Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cà chua trong chậu

03:07:27 17/05/2023

Cà chua mang lại giá trị dinh dưỡng cao và làn da tươi trẻ cho người sử dụng. Bởi lý do đó, mà ngày càng có nhiều người lựa chọn cà chua để trồng. Nhưng để mang lại năng suất và hiệu quả khi trồng, bạn cần nắm được cách trồng cà chua đúng cách và những thông tin có liên quan. VNfarm ở đây và sẵn sàng cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết trong bài viết dưới đây!

Xem nhanh

1. Một số lưu ý khi trồng cà chua trong chậu trĩu quả

1.1. Cà chua trồng tháng mấy?


Có thể bạn chưa biết, cà chua là loại cây được trồng theo thời vụ. Vì vậy cần được xem xét và cân nhắc thời gian để chọn thời gian trồng sao cho phù hợp. Sao cho vụ mùa thu hoạch được năng suất. Tại Việt Nam hiện nay, chia làm 3 vụ chính để trồng thu hoạch cà chua: 

  • Đông Xuân: Đây là khoảng thời gian chuyển giao từ mùa đông sang mùa xuân từ cuối tháng 10 đến tháng 11 dương lịch. Theo kinh nghiệm trồng cà chua nếu bạn chọn gieo trồng vào thời gian này, thì thời gian thu hoạch cà chua khoảng tháng 1 hoặc tháng 2 của năm sau đó. 

  • Xuân Hè: Đây là vụ gieo trồng vào đầu năm, nên trồng từ khoảng tháng 12 đến tháng 1 dương lịch. Trồng vào lúc này thì thời gian thu hoạch cà chua vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4. 

  • Hè Thu: Vụ này bắt đầu khoảng tháng 6 đến tháng 7 dương lịch, thời gian thu hoạch cà chua sẽ vào tháng 9 hoặc tháng 10. 

1.2. Chọn giống trồng cà chua


Có rất nhiều loại giống khác nhau phù hợp với sở thích và nhu cầu sử dụng của mỗi người. Bạn có thể lựa chọn giống cây phù hợp như cà chua bi, cà chua đen, cà chua hữu cơ, và nhiều loại khác. Trong số đó, cà chua hữu cơ được đánh giá là dễ trồng và cho quả to.

Để thực hiện cách trồng cà chua trong chậu tại nhà, bạn có thể mua cây giống đã 1 tháng tuổi từ các vườn ươm đáng tin cậy để trồng dễ dàng. Hoặc bạn cũng có thể trồng cà chua bằng hạt giống bằng cách lấy hạt từ quả cà chua chín mua về để ăn. Tuy nhiên, phương pháp trồng từ hạt giống sẽ phức tạp hơn và mất nhiều thời gian hơn.

1.3. Vị trí thích hợp trồng cà chua


Cây cà là giống cây ưa ánh nắng mặt trời, vì vậy hãy đặt cây ở vị trí có nhiều ánh sáng mặt trời chiếu vào, thông thoáng, thời gian chiếu sáng mỗi ngày là 6 - 8 tiếng. Thực hiện cách trồng cây cà chua trong chậu trên ban công, sân thượng, trước nhà là sự lựa chọn tuyệt vời vừa tiết kiệm không gian vừa có rau quả cung cấp mỗi bữa ăn gia đình.

1.4. Chọn chậu trồng cà chua


Cây cà chua thuộc dạng rễ chùm lớn và khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, việc trồng cây trong chậu to là cần thiết. Thông thường, thùng xốp lớn được nhiều người sử dụng để thực hiện cách trồng cây cà chua tại nhà vì chúng có đủ không gian và dễ dàng tạo lỗ thoát nước.

Nếu không có thùng xốp, bạn có thể sử dụng các loại chậu lớn khác, miễn là chúng có lỗ để cây thoát nước.

1.5. Chọn đất trồng cà chua


Xem thêm:

Để trồng được cây cà chua đạt năng suất hiệu quả cần đảm bảo đất có đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng, tơi xốp. Biết được điều này, để cây phát triển tốt nhất bạn cần chuẩn bị sẵn các loại đất pha cát, có chứa nhiều đất mùn hoặc phù sa để trồng trọt. 

Kiểm tra độ ẩm và độ pH của đất thường xuyên. Nếu độ pH kém vào khoảng 6 đến 6.5 nên bón thêm vôi và bón thúc trước khi gieo cà chua. 

Dù là cách trồng cà chua tại nhà hay trồng cà chua trên đồng ruộng đều nên được khuyến khích trồng trên luống. 

  • Mỗi luống có độ rộng từ 110 - 120cm là thích hợp. 

  • Đào rãnh rộng 20 - 25cm theo hướng Đông - Tây. 

