Hướng dẫn cách trồng nấm rơm đúng kỹ thuật ngay tại nhà
Nấm rơm dễ ăn, vị ngọt thanh thanh đặc trưng. Đây là nguyên liệu gần như không thể thiếu trong các món lẩu. Vậy bạn đã từng thắc mắc hay tìm hiểu về cách trồng nấm rơm chưa? Cùng VNFarm tìm hiểu từ A đến Z ngay trong bài viết dưới đây!
1. Đặc điểm của nấm rơm
Nấm rơm được biết đến với tên khoa học là Volvariella volvacea, thuộc họ nấm ăn Pluteaceae. Nấm rơm có thể mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, nơi có khí hậu nóng ẩm như Đông Nam Á.
Nấm rơm hay còn được gọi là nấm rơm lúa, nấm cỏ, nấm phụ tử, nấm ngọc cẩu và nấm Trung Quốc. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì nấm rơm phát triển tốt nhất trên rơm rạ, còn tên gọi nấm Trung Quốc vì đây là nơi đầu tiên trồng nhân tạo được loại nấm này.
Nấm rơm là một loài thực vật kỵ khí, hay mọc thành từng chùm, từng cụm trên những lá mục, gỗ mục, dăm gỗ, phân động vật, trên cây cối. Nấm sinh sôi và phát triển quanh năm. Nấm rơm sẽ phát triển tốt ở nhiệt độ từ 28 đến 35 độ C.
Vậy cách trồng nấm rơm có khó hay không? Cách chăm sóc và thu hoạch nấm rơm như thế nào? Tất cả sẽ được VNFarm tiết lộ ở phần thông tin bên dưới đây.
2. Cần chuẩn bị gì trước khi tiến hành trồng nấm rơm
2.1. Thời vụ trồng nấm rơm
Để thực hiện cách trồng nấm rơm đạt năng suất cao, bạn cần nắm được thời vụ thích hợp trồng nấm rơm. Cụ thể như sau, nấm rơm có thể trồng được quanh năm, không kể thời gian nào.
Vào vụ mùa Đông Xuân, giáp Tết Nguyên Đán. Trong quá trình trồng, có gió lạnh, nhà nông cần chủ động chắn gió, giữ ấm và làm những mô nấm có kích thước lớn hơn.
Vào mùa có mưa nhiều, tủ lớp rơm dày lên để làm giảm độ ẩm và làm nền mô cao để hạn chế tình trạng ngập úng, làm thối nấm. Những vùng đất có gió mạnh hoặc nhiều gió, cần chuẩn bị những rào chắn gió, bố trí các mô nấm sao cho thẳng góc với hướng gió.
2.2. Địa điểm trồng nấm
Một trong những kỹ thuật trồng nấm rơm cần chú ý. Chọn vị trí tránh đi ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào nấm. Nơi trồng nấm phải sạch mầm bệnh, sạch sẽ, thoáng mát. Có thể đặt rơm ở nhiều nơi như: xung quanh nhà, vườn cây, bao xi măng, bọc nylon,....Nơi đó phải bằng phẳng, không xảy ra tình trạng ngập úng lúc có mưa.
Nơi trồng nấm có thể gần nguồn nước tưới tiêu, vừa tiện tưới cho nấm cũng vừa tiện để chăm sóc. Quá trình nấm rơm phát triển sẽ cực kỳ nhanh chóng.
2.3. Nguyên vật liệu trồng nấm
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách trồng nấm rơm trong thùng xốp tại VNFarm
- Bật mí cách trồng nấm mối đen tại nhà
Có nhiều vật liệu được chọn để trồng nấm rơm. Điển hình: lục bình, rơm rạ, lá chuối, bã mía,.....Nhưng chủ yếu nhất là dùng rơm rạ, nên mới có cái tên nấm rơm ra đời. Rơm khô hay rơm tươi đều có thể dùng được, nhưng cần đảm bảo là không mục nát, rơm mục là rơm đã chuyển sang màu nâu đen. Năng suất cho ra sẽ không cao.
