các bước chuẩn bị trồng cây hạnh phúc
4.1. Chuẩn bị đất trồng cây hạnh phúc
Cây hạnh phúc có bộ rễ yếu nên đất trồng cần phải màu mỡ và tơi xốp. Trong giá thể trồng cây hạnh phúc cần phải bổ sung thêm xơ dừa, trấu hun, phân hữu cơ. Điều này giúp tăng hàm lượng dinh dưỡng có trong đất và giữ ẩm cho đất.
4.2. Vị trí phù hợp thực hiện cách trồng cây hạnh phúc
Có thể đặt chậu trồng cây hạnh phúc ở bất cứ vị trí nào tùy theo sở tích và phong thủy. Vị trí phải đảm bảo các yếu tố sau: râm mát và có ánh sáng chiếu vào. Không nên để cây ở những nơi có ánh sáng trực tiếp. Có thể đặt chậu cây trên các kệ tủ, cửa sổ, bàn,... đối với những loài cây có kích thước nhỏ.
4.3. Chuẩn bị chậu trồng cây hạnh phúc
Xem thêm:
- Nhanh tay tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây kim tiền làm cảnh tại nhà
- Cách trồng cây kim tiền thủy sinh với tỷ lệ sống 100%
Chậu trồng cây hạnh phúc nên chọn chậu sứ có hình tròn, vuông, chữ nhật,... tùy vào sở thích và ý nghĩa phong thủy trong mỗi gia đình. Các chậu phải có kích thước lớn vì đây là loại cây thân gỗ. Đối với những cây hạnh phúc có kích thước nhỏ, chọn chậu có kích thước phù hợp. Chậu trồng phải có lỗ thoát nước để trong quá trình sinh trưởng cây không bị ngập úng.
5. Hướng dẫn cách trồng cây hạnh phúc trong nhà
Có 2 cách trồng cây hạnh phúc đó là trồng cây con và chiết cành. Chi tiết từng cách sẽ được VNFarm bật mí nhanh qua bài viết bên dưới đây.
5.1. Cách trồng cây hạnh phúc bằng cách trồng cây con
Công việc đầu tiên là cho đất vào ⅓ chậu và đào một hố có kích thước chiều rộng gấp 3 lần bầu đất. Độ sâu của hố đất bằng với kích thước của bầu là được. Dùng dao rọc túi bầu thật nhẹ nhàng và đặt bầu cây xuống hố. Lấp đất xung quanh gốc cây và không nên nén đất dưới gốc cây quá chặt.
5.2. Cách trồng cây hạnh phúc bằng phương pháp chiết cành
Phương pháp chiết cành cây hạnh phúc cũng giống như chiết cành ở những loài cây khác. Nên lựa chọn những cây có cành khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và lá xanh tốt. Sử dụng dao sắc bén khoanh vỏ và đắp bầu. Khi quan sát thấy cành ra rễ thì cắt vào trồng vào chậu.
3. Hướng dẫn cách chăm sóc cây hạnh phúc trong nhà
3.1. Tưới nước cho cây hạnh phúc
Tưới nước cho cây được xem là một cách chăm sóc cây hạnh phúc trồng trong nhà
cực quan trọng. Khi tưới nước cho cây hạnh phúc phải đảm bảo tưới đủ lượng nước. Cây hạnh phúc cần được cung cấp một lượng nước trung bình, không quá nhiều hoặc quá ít.
-
Nếu tưới quá ít nước, cây hạnh phúc sẽ bị vàng lá.
-
Nếu tưới quá nhiều nước, cây sẽ bị thối rễ và lá dần chuyển sang màu đen.
Trong môi trường văn phòng có điều hòa, cây hạnh phúc cần được tưới nước đều đặn mỗi tuần 1 lần. Trước khi tưới cần kiểm tra xem đất trồng còn đạt độ ẩm yêu cầu không. Khi thấy đất chuyển dần sang khô nên chờ thêm 2 - 3 ngày để đất khô hẳn rồi tưới.
3.2. Ánh sáng phù hợp để cây hạnh phúc phát triển
Phải để cây tiếp xúc gián tiếp với ánh sáng mặt trời: đặt cây ở hiên nhà, nếu trồng ngoài trời phải có lưới che. Không để cây trực tiếp dưới ánh nắng gắt trong thời gian dài vì sẽ gây cháy lá. Đối với những cây trồng trong nhà nên đưa cây ra ngoài phơi nắng vào những lúc nắng nhẹ.
3.3. Bón phân cho cây hạnh phúc
Nên tiến hành bón phân theo chu kỳ phát triển cũng là một cách chăm sóc cây hạnh phúc trồng trong nhà. Sử dụng phân chuồng, đậu phộng và vỏ cafe để bón thúc cho cây 3,4 tháng một lần. Giai đoạn cây ra hoa cần bổ sung thêm một lượng kali nhất định để cây phát triển tốt. Có thể bón thêm phân vi sinh hoặc phân trùn quế để xanh tốt và sinh trưởng nhanh hơn.
3.4. Kiểm soát côn trùng gây hại trên cây hạnh phúc
Đối với cách trồng và chăm sóc cây hạnh phúc thì việc phát hiện sâu bệnh hại là điều không thể tránh khỏi, quan sát cây và có những biện pháp điều trị bệnh kịp thời cho cây. Các bệnh thường gặp khi trồng cây hạnh phúc:
-
Bệnh thối rễ: Do tưới quá nhiều nước hoặc đất thoát nước kém. Cần sử dụng chậu có lỗ thoát nước, đất tơi xốp, đất trộn thêm xơ dừa và trấu hun.
-
Bệnh héo rũ và rụng lá: Do cây bị thiếu nước, thiếu ánh sáng và sốc nhiệt. Không được đặt chậu cây trong bóng tối, thường xuyên kiểm tra độ ẩm của đất và tránh vận chuyển làm thay đổi môi trường nhiệt độ của cây.
-
Bệnh rệp sáp: Nếu trên cây xuất hiện rệp sáp bạn hãy cắt bỏ những cành bị rệp tấn công. Xịt nước xà phòng, cồn hoặc phun Vansi phòng trừ sâu bệnh hại.
Cây hạnh phúc mang đến không gian tươi mát và ý nghĩa hạnh phúc nên được nhiều người ưa chuộng. Nếu đang phân vân không biết nên chọn loại cây cảnh nào để trang trí cho ngôi nhà của mình. Bạn hãy cân nhắc lựa chọn cây hạnh phúc nhé. VNFarm đã gửi bạn hết những thông tin về cách trồng và chăm sóc cây hạnh phúc trong bài viết trên. Chúc các bạn trồng thành công.