Hướng dẫn cách trồng tía tô trong chậu tại nhà
Tía tô có tác dụng làm vị thuốc trị các bệnh Đông Y. Ngoài ra, tía tô còn được dùng để ăn kèm trong nhiều món ăn. Tại Việt Nam, tía tô đã trở thành nét đặc trưng không thể thay thế. Vậy, bạn có biết cách trồng tía tô tại nhà cho lá quanh năm hay không? Hãy để VNFarm mách nhỏ bí kíp ngay trong bài viết dưới đây!
1. Đặc điểm cây tía tô
Tại các quốc gia Nhật Bản, Triều Tiên, Ấn Độ, tía tô được xem như một loại rau gia vị vô cùng phổ biến. Đặc biệt, tía tô được chia theo tên các quốc gia. Điển hình, tía tô Nhật Bản, tía tô Hàn Quốc, tía tô Việt Nam,...
Tía tô có một mùi đặc trưng và nước có thể đem ép làm tinh dầu. Cây tía tô thường đạt độ cao từ 0.5 đến 1m. Đặc điểm đặc trưng để nhận dạng lá là mọc đối, có mép khía răng, có khi hai mặt bên đều tím. Hoặc là một bên màu tím, một bên màu xanh lục có lông nhám.
Cây được dùng nhiều trong việc làm rau ăn kèm của các món ăn.
2. Lá tía tô có tác dụng gì?
Một số công dụng tuyệt vời của lá tía tô cần nhắc đến đó là:
-
Có thể chống lại các tác nhân gây ra bệnh về đường hô hấp
-
Cải thiện sắc tố loại bỏ tế bào chết trên da giúp da đều màu và trắng hơn.
-
Bảo vệ tim mạch, thần kinh và chống dị ứng.
-
Tác dụng tốt trong việc điều trị gout và tốt cho hệ thống tiêu hoá.
-
Phòng chống các bệnh ung thư.
-
Hỗ trợ giảm cân.
-
Ổn định một số bệnh lý tự miễn dịch.
Với nhiều công dụng hữu ích nên cách trồng tía tô trong chậu tại nhà rất được nhiều người quan tâm. Hiểu được điều đó, bài viết này VNFarm sẽ chia sẻ bạn cách trồng rau tía tô trong chậu dễ thực hiện. Đón xem ngay nhé!
3. Thời vụ thích hợp trồng rau tía tô
Rau tía tô có thể trồng bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên điều kiện để lá tía tô phát triển nhất là vào vụ Xuân từ tháng 2 đến 4, vụ Thu từ tháng 8 đến tháng 9.
4. Các bước chuẩn bị trồng tía tô trong chậu
Đối với cách trồng tía tô trong chậu thì công đoạn quan trọng nhất đó chính là chuẩn bị, chi tiết quá trình chuẩn bị như sau:
4.1. Dụng cụ trồng rau tía tô
Cách trồng tía tô không khó. Bạn có thể tận dụng chậu, khay, bao xi măng hoặc bất kỳ vậy dụng nào trong gia đình có thể sử dụng được. Hoặc có thể làm mảnh đất trống. Chú ý, dưới đáy chậu, thùng xốp, bao xi măng cần phải đục lỗ để đất có thể thoát nước, không gây ngập úng, chết cây.
4.2. Đất thích hợp trồng tía tô
Thực hiện cách trồng rau tía tô trên bất cứ loại đất nào. Nhưng để đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triển của cây được tốt nhất. Nên cung cấp hàm lượng dinh dưỡng đủ cho đất trồng. Bằng cách bón phân chuồng đã qua xử lý và ủ hoại mục. Ngoài ra, có thể thêm vào các loại giá thể như mùn hữu cơ, trùn quế, xơ dừa,....Nếu có điều kiện, nên bón lót cho cây từ 7 đến 10 ngày trước để xử lý hết các mầm bệnh còn tìm ẩn trong đất.
