Cách trồng và chăm sóc cây bạch mã hoàng tử trong nhà xanh tốt
Bạch mã hoàng thử là một loại cây cành được nhiều người ưa thích vì vẻ đẹp và ý nghĩa phong thủy tốt. Cây bạch mã hoàng tử đặt trong nhà có công dụng thanh lọc không khí, Ngoài ra còn mang đến vượng khí tốt cho ngôi nhà. Nếu chăm sóc đúng cách, cây sẽ sinh trưởng tốt và mang đến nhiều may mắn trong cuộc sống. Để tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây bạch mã hoàng tử, mời bạn cùng VNFarm tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Giới thiệu cây bạch mã hoàng tử
Cây bạch mã hoàng tử hay còn gọi là cây bạch mã, có tên khoa học Aglaonema Pseudobracteatum. Đây là cây thân thảo có nguồn gốc từ các nước châu Á. Cây được trồng nhiều và phổ biến tại Việt Nam.
Cây bạch mã hoàng tử là loại cây mọc thành bụi, có tán rộng 30-40cm. Cây bạch mã hoàng tử có chiều cao trung bình từ 40-80cm. Các cây mọc ngoài tự nhiên có thể lớn hơn và cao đến 1,5m. Cây bạch mã hoàng tử có thân trắng, dáng thẳng đứng. Lá cây có màu xanh, hình bầu dục, gân lá màu trắng. Hoa mọc dạng cụm, có màu trắng xen lẫn màu vàng.
Cây bạch mã hoàng tử có rễ chùm màu trắng ngà và thường được lan rộng thành bụi lớn. Đây là giống cây ưa bóng mát, thích hợp để trồng trong nhà hoặc văn phòng để lọc không khí và tạo điểm nhấn cho không gian xanh.
2. Ý nghĩa phong thuỷ của cây bạch mã hoàng tử
Cây bạch mã hoàng tử không chỉ là một loại cây trang trí đẹp mắt mà còn mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy. Trong phong thuỷ ngũ hành, cây bạch mã hoàng tử có khả năng hút tài lộc, giúp mọi việc trở nên suôn sẻ và dễ dàng hơn.
Để đạt được tác dụng phong thủy tốt nhất, bạn nên đặt cây bạch mã hoàng tử ở vị trí phù hợp trong nhà. Vị trí đặt cây tốt nhất là ở phía Đông hoặc phía Tây Nam trong nhà. Đặt cây ở phía Đông sẽ giúp kích hoạt tài lộc, mang lại may mắn và sự thịnh vượng cho gia đình. Trong khi đó, đặt cây ở phía Tây nam sẽ giúp hóa giải những khó khăn trong công việc và mang lại sự bình an cho gia đình.
Bên cạnh đó, đặt cây bạch mã hoàng tử trong phòng làm việc hay phòng khách cũng sẽ giúp tăng cường năng lượng tích cực và giúp tinh thần của bạn luôn sảng khoái, thoải mái. Tuy nhiên, bạn cần tránh đặt cây ở nơi quá tối tăm hoặc quá nóng ẩm để tránh gây tổn hại đến sức khỏe của cây.
3. Cây bạch mã hoàng từ hợp với tuổi gì?
Trong phong thuỷ, cây bạch mã hoàng tử hợp với người mệnh Hoả, mệnh Mộc. Nếu gia chủ trồng này trong nhà sẽ mang lại nhiều điều may mắn, công việc thuận lợi và hoá giải vận xui.
Bởi cây có nhiều ý nghĩa phong thuỷ nên cách trồng và chăm sóc cây bạch mã hoàng tử cũng được nhiều người quan tâm. Chi tiết cách trồng, cách chăm sóc cây sẽ được VNFarm tiết lộ qua bài viết dưới đây.
4. Các bước chuẩn bị thực hiện cách trồng cây bạch mã hoàng tử
Đối với cách trồng và chăm sóc cây bạch mã hoàng tử thì giai đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu là quan trọng nhất, chi tiết cách chuẩn bị như sau:
4.1. Chuẩn bị đất trồng cây bạch mã hoàng tử
Cây bạch mã hoàng tử có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau. Sử dụng đất trồng tơi xốp, độ mùn cao sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Đất trồng phải có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt để tránh tình trạng ngập úng cây.
4.2. Vị trí trồng bạch mã hoàng tử
Cây bạch mã hoàng tử là loại cây ưa ánh sáng gián tiếp và phát triển tốt trong môi trường bóng râm. Đây là loại cây rất thích hợp để làm cây trồng trang trí không gian sống. Cây bạch mã hoàng tử không đặt trên bàn làm việc do cây có kích thước khá to. Có thể cân nhắc nếu như không gian làm việc có một chiếc bàn lớn. Vị trí đặt chậu cây bạch mã hoàng tử được đánh giá là thích hợp nhất đó là dưới nền đất.
Có thể đặt ở cạnh cửa lối ra vào, sân, sành và gốc phòng. Đặt cây bạch mã hoàng tử ở hướng đông có thể mang đến nguồn năng lượng tích cực. Ngoài ra đặt ở hướng này, cây có thể hấp thụ ánh sáng tự nhiên và quan hợp tốt hơn. Không đặt cây ở những nơi quá tối tăm.
