Cách trồng cây cam sành cho vụ mùa bội thu
Cam sành là quả mang đến nhiều giá trị về mặt sức khỏe như bổ sung hàm lượng vitamin C dồi dào, hỗ trợ cải thiện thị lực, cải thiện sức đề kháng hiệu quả,....Đây cũng là một trong những lý do chính khiến cây cam sành được trồng nhiều. Vậy bạn có biết cách trồng cây cam sành? Nếu chưa thì xem ngay bài viết này.
1. Chuẩn bị dụng cụ và đất trồng
1.1. Dụng cụ trồng cây cam sành
Đối với dụng cụ trồng, có thể sử dụng những vật tái chế có sẵn trong nhà như bao tải, bao xi măng hoặc thùng xốp. Nếu những gia đình có đất rộng càng phù hợp hơn để trồng cam. Tuy nhiên, trồng trong bất kỳ dụng cụ nào bạn cùng cần khoét lỗ để thoát nước. Còn đối với việc trồng thẳng trên đất cần lựa chọn đất có khả năng thoát nước tốt.
Cam là loại cây ưa ánh sáng, phát triển lý tưởng trong môi trường có nhiệt độ từ 23 đến 29 độ C.
1.2. Đất trồng cam sành
Đất thích hợp trồng cam là đất thung lũng, đất đồi mới được khai hoang, đất bồi, đất phù sa,...Tuy nhiên, đất phù hợp nhất là đất thịt có nhiều mùn, thoát nước tốt, mực nước ngầm dưới 1m. Tầng đất canh tác trồng cây cam sành dày khoảng 0.8 - 1m. Độ pH từ 5 đến 7 là thích hợp. Trước khi trồng cam sành thì nên bón lót phân chuồng hoại mục dưới hố. Sau đó rải vôi phơi ải từ 15 đến 20 ngày để diệt sạch các mầm bệnh có trong đất
1.3. Thời vụ trồng cây cam sành
Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây cam sành trong năm là cuối mùa nắng và đầu mùa mưa. Vào khoảng tháng 4 đến 5 dương lịch. Nếu bạn dự trữ đủ nguồn nước có thể trồng vào cuối mùa mưa. Vào khoảng tháng 9 đến 10 dương lịch.
Nhưng để tiết kiệm phần lớn chi phí và công sức nên trồng vào cuối nắng và đầu mùa mưa. Bởi khi trồng cây vào thời điểm thì cây nhanh khoẻ, bén rễ tốt và nhanh thích nghi với môi trường.
Thời vụ trồng cây cam sành thích hợp nhất là vào tháng 9, 10 dương lịch
1.4. Khoảng cách trồng cây cam sành
Đào hố trồng cam sành đảm bảo kích thước 40 x 40 x 40cm hoặc 60 x 60 x 60cm. Tại những vùng cao, đồi núi cần đào hố 70 x 70 x 70cm. Cách cách giữa các cây cam với nhau là 4 x 5m. Nhưng đối với cam trồng theo phương pháp chiết, đảm bảo khoảng cách giữa các cây là 3 x 3m.
1.5. Chọn giống cam sành
Cam sành, cam Xoàn, cam Vinh,...là những giống cam phổ biến trên thị trường hiện nay. Tùy vào sở thích và nhu cầu, thổ nhưỡng nơi bạn sống mà chọn giống cam cho phù hợp.
Ba hình thức phổ biến nhất để nhân giống cam là nhân giống bằng hạt, chiết cành hoặc có thể ghép cành. Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược khác nhau:
-
Phương pháp chiết cành cây cam sẽ mau ra trái để thu hoạch nhưng bộ rễ lại yếu và tuổi thọ kém.
-
Phương pháp ghép cây sẽ khỏe mạnh hơn, tuổi thọ lâu và bộ rễ phát triển vô cùng mạnh mẽ.
-
Khi trồng bằng hạt cây sẽ rất lâu để ra được trái và năng suất thường kém hơn rất nhiều.
Để tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời hiệu quả vượt trội bạn nên đến các vườn cây hoặc vườn ươm uy tín để mua trực tiếp cây giống.
2. Hướng dẫn cách trồng cây cam sành
-
Khi tiến hành trồng cây cam sành, đào một lỗ lớn ở giữa hố (lỗ cần lớn hơn bầu). Dùng kéo hoặc dao rạch túi đựng bầu đất nên làm nhẹ nhàng tránh làm rách bầu đất.
-
Sau đó đặt bầu cây vào lỗ vừa mới đào, dùng chân đè nhẹ xuống xung quanh gốc để cây cam được cố định.
-
Cắm một cọc cạnh bên, cột vào cùng cây con để tránh tác động xấu của thời tiết bên ngoài làm ngã, đổ cây. Nhưng nếu bà con lựa chọn trồng cam vào mùa khô nên phủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ độ ẩm nhất định cho cây.
-
Sau khi trồng cây thì tưới nước ngay, tiếp đến từ 3 - 5 ngày tiếp tục tưới nước, giữ ẩm cho cây trồng trong thời gian 1 tháng đầu tiên để cây mau chóng đâm ra rễ mới.