4.3. Giống tía tô
Phương pháp giâm cành hoặc gieo hạt là 2 cách trồng tía tô phổ biến hiện nay. Nhưng phương pháp gieo hạt lại cho năng suất cao hơn. Nên được ưa chuộng nhiều hơn. Bạn có thể chọn mua tại các cửa hàng vườn ươm uy tín, để mua được hạt chất lượng, sạch mầm bệnh. Có như vậy, quá trình chăm sóc cây mới đỡ vất vả hơn.
Trên thị trường có rất nhiều loại giống rau tía tô từ lá thẳng đến lá xoăn. Do đó, tuỳ thuộc vào nhu cầu sở thích mà lựa chọn giống sao cho phù hợp.
5. Hướng dẫn cách trồng tía tô bằng hạt
Cách trồng rau tía tô bằng phương pháp gieo hạt rất đơn giản chỉ cần bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
Rải hạt vào chậu đất đã chuẩn bị trước đó. Gieo hạt xong, phủ lên một lớp mỏng đất. Tiếp đến là một lớp xơ dừa hoặc vỏ trấu lên trên. Mật độ gieo hạt đảm bảo 50 đến 60g/1000m2.
Đến khi hạt nảy mầm, phải lấy xơ dừa ra để cây có thể mọc tốt hơn. Lúc bạn thấy cây có từ 5 đến 6 lá, khoảng 30 đến 35 ngày gieo. Ta bắt đầu tỉa cho cây.
6. Cách chăm sóc rau tía tô
Xem thêm:
- Mách bạn cách trồng tía tô bằng cành tại nhà
- Hướng dẫn cách trồng rau má xanh tốt quanh năm
Tía tô nói riêng và tất cả loại cây rau nói chung. Để phát triển tốt cần cung cấp độ ẩm thích hợp cho cây. Vào mùa mưa có thể đào rãnh nhỏ, lên liếp cao cho dễ thoát nước. Vào mùa hạn, nên tưới nước nhiều hơn bình thường.
Những tàn dư cây trồng nên đem đi hủy, không trồng tía tô trên đất đã nhiễm bệnh.
Định kỳ làm cỏ dại, đào xới và vun gốc cho tía tô sinh trưởng tốt nhất. Khi gieo trồng tía tô được khoảng 20 ngày. Thực hiện bón lót bằng phân chuồng đã ủ hoại mục. Cứ từ 20 đến 30 ngày thì bón một đợt phân cho cây.
7. Sâu bệnh hại trên rau tía tô
Quá trình thực hiện cách trồng tía tô thì việc xuất hiện sâu bệnh hại là điều không thể tránh khỏi, một số sâu bệnh hại thường thấy trên cây rau tía tô đó chính là:
Sâu xanh, sâu khoang, bọ trĩ, rầy xanh, khi thấy xuất sự hiện của các loài sâu bệnh hại này ở nhà rau nhà bạn thì có thể dùng tay bắt trực tiếp nhưng nếu trồng với số lượng lớn thì bạn có thể sử dụng Leven để phun phòng, tiêu diệt bệnh.
Bệnh gỉ sắt là một trong những bệnh thường thấy nhất trên cây rau tía tô để phòng trừ bệnh bạn có thể sử dụng sản phẩm Venri.
Đây đều là những sản phẩm sinh học an toàn lành tính với sức khoẻ con người và môi trường. Ngoài ra, khi bạn sử dụng sản phẩm không hiệu quả chúng tôi sẽ hoàn lại 100% tiền cho quý khách hàng.
8. Thời gian thu hoạch tía tô
Áp dụng đúng cách trồng tía tô cũng như cách chăm sóc cây rau thì 40 ngày sau khi trồng bạn có thể thu hoạch lần đầu tiên. Có thể nhổ nguyên cây hoạch cắt thân cây để lại gốc từ 5 đến 7 cm để cây có thể tiếp tục phát triển.
Cách trồng tía tô chỉ cần đảm bảo một số yếu tố nêu trên. Cây trồng đã có thể ra lá quanh năm và phát triển tươi tốt. Phục vụ tốt nhu cầu của người trồng. Hy vọng, qua thông tin trên, bạn đã tích lũy được một số kinh nghiệm để trồng và chăm sóc cây rau tía tố. VNFarm luôn đồng hành cùng bà con trong quá trình phát triển cây trồng.