Cách trồng rau sâm đất đơn giản cho năng suất cao

07:25:40 04/04/2023

Sâm đất là loại dược liệu rất hữu ích để làm thuốc chữa bệnh. Có thể chữa bệnh lợi tràng lợi tiểu, giảm đau, viêm khớp,... Vì vậy ngày càng nhiều người trồng loại cây này. Hôm nay, VNFarm sẽ hướng dẫn bạn cách trồng rau sâm đất nhé! 

Xem nhanh

1. Đôi nét về cây rau sâm đất

1.1. Rau sâm đất là cây gì?


Rau sâm đất là cây gì?

Rau sâm đất hay còn gọi là sâm mồng tơi, sâm thổ Cao Ly, đông dương sâm, sâm thảo, giả nhân sâm, có tên khoa học là Talinum fruticosum, thuộc họ rau sam. Với nhiều công dụng và dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

>>> Tham khảo thuốc đặc trị bệnh phấn trắng trên cây rau

1.2. Đặc điểm nhận biết rau sâm đất


 Đặc điểm nhận biết của rau sâm đất

Sâm đất là loại cây thân thảo nhỏ, thân mập, bóng nhẵn, thường mọc theo múi. Cây sâm đất nếu sinh sống trong môi trường đất màu mỡ, phì nhiêu có thể cao 50 - 80cm. 

Cành (nhánh): Cây sâm đất chủ yếu phân nhánh ở đoạn thân gốc, càng lên ngọn càng ít nhánh dần. Các nhánh gốc mọc tỏa ra và nằm sát mặt đất. Thân và lá sâm đất đều có màu xanh bóng nhẵn. 

Lá: Mọc so le, hình trái xoan đôi khi có hình bầu dục thuôn dài khoảng 4 - 8cm, rộng khoảng 2 - 3cm, chóp lá hơi nhọn có khi hơi tù. Cả 2 mặt lá đều nhẵn bóng, mặt lá dưới có nhiều lông mịn màu trắng bạc bao phủ, mép lá nguyên đôi khi uốn lượn. 

Hoa: Thường mọc thành cụm, các cụm mọc ra từ kẽ lá hoặc ngọn nhánh, ngọn cây. Cụm hoa hình chùy, gồm 2 - 5 hoa màu hồng.

Quả: Quả sâm đất nhỏ, hình cầu nhẵn bóng, khi non màu xanh, khi già chuyển màu nâu và lúc chín có màu đỏ tím. Bên trong có hạt nhỏ màu đen hoặc nâu dẹt. 

Rễ: Thuộc dạng rễ cọc ăn sâu xuống đất, cây càng già tuổi, các rễ sẽ phình to, càng mọc ra nhiều rễ tươi có chức năng hút chất dinh dưỡng từ trong đất để nuôi củ. 

Rau sâm đất có nhiều công dụng có lợi cho sức khoẻ nên cách trồng rau sâm đất cũng được nhiều người quan tâm hơn, chi tiết cách trồng sẽ được VNFarm bật mí nhanh qua bài viết này.

2. Các bước chuẩn bị trồng rau sâm đất tại nhà


Cần chuẩn bị gì khi trồng sâm đất tại nhà

Xem thêm:

2.1. Đất trồng sâm đất

Rau sâm đất có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau. Bạn có thể mua đất có sẵn hoặc tự trộn đất với phân bò hoai mục, phân trùn quế, phân gà, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn cưa… Bón lót bằng vôi sau đó phơi ải từ 7 - 10 ngày trước khi trồng để xử lý các mầm bệnh trong đất. 

2.2. Dụng cụ trồng

Thực hiện cách trồng rau sâm đất trong bao xi măng, khay nhựa, thùng xốp hoặc đất trống trong vườn. Nếu trồng trong chậu hoặc khay nhựa phải đục lỗ thoát nước cho cây. 

3. 2 cách trồng rau sâm đất phổ biến tại nhà

Hiện nay, có 2 cách trồng rau sâm đất phổ biến nhất là trồng bằng hạt và trồng bằng hom. 

