Hướng dẫn cách trồng tre lấy măng đúng kỹ thuật

08:40:53 01/04/2023

Măng tre là gì? Măng tre có tác dụng gì? Cách trồng tre lấy măng đúng kỹ thuật ra sao? Tất cả sẽ được bật mí nhanh qua bài viết bên dưới đây của chúng tôi. Đón xem ngay nhé!

Xem nhanh

1. Giới thiệu măng tre


Tìm hiểu đôi nét về măng tre

1.1. Măng tre là gì?

Măng tre là những cây non mọc lên từ đất của các loài tre, bao gồm Bambusa vulgaris và Phyllostachys edulis. Măng được dùng làm thực phẩm chế biến trong các bữa ăn với nhiều hình thức bán như măng tươi, măng khô và măng đóng hộp.

1.2. Đặc điểm nhận dạng măng tre

Măng tre là cây con của cây tre. Có dạng hình nón, các lớp vỏ bên ngoài xếp chồng chéo nhau để bảo vệ phần ruột bên trong. Các cây tre thường mọc thành cụm và thường là cả rừng tre, măng tre thường mọc cạnh những cây già. Măng tre có vị ngọt, hơi đắng. Ngoài đóng vai trò là một loại thực phẩm, măng tre còn được sử dụng làm dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh.

1.3. Tác dụng của măng tre là gì?


Tác dụng của măng tre tại nhà

Hàm lượng dinh dưỡng có trong măng tre rất cao, lượng calo thấp. Măng tre chứa hàm lượng lớn chất xơ, protein, canxi, sắt. Cùng một số loại vitamin và chất chống oxy hóa nên được rất nhiều người lựa chọn sử dụng. Măng tre mang lại một số công dụng cho sức khỏe con người:

  • Phòng ngừa các bệnh tim mạch;

  • Tăng cường sức khỏe;

  • Tốt cho hệ thần kinh;

  • Phòng ngừa ung thư;

  • Giảm cân.

Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng một lượng măng tre vừa phải, không nên lạm dụng. Sử dụng măng tre quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe. Trong quá trình sơ chế măng tre cũng phải đảm bảo thật kỹ càng để loại bỏ các độc tố.

Với nhiều công dụng hữu ích cho sức khoẻ nên cách trồng tre lấy măng được khá nhiều người quan tâm. Hiểu được điều đó, bài viết này VNFarm sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách trồng măng tre đơn giản tại nhà.

2. Các bước chuẩn bị để thực hiện cách trồng tre lấy măng

2.1. Chuẩn bị đất trồng

Tre là loại cây sống tốt trên những tầng đất dày, tơi xốp và nhiều mùn. Đất phải đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn và thoát nước tốt. Trồng tre trên những vùng đất phù sa ven sông, đất nương rẫy tre sẽ sinh trưởng tốt và cho sản lượng măng tre lớn. 

Không nên trồng tre trên những loại đất sau:

  • Đất mặn;

  • Tầng đất mỏng;

  • Vùng đất dễ ngập úng;

  • Đất cát khô rời rạc;

Nếu bà con trồng tre ở những vùng nghèo chất dinh dưỡng cần tiến hành cải tạo đất. Bón nhiều phân hữu cơ, phủ rơm rạ và thường xuyên tưới nước.

2.2. Nhân giống cây tre

Chọn giống và nhân giống tre cũng đóng vai trò quan trọng trong cách trồng tre lấy măng.

Có thể nhân giống cây tre từ thân ngầm, thân khí sinh, hom gốc, hom cành và trồng bằng hạt. Khi nhân giống phải chọn những cây tre được 7 - 8 tháng tuổi, phát triển tốt và không bị ảnh hưởng của sâu bệnh.

2.2.1. Hom gốc

Chọn những thân tre có 3 lóng, đường kính trên 7cm. Thân cây tre phải có một thân ngầm và chồi non không bị dập nát. Sau thời gian 3 tháng trong vườn ươm là có thể đem trồng. Khi trồng tre thành rừng, cây có tỷ lệ sống rất cao.

2.2.2. Hom thân

Cưa cây tre ở phần gốc tiếp giáp với thân ngầm. Dùng dụng cụ chuyên dụng đục lỗ theo hướng thẳng góc với cành. Đặt ở vườn ươm và lấp đất phủ kín thân tre. Giữ ẩm bằng cách đổ nước vào các ống tre. Làm giàn che và tưới ẩm thường xuyên. Sau 3 tháng, khi cây ra cành mới và rễ thì bứng lên, cưa thành từng đoạn ngắn và đem trồng.

2.2.3. Hom cành

Chọn những cành bánh tẻ có rễ phát triển tốt. Cưa gốc cành theo hướng từ dưới lên, chỉ cưa ½ đường kính của gốc cành. Cắt cành ngắn, chỉ để lại 2 đến 3 lóng là được. Sử dụng giá thể gồm rơm hoặc xơ dừa trộn với đất và chất kích thích ra rễ bó vào gốc cành. Dùng bao nilon có nhiều lỗ nhỏ bọc chặt lại và tưới nước.

Sau khoảng 1 tháng, kiểm tra thấy cành ra rễ thì cắt xuống và đưa vào bầu. Sau 3 tháng nuôi cây trong bầu, tiến hành trồng ra đất.

2.3. Thời vụ và mật độ trồng


Thời vụ và mật độ thích hợp để trồng tre

Xem thêm:

2.3.1. Thời vụ

Áp dụng kỹ thuật trồng tre lấy măng đúng thời vụ sẽ thu được măng tre có chất lượng cao. Ở khu vực Đông Nam Bộ, trồng tre vào khoảng thời gian tháng 7 - tháng 9 là hợp lý. Do thời điểm này đất đảm bảo được độ ẩm giúp cây phát triển tốt. 

