Cách trồng và cách chăm sóc cam đường canh đúng kỹ thuật

08:48:25 03/03/2023

Cam canh hay còn gọi là cam đường có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Do đó, cam canh đã trở thành cây trồng chính của không ít hộ dân. Vậy cách trồng và chăm sóc cam canh đúng kỹ thuật gồm có những gì? Hãy cùng VNFarm tìm hiểu ở bài viết này.

Xem nhanh

1. Giới thiệu về cây cam canh


Tên cây trồng

Cam canh 

Tên khoa học

Citrus myrtifolia

Họ của cây

Cửu lý hương, họ Vân hương

Tên khác

Cam đường

Loại thân

Thân gỗ

 

Cây cam canh được nhân giống và trồng tại Hoài Đức, Hà Nội. Về sau vì giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà được trồng phổ biến tại nhiều nơi. Thân cây thường mọc xòe, hoặc có khi mọc đứng. Có nhiều gai, trên cành có vết sần. 

Hoa của cam canh có màu trắng, thường mọc đơn, đôi lúc mọc chùm ở nách lá. Hoa có 5 cánh. Cho quả hình tròn, đường kính trung bình mỗi quả 7cm, vỏ có nhiều tinh dầu và có phần hơi mỏng. 

Quả cam canh lúc còn non thì có màu xanh, nhưng đến độ khi chín thì lại có màu vàng. Khi ăn, cam có nhiều nước, vị ngọt, thanh mát và rất dịu. Đây là đặc điểm khiến cam canh nhận được sự ưa chuộng từ mọi người.

2. Hướng dẫn cách trồng cam canh đúng kỹ thuật

2.1. Thời vụ và mật độ trồng cây cam đường canh


Thời vụ thích hợp nhất để trồng là vào vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 4. Vụ Thu kéo dài từ tháng 8 cho đến tháng 10 mỗi năm. 

Phụ thuộc vào từng vùng đất xấu tốt khác nhau mà bố trí mật độ khác nhau. Nhưng khoảng cách tiêu chuẩn trung bình từ 3 đến 5m/cây. Mật độ đảm bảo là 333 cây trên 1ha. 

2.2. Chọn giống cam canh


Trong kỹ thuật trồng cam canh thì việc chọn giống cam canh vô cùng quan trọng. Để quá trình chăm sóc tốn ít công sức và năng suất nhận lại cao. Giống được chọn phải đảm bảo các tiêu chuẩn không nhiễm các mầm bệnh, giống khỏe, giống có chiều cao rơi vào khoảng 40 đến 60cm. 

Bà con nên đến trực tiếp những vườn ươm uy tín để chọn được giống chất lượng. 

2.3. Cách trồng cam canh


Cách trồng cam canh cần được tuân thủ đúng kỹ thuật để cây trồng khoẻ và nhanh thích nghi với môi trường. 

  • Trước khi đem giống trồng xuống đất. Cần thực hiện đào hố và bón lót trước đó 15 đến 30 ngày. Bón lót cho cây có thể là phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoại mục. Nhằm mục đích bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng

  • Tiếp đến lấp đất lại thành một ụ, sao cho cao hơn mặt đất từ 15 đến 20cm. Đến lúc sắp đặt bầu cây giống xuống trồng. Đào một lỗ ở giữa hố, rồi nhẹ nhàng đặt bầu đất xuống, lấp đất lại sao cho nén chặt bầu đất. 

  • Thêm vào đó, cắm một cọc chéo hình chữ X vào cây và buộc nhẹ nhàng lại. Việc này nhằm mục đích khi có gió lớn hoặc mưa to, cây cũng không bị đổ ngã.  

Đây là toàn bộ cách trồng cam canh đúng kỹ thuật được tổng hợp bởi VNFarm. Đây là kiến thức có được từ những chuyến đi thực tế về các vườn cam canh. 

3. Hướng dẫn cách chăm sóc cây cam đường canh

Cách chăm sóc cây cam đường canh cần đảm bảo những yếu tố dưới đây: 

Xem thêm

3.1. Tưới nước cho cây cam canh


Nước là yếu tố không thể thiếu đối trong cách chăm sóc cây cam đường canh. Bà con tưới nước thường xuyên để cấp đủ độ ẩm cho cây. Nhất là vào giai đoạn cây ra hoa, đậu quả và quá trình nuôi quả cần phải cung cấp lượng nước nhiều hơn bình thường. Vì thiếu nước dẫn đến hoa bị rụng, chất lượng quả kém. 

Nhưng tưới thừa nước cây rất dễ bị thối rễ, đồng thời là hiện tượng vàng lá, chết cây. Trường hợp thời tiết nắng nóng, nên tưới 1 lần trong một ngày, đến khi thấy cây có sức sống và phục hồi khả năng sinh trưởng. Sau đó, tùy điều kiện phát triển và thời tiết mà điều chỉnh lượng nước cho phù hợp. 

3.2. Phân bón cây cam canh


Trong quá trình thực hiện cách chăm sóc cam canh, cần bón phân thường xuyên. Nhất là vào giai đoạn cam còn nhỏ. Bón thúc vào tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 11 để giúp cây luôn đủ chất dinh dưỡng để ra quả chất lượng. 

3.3. Tỉa cành cho cam canh


Để cây sinh trưởng mạnh mẽ, có thể cắt tỉa cành thường xuyên. Nhưng khi cây đạt đến độ cao 0.5 đến 0.6m thì bắt đầu tạo tán và thân vào khung. Lúc này có thể uốn cây theo ý bà con và cắt tỉa đi những cành lá để tạo ra sự cân đối. 

Nhất là những cành giá, sau khi đã cho quả 1 đến 2 vụ nên cắt bỏ, để tập trung chất dinh dưỡng nuôi những cành còn non. Bên cạnh đó, lá héo, úa, cành tập trung dưới gốc cũng nên cắt bỏ đi. Tạo độ thông thoáng cho cây tránh được những mầm bệnh về sau.

3.4. Phòng trừ sâu bệnh trên cây cam canh


Kiểm tra vườn thường xuyên, phát triển sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ sớm.

Các loại sâu hại phổ biến trên cây cam canh đó là sâu vẽ bùa, rệp sáp, rầy chổng cánh, sâu đục thân.

Đối với sâu vẽ bùa, sâu đục thân, sâu ăn lá thì bạn có thể tham khảo sản phẩm Vansi VNFarm có tác dụng trị sâu vô cùng tốt.

Đối với rệp sáp, rầy chổng cánh thì bạn có thể tham khảo sản phẩm Verni của VNFarm.

Các sản phẩm này đều là sản phẩm sinh học và tác dụng diệt, phòng trừ sâu bệnh hại nhanh và hiệu quả phổ rộng. Nếu sử dụng không hiệu quả thì chúng tôi sẽ hoàn tiền 100%.

3.5. Thu hoạch cam đường canh


Khi vỏ bắt đầu chuyển sang màu vàng là có thể thu hoạch được. Ưu tiên hái cam vào lúc trời có bóng râm mát và khô ráo. Sau khi thu hoạch mang về nhà thì phân loại và bảo quản hợp lý. 

Cách trồng và chăm sóc cam canh đúng kỹ thuật thật sự không quá khó. Qua bài viết được trên, hy vọng bà con đã nắm được kiến thức nhất định cho mình và áp dụng thành công vào vườn nhà. VNFarm luôn đồng hành và mang đến thông tin, trải nghiệm hữu ích nhất. 


Liên hệ