  • Để bảo vệ rễ cây khỏi ngập úng vào mùa mưa nên làm luống cao. 

1.6. Mật độ và thời gian trồng cà chua

Đối với cách trồng cà chua thì thời gian và mật độ trồng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cây. Chi tiết về mật độ và thời gian trồng như sau:


1.6.1. Mật độ trồng cà chua

  • Khoảng cách tối thiểu giữa 2 hàng nên ổn định khoảng 80cm. 

  • Mỗi cây cách nhau từ 60cm trở lên, tuỳ thuộc vào loại cây giống bạn chọn trồng.

1.6.2. Thời gian trồng cà chua

  • Hạt cà chua tốt nhất nên trồng vào buổi chiều, khi đã tắt nắng. Nếu bạn trồng cà chua vào vụ Đông Xuân thì nên gieo vào khoảng 3 đến 5 giờ. Mùa xuân hè thì nên gieo muộn hơn, khi trời đã tắt nắng hẳn. 

  • Nếu thuận tiện, nên chọn những ngày trời không nắng gắt, hoặc có mưa để cà chua sinh trưởng được tốt nhất. 

2. Hướng dẫn cách trồng cà chua trong chậu tại nhà

Cách trồng cây cà chua bằng cây con đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, để trồng đúng cách bạn đã biết chưa? Sau đây là thông tin cụ thể về hướng dẫn cách trồng cà chua

2.1. Cách trồng cà chua tại nhà bằng cây giống


2.1.1. Bước 1: Chuẩn bị đất trồng cà chua

Như đã đề cập ở trên, toàn bộ khu vực đất trồng cần được cày xới để có độ tơi xốp. Để cà chua có khoảng cách không gian để phát triển, cần trồng tách đều nhau, rễ cũng được thông thoáng hơn. 

2.1.2. Bước 2: Các bước trồng cà chua bằng cây con

  • Nên chọn cây con có chiều cao đạt chuẩn từ 10 đến 20cm. 

  • Xới đất tạo hình một hố nhỏ có đường kính khoảng 5cm và sâu 4cm. 

  • Để cây con vào giữa sau đó vun đất lại, sao cho ngập nửa thân cây thì dừng lại. 

  • Đè nhẹ xung quanh cho đất chắc chắn hơn, sau đó phun nước vào để giữ độ ẩm. 

2.2. Cách trồng cà chua trong chậu bằng hạt giống


2.2.1. Vật dụng cần chuẩn bị

  • Hạt giống cà chua

  • Hỗ hợp đất trồng cà chua

  • Khay ươm hạt

  • Bình tưới nước

  • Nắp đậy (hoặc màng bọc thực phẩm)

  • Chậu 

2.2.2. Các bước tiến hành cà chua trong chậu

Bước 1: Ngâm hạt giống cây ăn quả cà chua trong nước ấm theo tỉ lệ 2 phần nước sôi và 3 phần nước lạnh. Sau đó, ủ hạt giống trong một khăn ẩm khoảng 6 tiếng.

Bước 2: Rải hỗn hợp đất đã chuẩn bị sẵn vào các lỗ trên khay và nhẹ nhàng nén sao cho mặt đất cách mép khay khoảng 0.5cm. Sử dụng ngón tay để tạo các lỗ gieo hạt, mỗi khay tạo 2 lỗ, mỗi lỗ có độ sâu khoảng 1 - 1.5cm. Tránh tạo lỗ quá sâu để đảm bảo hạt có thể nảy mầm.

Bước 3: Gieo hạt xuống đất. Sau khi gieo hạt, rải một lớp đất mỏng lên trên để che phủ hạt giống.

Bước 4: Tưới nước đủ ẩm, sau đó sử dụng nắp đậy hoặc màng bọc thực phẩm để che phủ bề mặt khay ươm, giữ độ ẩm. Đặt khay ươm ở một nơi tối, che chắn để tránh côn trùng và theo dõi độ ẩm thường xuyên. Chờ đến khi hạt giống nảy mầm và mọc lá.

Bước 5: Sau khi đã có 1 đến 2 lá thật thì tiến hành trồng cây vào chậu và thực hiện cách chăm sóc như bình thường.

3. Mách bạn chăm sóc cây cà chua sau khi trồng

3.1. Tưới nước cho cà chua


Tưới nước là một trong những cách chăm sóc cây cà chua không thể bỏ qua. Vì để trồng bất cứ loại cây nào chúng ta cũng cần cung cấp đủ nước để chúng phát triển được tốt nhất. Ở từng giai đoạn sẽ có cách tưới nước khác nhau: 

  • Sau khi trồng xong dưa leo, cần liên tục tưới nước vào mỗi buổi sáng trong 1 tuần đầu. Quan sát kỹ khi thấy cây bén rễ thì giảm lượng nước lại còn 2 ngày 1 lần. Còn khi thấy lá và cành bắt đầu phát triển thì tăng lượng nước mỗi lần tưới cà chua. Đến khi cây ra hoa thì phải luôn giữ được độ ẩm cho cây. 

