Cách trồng nho trong chậu tại nhà thành công 100%
Nho là một loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trồng nho trong chậu là một phương pháp rất hữu ích đối với những người thích trồng nho nhưng không có không gian trồng. Trong bài viết dưới đây hãy cùng VNFarm bỏ túi những cách trồng nho trong chậu tại nhà đơn giản và mang lại năng suất cao nhé.
>>> Tham khảo bệnh phấn trắng trên xoài và thuốc đặc trị
1. Tìm hiểu về cây nho
Nho được biết đến là cây ăn quả lâu năm, thân tảo, dạng dây leo. Trong quả nho chứa nhiều loại muối khoáng như kali, photpho, canxi, magie,...Nho mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng trong cuộc sống con người.
Ngoài dùng để ăn, nho còn được dùng làm nước giải khát, rượu, các loại thực phẩm đóng hộp. Những quả nho treo thành từng chùm dưới những tán lá xanh. Các giống nho khác nhau thì quả nho sẽ có màu sắc khác nhau. Thường là màu xanh, màu đen hoặc màu đỏ tím.
2. Hướng dẫn cách trồng nho trong chậu tại nhà
VNFarm chia sẻ đến bạn cách trồng nho trong chậu tại nhà đúng kỹ thuật. Đây là những kiến thức được VNFarm tổng hợp từ những kinh nghiệm thực tế của bà con trồng nho ở Ninh Thuận.
2.1. Chuẩn bị đất trồng nho
Đất trồng luôn là yếu tố quan trọng trong cách trồng nho trong chậu. Một môi trường đất trồng tốt sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây nho. Cây nho có thể trồng trên nhiều loại đất trồng khác nhau.
Cây nho có thể phát triển tốt cả về chất lượng và sản lượng khi được trồng trên đất phù sa ven sông, giàu dinh dưỡng và dễ thoát nước. Đất trồng nho phải tơi xốp và kết hợp với phân hữu cơ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây.
Xem thêm:
2.2. Chọn hạt giống
Khi chọn giống nho cần lưu ý chọn những nơi cung cấp giống uy tín và chất lượng. Tự chủ động tìm hiểu và nhờ người bán tư vấn chọn các giống nho thích hợp trồng trong chậu. Có thể lựa chọn giống nho lùn, nho Ninh Thuận hay nho móng tay tùy theo sở thích.
Chọn loại hạt giống nho có khả năng kháng bệnh tốt và không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời tiết.
2.3. Thời vụ và mật độ để trồng cây nho
Nên trồng nho sau mùa mưa, vì mùa này thời tiết mát mẻ thích hợp cho cây nho sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, cần lưu ý khi trồng nho trong chậu tránh để tình trạng cây nho bị úng nước. Nếu bị úng nước cây nho sẽ chết.
Lưu ý khoảng cách trồng nho, giữa các chậu nho nên giữ một khoảng cách nhất định. Vì nếu xếp chậu quá sát nhau sẽ làm cây nho chen chút. Khi đó cây không nhận đủ ánh sáng mặt trời làm hạn chế quá trình quang hợp cho cây.
2.4. Cách trồng nho trong chậu
Cách trồng nho trong chậu rất đơn giản. Chỉ cần tiến hành trải một lớp đất nung lót ở chậu để không làm bít lỗ thoát nước giúp cây trồng tránh được tình trạng ngập úng. Sau đó cho hỗn hợp đất đã chuẩn bị vào.
Đặt cây nho giống giữa chậu và phủ kín đất lên gốc cây nho. Tưới nước cho ướt đất để tạo độ ẩm ban đầu. Trong quá trình trồng cây nho nên lưu ý tưới nước cho cây đầy đủ. Không để cây bị thiếu nước.
3. Kỹ thuật chăm sóc nho trong chậu
Cách trồng nho trong chậu, cách chăm sóc nho là những bước quan trọng quyết định trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, chất lượng và sản lượng của cây nho. Chi tiết cách chăm sóc nho trong chậu sẽ được VNFarm chia sẻ ở bài viết dưới đây.
3.1. Tưới nước
Vào mùa nắng nên chú ý tưới đủ nước cho cây phát triển. Vào mùa mưa, đất có độ ẩm cao không nên tưới nước. Lúc này cần chú trọng vào vấn đề thoát nước để cây nho không bị ngập úng. Nếu cây nho bị ngập úng sẽ gây tình trạng chết cây.
Trong thời kỳ hoa nở hoa, có quả và đến khi quả chín, cây cần rất nhiều nước nên cần lưu ý tưới đủ nước để không làm chậm quá trình phát triển của cây.
3.2. Bón phân
Bón phân định kỳ cho cây nho bằng phân hữu cơ hoặc phân chuồng. Hạn chế tối đa sử dụng phân bón vô cơ vì sẽ làm hại đất.
Sau khoảng 15 - 20 ngày thì tiến hành bón lót cho cây nho bằng phân chuồng đã qua xử lý. Khi cây lớn nên tiến hành bón thúc bằng cách bón thêm các loại phân hay tưới các dung dịch có khả năng bổ sung kali để cây ra hoa và tăng khả năng đậu quả.
3.3. Kiểm soát côn trùng gây hại
Nếu đã nắm vững cách trồng nho trong chậu tại nhà, bạn cũng nên tìm hiểu thêm cách kiểm soát các côn trùng gây hại cây nho.
Sâu bệnh và sự tấn công của các loài côn trùng gây hại trên cây nho là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy cần có biện pháp phòng trừ và hạn chế sự ảnh hưởng của các loài côn trùng này lên cây nho.
Dọn dẹp cỏ dại và tiến hành cắt tỉa những cành nho bị hư hại, bị khô cũng là cách rất hữu ích để hạn chế sự tồn tại của các sinh vật gây bệnh.
Giữ khoảng cách giữa các cây nho, tạo một môi trường thông thoáng sẽ giúp nho sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ.
3.4. Thu hoạch nho trong chậu
Sau 1 năm chăm sóc và vun trồng cây nho mới cho quả. Chỉ nên lựa chọn thu hoạch những chùm nho đã chín hẳn. Đó là thời điểm quả nho mọng chuyển từ màu xanh sang màu vàng hoặc màu đỏ tím. Tùy loại nho mà lúc quả nho chín sẽ có những màu sắc khác nhau. Dùng dao hoặc kéo cắt các chùm nho và tránh làm ảnh hưởng đến các cành nhánh khác.
Còn chần chờ gì nữa mà không thêm vào khu vườn nhà mình một chậu nho. Mong rằng những thông tin mà VNFarm chia sẻ về cách trồng nho trong chậu tại nhà sẽ giúp bạn làm phong phú thêm khu vườn nhà mình. Chúc các bạn thành công.