Hướng dẫn cách trồng rau nhút cho thu nhập khủng
Rau nhút là loại rau không còn quá xa lạ với nhiều người. Không chỉ ngon mà còn được xem như một bài thuốc quý trị bệnh. Bài viết này, VNFarm sẽ mách bạn cách trồng rau nhút đơn giản dễ thực hiện nhé!
>>> Thảm khảo thuốc đặc trị bệnh phấn trắng trên cây trồng
1. Rau nhút là rau gì?
Rau nhút hay còn gọi là rau rút, rau quyết
Rau nhút hay còn gọi là rau rút, rau quyết, có tên khoa học là Neptunia oleracea, thuộc họ Đậu. Đây là cây thân thảo xốp, sống dưới nước và mọc bò lên trên mặt nước, thân cây có những mô khí màu trắng, bên trong xốp.
Thân cây rau nhút có thể phát triển từ 90 - 150 cm, trong khi sống ở trên cạn chỉ phát triển khoảng 15cm. Thân cây có lá hình lông chim kép nhỏ, nhạy cảm giống như hoa trinh nữ. Hoa có kích thước nhỏ, mọc thành cụm và có màu vàng ánh lục. Quả của cây rau nhút có hình dạng giống như quả đậu, dẹp với chiều dài khoảng 2,5 - 5cm.
2. Công dụng rau nhút bạn đã biết chưa?
Rau nhút có tác dụng an thần, giải nhiệt, mát gan
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách trồng rau sâm đất tại nhà
- Chi tiết cách trồng cây ngải cứu ăn quanh năm
Trong rau ngót có vị ngọt, tính hàn, không chứa độc, có tác dụng an thần, giải nhiệt, mát gan, giảm các triệu chứng mất ngủ,...làm thông huyết mạch, điều hoà tuỳ vị, lợi tiểu, giảm viêm, nhuận tràng, hạ sốt.
Với nhiều công dụng hữu ích có lợi cho sức khoẻ nên cách trồng rau nhút khá được nhiều người quan tâm, vậy làm thế nào để trồng rau rút nhanh thu hoạch thì hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây nhé!
3. Các bước chuẩn bị để tiến hành trồng rau nhút
3.1. Chuẩn bị đất và dụng cụ trồng rau nhút
Dụng cụ cần có để tiến hành trồng rau nhút
Bạn có thể tận dụng các chậu, thùng nhựa hoặc thùng xốp để tiến hành cách trồng rau nhút. Nếu ở quê bạn có thể trồng trong các rãnh mương hay trên mặt ao để khi thu hoạch có năng suất cao.
Rau nhút là loài cây sống ở môi trường nước phù hợp với vùng đất trũng, đất sình. Nên bạn không cần đục lỗ thoát nước ở đáy chậu, thùng xốp.
Về đất trồng bạn có thể mua ở các cửa hàng cây trồng. Sau đó trộn với phân động vật, phân sinh học để tăng thêm độ dinh dưỡng trong đất. Nếu muốn tăng thêm lớp mùn để thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của rau nhút thì có thể bón thêm than bùn hoặc mùn hữu cơ.
Cách 1 tuần trước khi gieo trồng bạn rải một 1 lớp vôi lên trên đất để loại bỏ các mầm bệnh gây hại cho cây.
3.2. Chuẩn bị hạt giống
Chuẩn bị hạt giống là bước quan trọng trong cách trồng rau nhút. Để không ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm và sinh trưởng của cây sau này. Bạn nên chọn những hạt giống khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh hại.
3.3. Thời điểm thích hợp để thực hiện cách trồng rau nhút
Thời điểm thích hợp để trồng rau nhút
Cây rau nhút (rút) là cây trồng ưa nóng, không chịu được thời tiết lạnh. Do đó những vùng thời tiết nóng miền Nam, miền Trung rất thích hợp để trồng rau nhút và có thể trồng quanh năm.