Giống nấm rơm cũng là một phần quyết định năng suất của một vụ mùa. Điều kiện đạt chuẩn cho giống nấm là không bị nhiễm bệnh, có kháng thể chống lại mầm bệnh, có mùi thơm dễ chịu và không quá già cũng không non. Túi giống của nấm rơm phải có mùi đặc trưng của nấm rơm, không khoan lỗ và sợi nấm phải kín đáy. Đó là một số điều đặc biệt cần lưu ý khi trồng nấm.
3. Hướng dẫn cách ủ rơm trồng nấm tại nhà
Trước khi thực hiện cách trồng nấm rơm thì bạn cần tiến hành ủ rơm trồng nấm, chi tiết cách ủ rơm trồng nấm như sau:
3.1. Xử lý rơm thành đống
Rơm khô hay rơm tươi đều có thể áp dụng được cách này. Cụ thể các bước như sau:
-
Chất rơm lại thành từng đống, kích thước rộng 1.5 - 2m, dài 4 - 8m. Khi chất đống xong, cứ mỗi lớp rơm cao 20 - 30cm, tưới lượng nước vừa đủ thấm đều rơm, dùng chân dậm xuống cho rơm nhanh ra dẽ hơn.
-
Tiếp tục chất các đống rơm tiếp theo với chiều cao 1.3 đến 1.5m.
-
Lấy nilon, rơm khô hoặc là lá chuối tủ xung quanh để giữ nhiệt và giữ ẩm cho đống rơm. Chỉ sau vài ngày ủ, nhiệt độ bên trong có thể đạt từ 60 - 70 độ C.
-
Nhiệt độ trên sẽ làm chết, diệt sạch những mầm nấm dại và phân hủy một phần chất hữu cơ có trong rơm rạ. Dễ dàng làm nấm rơm hấp thu được chất dinh dưỡng và phát triển thuận lợi hơn.
-
Thời gian ủ rơm 10 đến 12 ngày. Đống rơm ủ được xẹp xuống, chiều cao còn khoảng 0.8 đến 1.0m. Nhà nông có thể đem rơm này chất ra luống.
3.2. Xử lý nước vôi trước khi ủ rơm
-
Cách xử lý vôi trước khi ủ rơm là dùng cho rơm, rạ khô. Lấy rơm nhúng vào nước vôi, pha với tỉ lệ tương đối, cứ 3kg vôi thì cho 100 lít nước. Ngâm rơm sao cho vừa ngập, không quá ít cũng không quá nhiều nước. Mục đích của việc này là diệt sạch hết nấm tạp, tẩy rửa những chất phèn cũng như chất mặn có trong rơm rạ.
-
Thời gian ngâm rơm trong vôi kéo dài 20 đến 30 phút, tiếp đến vớt ra để ráo nước. Chất thành đống và có chiều rộng từ 1.5 - 2m, dài 4 đến 8m. Cần dậm nhẹ xuống cho rơm được dẽ, lấy lá chuối, rơm tủ quanh giữ lại độ ẩm và giữ nhiệt. Đến ngày thứ 5-6 cần kiểm tra lại đống rơm. Khi rơm đã đủ ướt, bạn hãy thử bằng cách vắt vài cọng rơm, khi thấy có nước nhỏ vài giọt là đã đạt yêu cầu.
3.3. Rơm đủ điều kiện để trồng nấm
-
Rơm đã mềm hẳn.
-
Rơm có màu vàng tươi.
-
Rơm có mùi thơm đặc trưng của rơm khi đã lên men. Cách ủ rơm trồng nấm cũng không có gì quá khó khăn.
3.4. Cách chọn meo giống
Meo giống cũng có tầm ảnh hưởng đến năng suất của nấm rơm.
Tiêu chuẩn chọn meo: sợi tơ nấm màu trắng trong, khi mở nắp bịch có mùi hương giống như nấm rơm. Tơ nấm phát triển đều trên bề mặt bịch meo. Tuy nhiên, có một số loại meo giống, khi tơ đã trưởng thành, bắt đầu kết tụ lại thành những hạt màu đỏ nâu, nhưng năng suất cho ra nấm rơm cũng cực kỳ tốt. Một bịch meo giống thường nặng từ 120g, có thể gieo trên mô nấm có kích thước rộng 0.5m, cao 0.4 - 0.5m. Chiều dài liếp đạt 4 - 5m.