4.3. Cách trồng bạch mã hoàng tử đúng kỹ thuật tại nhà
Hiện nay có 2 cách trồng cây cảnh bạch mã hoàng tử đó là trồng trong đất, trồng thuỷ canh. Chi tiết từng cách trồng sẽ được VNFarm bật mí nhanh qua bài viết dưới đây.
4.3.1. Cách trồng cây bạch mã hoàng tử thuỷ canh
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách chăm sóc cây ngọc ngân tại nhà
- Tham khảo cách trồng và chăm sóc cây kim ngân làm cảnh
Để thực hiện phương pháp này, bạn cần chọn những cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Tiếp theo, tách bầu rễ của cây ra khỏi chậu cũ và rửa sạch rễ bằng nước sạch. Sau đó, cắt bỏ những rễ già, hư hỏng và tỉa bớt cành lá. Tiếp theo, đổ nước sạch vào chậu trồng và đặt cây vào chậu. Hãy đảm bảo rằng nước ngập đến gốc cây, nhưng không ngập lá và cần cố định cây.
4.3.2. Cách trồng cây bạch mã hoàng tử trong chậu đất
Chọn cây bạch mã hoàng tử mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Tiếp theo, tách một phần cây con từ cây mẹ, rửa sạch đất trên rễ của cây con và đặt cây con vào lỗ đã được đào trên chậu. Sau đó, đổ đất xung quanh rễ cây con và tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho cây.
5. Mách bạn cách chăm cây bạch mã hoàng tử sau khi trồng
Cùng VNFarm tìm hiểu cách chăm cây bạch mã hoàng tử nhanh xanh tốt ngay bài viết bên dưới đây nhé!
5.1. Tưới nước cây bạch mã hoàng tử
Cây bạch mã hoàng tử cần một lượng nước tưới trung bình. Tưới nước cho cây mỗi tuần 2 lần vì cây không cần quá nhiều nước trong quá trình phát triển. Hạn chế tưới quá nhiều nước vì sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ, khiến cây kém phát triển. Nếu thấy cây có dấu hiệu thối rễ, cần ngưng tưới nước và thay đất ngay lập tức.
5.2. Bón phân cho cây bạch mã hoàng tử
Sử dụng phân NPK 20:20:15 với Te pha loãng (nồng độ 1 kg/300 lít nước) để tưới cho cây. Tiến hành tưới định kỳ mỗi tuần 1 lần sẽ giúp cây phát triển xanh tốt. Ngoài việc tưới phân NPK, nên sử dụng thêm B1 để bón cho cây bạch mã hoàng tử. Phân B1 này sẽ giúp lá phát triển xanh tốt.
5.3. Cắt tỉa lá, cành trên cây bạch mã hoàng tử
Cây bạch mã hoàng tử mọc cành và lá rất nhanh, do đó cần tiến hành cắt tỉa cành. Cắt bỏ các cành lá bị héo khô, hoa bị phai màu. Việc cắt tỉa cành lá cũng là một cách cách chăm cây bạch mã hoàng tử rất hiệu quả. Giúp loại bỏ môi trường sống của các loài sâu bệnh, hạn chế sự lây lan mầm bệnh từ cành già yếu.
5.4. Kiểm soát sâu hại khi trồng cây bạch mã hoàng tử
Cây bạch mã hoàng tử dùng trang trí trong nhà không nên sử dụng thuốc trừ sâu. Nếu cây xuất hiện sâu hại, bạn có thể sử dụng thuốc diệt muỗi để xịt. Dùng khăn và cồn lau bề mặt lá bị sâu hại tấn công. Nếu bệnh ở mức độ nghiêm trọng thì nên để cây ra ngoài trước khi tiến hành trị bệnh.
6. Cây bạch mã hoàng tử có độc không?
Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc về cây bạch mã hoàng tử. Ở trong bài viết này, VNFarm sẽ trả lời cho các bạn: Cây bạch mã hoàng tử có độc.
Chất độc trong cây bạch mã hoàng tử có công dụng chống lại côn trùng và sâu bệnh. Độc tố nhẹ và không nguy hiểm đến tính mạng con người. Cụ thể là lá cây bạch mã hoàng tử có thể làm đau dạ dày, sưng, khó thở. Đặc biệt, phần nhựa của cây có thể gây kích ứng và phát ban nếu dính phải.
Nếu gia đình có con nhỏ hoặc nuôi thú cưng nên lưu ý đặt cây ở vị trí an toàn. Đeo găng tay khi chăm sóc để tránh dính phải nhựa của cây. Có thể thấy cây bạch mã hoàng tử không có gì nguy hiểm. Nhưng trong quá trình trồng và chăm sóc cây cần phải chú ý cẩn thận là được.
Cách trồng và chăm sóc cây bạch mã hoàng tử thật dễ đúng không nào. Chỉ cần lưu ý những vấn đề mà VNFarm chia sẻ trong bài viết trên thì cây bạch mã hoàng tử sẽ khỏe mạnh và xanh tốt quanh năm. Mong những thông tin trên sẽ thật hữu ích với các bạn.