  • Giai đoạn ra hoa, ở giai đoạn này, khi hoa và quả xuất hiện, cần đảm bảo nhu cầu về lượng thường xuyên. Khi quan sát bạn cần linh hoạt tùy chỉnh lượng nước sao cho phù hợp. 

  • Nếu trồng cà chua với diện tích rộng, để đảm bảo tính chính xác, tiết kiệm tối ưu được thời gian và công sức, nên tích hợp hệ thống tưới nước tự động cho vườn cà chua. 

3.2. Bón phân cho cây cà chua


Bón phân cho cây cà chua bao gồm bón lót và bón thúc. 

3.2.1. Bón lót

Bón lót vào thời điểm trước khi trồng cây cà chua và sau khi đậu quả cà chua bằng các loại phân bón Organic 1 với lượng khoảng 80 đến 100kg/1000m2 cho một lần bón. 

3.2.2. Bón thúc

Chia làm 4 lần bón với liều lượng như sau: 

  • Bón sau 15 ngày sau khi trồng cà chua. Cần bón NPK chuyên dụng có hàm lượng đạm cao để nuôi cây cà chua  NPK 30-10-10+TE hoặc NPK 16-16-8+TE.

  • Sau 25 ngày trồng: lúc này cây bắt đầu xuất hiện nụ, cần tăng cường hàm lượng phân lân cho cây, để thúc đẩy quá trình ra hoa được nhanh hơn. 20-20-15+TE là loại NPL đáp ứng nhu cầu. 

  • Hoa nở: Bón NPK 15-15-15+Te để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cân bằng, để cây mau ra quả. 

  • Trước khi thu hoạch đợt quả đầu tiên: nên chọn phân có hàm lượng Kali cao để thúc trái, làm trái có chất lượng hơn bằng NPK 

  • Lần 4 (trước khi thu hoạch quả đầu tiên): Chọn loại phân có hàm lượng Kali (K) cao để thúc trái, tang kích cỡ, tạo độ bột, thơm cho trái như NPK 16-9-21+TE; 15-5-27+TE.

  • Mỗi lần thu hoạch quả cần bón thúc cho cây cà chua. 

3.3. Làm giá đỡ cho cây cà chua trồng tại nhà


Thân cây cà chua rất yếu, dễ bị đổ, do đó bạn làm giàn khi trồng cà chua trong chậu hoặc trong đất. Thông thường, việc tạo giàn được thực hiện sau khoảng 1,5 - 2 tháng sau khi cây được trồng, trước khi cây bắt đầu ra hoa. Bạn có thể sử dụng các cọc tre, thanh gỗ, sắt, hoặc nhựa để tạo giàn cho cây.

Hãy cố định các cọc với chậu và đặt chúng ở các vị trí không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Sau đó, sử dụng dây buộc để thắt chặt thân cây vào các cọc. Hãy chọn kích thước và chất liệu của cọc phù hợp với loại giống cà chua bạn trồng, bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến kích thước và trọng lượng quả cây

3.4. Sâu bệnh hại thường thấy ở cây cà chua


Sâu xám: Đây là một loại sâu thường xuất hiện khi cây cà chua còn non. Ban ngày, chúng thường ẩn mình dưới đất và chỉ lên cắn cây vào ban đêm. Để phòng chống sâu xám, trước khi trồng cây cà chua, bạn nên phơi đất dưới ánh nắng một vài ngày để làm sạch đất và giảm khả năng xuất hiện của loại sâu này.

Sâu đục quả: Đây là loại sâu thường đẻ trứng trên lá cây. Khi ấu trùng nở, chúng sẽ đục lá và xâm nhập vào quả cây. 

Nếu thấy sự xuất hiện của sâu hại trên cây cà chua bạn có thể sử dụng Leven để phun phòng và tiêu diệt sâu hại. Leven là sản phẩm được VNFarm sản xuất trực tiếp nên ban có thể yên tâm về chất lượng và giá thành sản phẩm.

Để trồng được cây cà chua cần bạn nắm chắc được cách trồng cà chua đúng và kỹ thuật chăm sóc cây. Hy vọng thông qua thông tin được tổng quát phía trên, hy vọng bạn đã có kiến thức để chăm cây cà chua của mình cho một vụ mùa thật năng suất. VNFarm luôn ở đây và mang đến những thông tin bổ ích cho bạn đọc. 


Liên hệ