2.3.2. Mật độ trồng

Lựa chọn mật độ để thực hiện cách trồng tre lấy măng phải dựa vào điều kiện thổ nhưỡng. Có 3 loại mật độ trồng được áp dụng và có hiệu quả cao:

  • Mật độ 400 cây/ha: các cây cách nhau 5x5m;

  • Mật độ 300 cây/ha: các cây cách nhau 6x5m;

  • Mật độ 270 cây/ha: các cây cách nhau 6x6m.

3. Hướng dẫn cách trồng tre lấy măng đúng kỹ thuật

Cách trồng tre lấy măng: Khi trồng tre xuống đất cần lưu ý trộn đều hỗn hợp phân với đất trước khi đặt cây xuống hố. Sau đó dùng đất mịn và nhỏ lấp đầy hố, nén thật chặt phần gốc để giữ cho cây đứng thẳng. Nhớ tưới nước thật đẫm sau khi trồng để đảm bảo rễ cây và đất tiếp xúc tốt với nhau. Dùng một ít rơm rạ ủ xung quanh gốc cây để ngăn chặn sự sinh trưởng của cỏ dại.

Dưới đây là tất tần tật thông tin liên quan đến kỹ thuật trồng tre lấy măng, nếu bạn quan tâm đến cách trồng măng tre thì hãy tham khảo bài viết trên đây của VNFarm.

4. Hướng dẫn cách chăm sóc cây tre lấy măng

4.1. Tưới nước

Nước là yếu tố không thể thiếu cách trồng tre lấy măng đúng kỹ thuật. Trong giai đoạn mới trồng cần tưới nước cho cây mỗi ngày. Nếu phát hiện thấy cây tre đột nhiên bị rụng lá hãy kịp thời tăng lượng nước tưới cho cây. Trong những thời điểm thời tiết khô hạn nên tưới nước để hỗ trợ quá trình phát triển của cây tre. 

4.2. Bón phân

Để cây tre có thể phát triển khoẻ mạnh thì bà con cần xác định đúng thời điểm và chuẩn bị lượng phân bón phù hợp để tiến hành bón cho cây. Nên tiến hành bón thúc vào thời điểm trước khi ra măng 1 tháng để kích thích sự phát triển của cây và tăng sản lượng măng tre thu hoạch. Khi bón nên đào rãnh xung quanh và cách gốc tre 500cm lấp đất và tưới nước sau khi bón.

Mỗi bụi tre nên bón khoảng 15kg phân chuồng hoai mục và 1kg phân NPK để cung cấp nguồn dinh dưỡng. Sử dụng phân chuồng không chỉ kích thích sự sinh trưởng của măng tre mà còn tạo ra được măng tre sạch để cung cấp cho thị trường.

4.3. Kiểm soát côn trùng gây hại

Khi thực hiện cách trồng tre lấy măng cho mục đích kinh doanh măng phải chú ý chăm sóc thật tốt, tránh sự ảnh hưởng của sâu bệnh. Các cây tre rất ít bị sâu hại tấn công và không gây ra thiệt hại lớn nhưng vẫn phải chăm sóc thật tốt và có biện pháp phòng trừ khi có sự xuất hiện của sâu bệnh. 

Một số loại sâu bệnh hại thường gặp và cách khắc phục:

4.3.1. Bệnh khô héo do vi khuẩn

Dấu hiệu bệnh: Cây măng bị nhiễm bệnh sẽ xuất hiện vảy bên ngoài. 

Cách phòng trị: Sử dụng Vansi để phòng trừ và tiến hành vun đất cao hơn.

4.3.2. Bệnh vàng sọc

Dấu hiệu bệnh: Phiến lá có sọc vàng xanh xen kẽ, thịt măng có dọc màu nâu đen và một thời gian sẽ hóa gỗ. 

Cách phòng trị: Loại bỏ những mang tre bị bệnh và sử dụng bột vôi rắc quanh gốc.

4.3.3. Bọ hung

Dấu hiệu bệnh: Sâu đục lỗ trong măng tre và đẻ trứng. Măng tre sẽ bị héo úa và chết đi.

Cách phòng trị: Bắt sâu non bằng tay hoặc chặt bỏ các măng tre bị bệnh quá nặng. Tiến hành sử dụng Leven để phòng trừ bệnh.

5. Thời điểm thích hợp để thu hoạch măng tre


Thời điểm thích hợp để thu hoạch măng tre là khi nào?

Tùy vào từng loại măng và thị hiếu của người tiêu dùng mà măng tre sẽ được khai thác ở những thời điểm khác nhau. Dùng những dụng cụ chuyên dụng để đào đất xung quanh và xắn gốc măng. 

  • Tre Lục Trúc: Chỉ thu hoạch khi măng vừa mới nhú ngang mặt đất;

  • Tre Tàu: Thu hoạch tùy vào nhu cầu của người dùng. Măng nanh thu hoạch khi chiều cao thấp hơn 25cm; măng củ thu hoạch khi chiều cao từ 25-30cm và măng ống thu hoạch khi chiều cao từ 50-100cm.

Nhu cầu sử dụng măng tre trên thị trường hiện nay ngày càng tăng. Do đó, nắm được cách trồng tre lấy măng là rất quan trọng. Mong rằng những chia sẻ của VNFarm trong bài viết có thể hỗ trợ bà con trồng được những rừng tre cho năng suất măng lớn. Ngoài măng tre, cây tre cũng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Để xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích liên quan đến cây trồng thì hãy luôn theo dõi VNFarm!


Liên hệ