Miền Bắc do mùa đông lạnh nên thời điểm thích hợp nhất để trồng rau là từ tháng 3 đến tháng 9, thời điểm lý tưởng là vào tháng 5.
4. Cách trồng rau nhút tại nhà cho giá trị kinh tế cao
Cách trồng rau nhút
4.1. Xử lý hạt giống rau nhút
Tiến hành xử lý hạt giống rút trước khi trồng là bước quan trọng. Vì có thể giúp tăng tỷ lệ nảy mầm của rau nhút. Để xử lý những hạt giống này, ta tiến hành thực hiện các bước sau:
-
Hạt rau nhút rất cứng và khó ngấm nước. Vì vậy, trước khi đem ngâm bạn nên chà cho trầy xước lớp vỏ để dễ ngấm nước hơn.
-
Dùng dao cứa phần vỏ hạt tại phần đuôi. Nếu bạn không phân biệt được đầu mầm và đuôi mầm thì nên cứa lớp áo hạt tại giữa thân hạt cho chắc.
-
Đem hạt ngâm vào nước ấm theo tỉ lệ 3 sôi, 2 lạnh để hạt ngậm nước và kích thích hạt nảy mầm. Kiểm tra hạt mỗi ngày và thay nước, vớt những hạt đã nảy mầm ra trước và cho vào bầu đất hoặc gieo vào luống đất ẩm.
4.2. Cách trồng và chăm sóc rau nhút
Sau khi đã xử lý hạt giống, bạn có thể tiến hành cách trồng rau rút (rau nhút) như sau:
-
Rau nhút sau 2 - 3 tuần sẽ có độ cao khoảng 10 - 15cm thì nhổ ra ruộng có nước cấy. Cây rau nhút rất ưa nước nên khi cấy phải luôn giữ mực nước trong thùng khoảng 20 - 30cm.
-
Khi trồng gieo thành từng nhóm, mỗi nhóm có 2 ngọn dài 3 - 4cm.
-
Sau nửa tháng bạn thấy cây đã cao lên thì thêm nước vào thùng trồng. Giữ cho mực nước khoảng 30 - 40cm. Cứ 3 - 4 ngày, bạn bón phân một lần.
-
Nên dùng phân hữu cơ, phân động vật để bón ở gốc hoặc pha phân đạm, phân lân để cây dễ hấp thụ và tiết kiệm phân bón hơn.
-
Sau mỗi vụ thu hoạch nếu muốn cây nhanh phục hồi và ra nhánh nhiều, bạn có thể kết hợp bón phân ở gốc và phun lên thân cây bằng loại phân bón qua lá. Như vậy, năng suất sẽ được nhiều hơn đợt trước.
Đây là chi tiết cách chăm sóc và cách trồng rau nhút tại nhà, vừa đơn giản lại mang đến hiệu quả kinh tế cao. Chúc bạn thành công trong quá trình trồng rau nhút.
5. Thu hoạch rau nhút
Thời điểm có thể thu hoạch rau nhút
Rau nhút là loại cây thủy sinh nên lớn rất nhanh, thời gian thu hoạch còn tùy thuộc vào khả năng chăm sóc và sinh trưởng của cây. Nếu trồng trong chậu, thùng xốp thì thời gian thu hoạch là 1,5 tháng. Còn trồng trong ao hồ thì 1 tháng có thể thu hoạch.
Sau khi thu hoạch lần đầu tiên, sau đó 7 - 10 ngày có thể tiếp tục và thời gian thu hoạch có thể kéo dài 4 - 5 tháng tùy thuộc vào độ chăm sóc và cách trồng rau rút của mỗi người.
Trên đây là những thông tin về cách trồng rau nhút được tổng hợp bởi VNFarm. Hi vọng có thể giúp bạn tự tay trồng được rau nhút ngay tại nhà. Nếu có thắc mắc hoặc muốn biết thêm nhiều kiến thức nông nghiệp hãy thường xuyên ghé VNFarm bạn nhé!