3. Chăm sóc cây cam sành đúng kỹ thuật
Để cách trồng cây cam sành nêu trên mang lại hiệu quả, cần có chế độ chăm sóc cam đúng cách. Dưới đây là thông tin chi tiết:
3.1. Tưới nước
Nước cần được cung cấp đủ vào các thời điểm: mùa khô nóng, trái đang lớn và trái sắp chín. Cần làm sạch cỏ trước khi vào vụ gieo trồng cam sành. Xới toàn bộ diện tích trồng, đồng thời mỗi năm xới gốc từ 2 đến 3 lần.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách trồng cam và cách chăm sóc cam
- Tìm hiểu cách trồng và cách chăm soc cam đường canh
Ngoài ra, để hạn chế thấp nhất tình trạng cỏ dại mọc tràn lan trong khu vực trồng cam, nên phủ gốc cây cam bằng rơm rạ, rác mùn, cây phân xanh,...xới phá váng sau những cơn mưa lớn,....
Tình trạng che khuất ánh sáng lẫn nhau làm cho cây không thể phát triển, nhà nông cần chú ý. Theo dõi cây cam sát sao, cắt bỏ hết những cành vượt, chồi mọc ra từ gốc ghép. Khoảng từ 1 đến 2 tháng khi cây cam bắt đầu có rễ đâm chồi, bà con hãy thực hiện hãm ngọn ở chiều cao khoảng 70cm. Chỉ giữ lại khoảng 7 đến 10 chồi khỏe mạnh sao cho phân bổ đều ở quanh gốc.
3.2. Làm cỏ cho cây cam sành
Để hạn chế cỏ dại xung quanh gốc cây cam sành, thì cần phủ thêm rơm rạ, phân xanh xung quanh gốc. Vào thời điểm tháng 1, 2, 8, 9 cần thường xuyên làm cỏ. Xới sạch toàn bộ diện tích đất trồng mỗi vụ 1 lần. Xới gốc từ 2 đến 3 lần trong một năm.
3.3. Tỉa nhánh tạo tán cho cây cam sành
Tiến hành hãm ngọn cho cây cam sành, cắt bỏ khoảng 70cm ngọn cam sành và chỉ nên giữ lại từ 7 đến 10 chồi khỏe nhất, phân bổ xung quanh gốc. Các chồi không bị che khuất ánh sáng với nhau. Trong giai đoạn trưởng thành thì bà con thường xuyên cắt bỏ những cành già, cành gãy.
3.4. Bón phân cho cây cam sành
Quá trình bón phân diễn ra như sau:
-
Năm đầu tiên: Mỗi tháng bón thúc bằng phân đạm pha loãng (1%), cứ 15 - 20 ngày thì tưới 1 lần.
Vào giai đoạn năm thứ 2 đến 3: mỗi năm bà con bón cho cây cam khoảng 10kg phân chuồng (phân hữu cơ vi sinh) kèm 100g ure, 300 supe lân và 100g kali chia thành 4 lần bón đều nhau.
-
Lần 1 vào tháng 9 - 11: 100% phân hữu cơ, 100% supe lân.
-
Lần 2 bón vào tháng 1 - 3: 40% ure + 40% kali.
-
Lần 3 vào tháng 5: 30% ure + 30% kali.
-
Lần 4 bón vào tháng 7 - 8: 30% ure + 30% kali.
Từ giai đoạn năm thứ 3 trở về sau, tỷ lệ bón và số lần bón cần được đảm bảo như trên, nhưng cần tăng lượng phân cả năm cho mỗi cây lên liều lượng như sau: 30kg phân hữu cơ, 500g supe lân, 500g ure, 500g kali.
4. Trồng cây cam bao lâu có trái?
Trồng cây cam bao lâu có trái? Đây là thắc mắc của không ít hộ dân khi quyết định trồng loại cây này. Cây cam sau khi trồng khoảng 1.5 năm thì bắt đầu cho ra trái. Đối với thời gian tối đa để khai thác cam là dưới 15 năm.
5. Thu hoạch và bảo quản cây cam sành
Khi vỏ quả cam sành chuyển từ màu xanh sang màu vàng thì có thể tiến hành thu hoạch, sử dụng kéo để hạn chế tình trạng gãy cành. Hái nhẹ nhàng tránh làm dập quả, quả sau thu hoạch sẽ được cho vào thùng giấy, thùng xốp vận chuyển để đảm bảo chất lượng.
6. Cách chăm sóc cây cam sành sau mỗi vụ thu hoạch
Sau mỗi vụ thu hoạch thì cần chăm sóc cây, vệ sinh vườn, cắt tỉa nhánh và phòng trừ sâu bệnh cho vườn cam sành.
Dọn sạch cỏ, sau 25 đến 30 ngay sau khi thu hoạch tiến hành cắt bỏ nhánh bị sâu, bị tăm hương, bị héo,....
Quét vôi vào gốc cam sành để ngăn chặn và phòng trừ bệnh hại.
Hy vọng qua bài viết này của VNFarm bạn đã biết cách chăm sóc và cách trồng cây cam sành như thế nào để đạt hiệu quả tốt. Chúng tôi luôn ở đây và cung cấp những kiến thức nông nghiệp bổ ích nhất. Đừng quên để lại bình luận khi có bất cứ vấn đề gì thắc mắc.