3.1. Trồng bằng hạt giống


Cách trồng rau sâm đất bằng hạt giống

Hạt giống khi mua về cần được xử lý bằng cách ngâm trong nước ấm khoảng 6 - 8 tiếng, nếu trồng vào mùa đông thì ngâm nước ấm khoảng 30 độ C với thời gian khoảng 12 tiếng. Sau đó vớt hạt ra ủ khô chờ đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo. Khi gieo hạt xong thì lấp kín đất, dùng biện pháp che chắn cho luống gieo và tưới nước bằng vòi phun nhẹ. 

3.2. Trồng bằng hom


Cách trồng rau sâm đất bằng cành

Cách trồng rau sâm đất bằng hom nên chọn những thân hoặc củ cây mẹ. Lấy từ đoạn gốc đến hết phần bánh tẻ của thân (không nên lấy phần ngọn quá non, dễ bị thối gốc khi giâm). Chiều dài của mỗi hom khoảng 10 - 20cm. Mỗi hom có khoảng 3 - 4 mắt lá, tỉa bớt lá trên hom chừa khoảng 1 - 3 lá. Sau đó đem hom giâm vào luống. Thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm.

Sau khi giâm khoảng 10 - 15 ngày hom bắt đầu có rễ thì đem trồng. Nếu trồng trong đất thì đất cần được cày bừa kỹ và lên luống cao khoảng 20cm. Nếu trồng trong chậu, khay, thùng xốp thì nên chọn chậu, khay, thùng xốp cao khoảng 50 - 60cm đủ để rễ cây phát triển. Sau khi trồng cần tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm cho cây. 

4. Hướng dẫn cách chăm sóc rau sâm đất tại nhà


Cách chăm sóc để cây rau phát triển tốt

Tưới nước 

Sau khi thực hiện cách trồng sâm đất xong cần tưới nước ngay cho rau sâm đất, thiếu nước cây sẽ chết. Những ngày tiếp theo tưới nước đều đặn 1 lần/ngày, nếu trồng trong chậu, thùng xốp, khay nhựa khi cây ra mầm lá thì bê chậu ra nắng với cường độ nhẹ rồi tăng dần vào những ngày tiếp theo. 

Bón phân và phòng trừ sâu bệnh

Bón phân là một trong những bước quan trọng không thể thiếu khi trồng và chăm sóc rau sâm đất. Bạn có thể bón những loại phân như phân NPK, vi lượng hay đơn giản là phân chuồng ủ hoai mục ít nhất khoảng 4 - 6 tháng: phân gà, phân bò, trâu, dê trộn với tro bếp,... Lượng phân bón cây thường ít và không bón nhiều loại cùng lúc mà chỉ bón khi cây có hiện tượng vàng lá. 

Đôi khi cây sâm đất bị sâu ăn lá tấn công vì đây là cây dược liệu nên hạn chế phun thuốc mà chỉ nên diệt sâu bằng tay từ lúc mới chớp tránh lây lan khó kiểm soát. 

5. Thu hoạch sâm đất


Thời gian thích hợp tiến hành thu hoạch sâm đất là bao lâu

Khi rau sâm đất khi phát triển có thể cao đến 20 - 30cm thì có thể thu hoạch lá, bạn có thể dùng dao bén cắt phần thân chồi lá non. Nếu trồng lấy củ thì thời gian thu hoạch rau sâm đất ít nhất phải 3 - 5 năm mới có thể thu hoạch, lúc này củ đã có giá trị dược liệu cao nhất và chỉ nên thu hoạch vào mùa thu hoặc mùa đông. 

Sau khi thu hoạch bạn cần cung cấp chất dinh dưỡng bằng cách bón thúc bằng phân trùn quế hoặc phân hoai mục để kích thích cây sớm ra lá mới. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về cách trồng rau sâm đất cũng như cách chăm sóc sau khi trồng. Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể tự trồng được cây dược liệu quý này tại nhà. Hãy ghé VNFarm thường xuyên để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về cây trồng nhé! 


Liên hệ