Những bịch meo giống có màu đen, nâu, vàng cam đều đã bị nhiễm nấm dại và không nên sử dụng. Không chọn bịch meo mà dưới đáy bị ướt, nhão có mùi hôi chua.
3.5. Cách trồng nấm rơm
Rơm dùng để trồng nấm, khi đã ủ chín được cuốn thành từng bó. Có đường kính 15 đến 20 cm, chiều dài từ 45 đến 50cm. Nhà nông xếp dẽ thành từng lớp. Cứ sau mỗi lớp rơm, nhà nông rải meo dọc theo hai bên luống, cách mép luống 5 đến 7 cm.
Tiếp như thế xếp các lớp rơm thứ 2, thứ 3,....Tuy nhiên, nếu ủ chỉ có 3 lớp thì phía trên chỉ rãi rơm khô dày từ 4 - 5 cm. Khi tưới nước, vuốt mặt ngoài sao cho mô láng và gọn nhất.
Tùy theo mùa khác nhau mà thay đổi độ dày của mô cho thích hợp nhất. Vào mùa nắng, rơm rủ lên mỏng để thoát nhiệt. Mùa mưa hoặc lạnh thì tủ rơm dày để giữ nhiệt và chống thấm nước.
Dưới đây là tất tần tật thông tin cách trồng nấm rơm tại nhà. Chúc bạn thực hiện thành công cách trồng nấm rơm tại nhà.
4. Cách chăm sóc nấm rơm sau khi trồng
4.1. Chăm sóc mô nấm
Đặc biệt, đối với cách trồng nấm rơm, không cần bổ sung thêm phân bón. Bởi vì trong rơm rạ khi phân hủy đã có đủ dinh dưỡng để nấm được phát triển. Khâu quan trọng nhất là theo dõi nhiệt độ và độ ẩm. Độ ẩm giúp cho quá trình phân hủy rơm rạ được thuận lợi hơn, từ đó tạo nhiệt độ thích hợp để mô nấm phát triển. Nếu độ ẩm dư, dư luôn ở lượng nước. Nhiệt độ sẽ giảm đáng kể, mô nấm bị lạnh. Độ ẩm thiếu, mô sẽ bị khô, nhiệt độ sẽ tăng lên.
4.2. Giữ độ ẩm sau khi trồng
Để kiểm tra độ ẩm sau khi thực hiện cách trồng nấm rơm bằng phương pháp thủ công. Vào giữ luống nấm rơm, lấy khoảng 15 đến 20 cọng. Bóp chặt nấm rơm trong lòng bàn tay, nước hơi rịn qua kẽ tay là vừa.
Nếu lúc này, nước không rịn qua kẽ tay của bạn là đang thiếu nước, cần tưới nước thêm vào. Nhưng nếu nước ra nhiều, thì đang bị dư nước, nhưng tưới nước lại và dỡ áo mô cho nước bốc hơi lên. Trồng nấm trong mùa mưa, phải làm mái che sau khi dỡ áo mô.
4.3. Điều chỉnh nhiệt độ
Khi nhà nông kiểm tra mô nấm, mà nhiệt độ mô tăng lên, rơm ủ thiếu nước thì cần dùng thùng vòi sen tưới cho mô nấm. Tránh dùng vòi nước mạnh sẽ làm hư những sợi tơ và nấm còn nhỏ. Tuy nhiên, nếu chỉ làm tăng nhiệt độ mà không thiếu nước, phải kịp thời giảm rơm áo bị ướt thay vào đó bằng rơm khô để thoát được bớt nhiệt và giảm sức nóng.
4.4. Đảo rơm áo mô
Sau khi đã chất mô từ 5 đến 8 ngày, nhà nông dỡ rơm áo ra, xốc cho tơi và đậy trở lại cho mô nấm. Cần phải đảo áo mô để tránh tơ nấm ăn lan ra bên ngoài, từ đó mà không tạo được nấm.
5. Thu hoạch nấm rơm
Sau khi ủ rơm từ 10 đến 14 ngày là đã có thể thu hoạch được, thời gian thu hái nấm sẽ phụ thuộc vào cách ủ và tùy loại giống meo. Nấm ra nhiều nhất là vào ngày thứ 12 đến ngày 15. Sau đó từ 7 đến 8 ngày ra tiếp đợt 2. Thu hái nấm trong 3 - 4 ngày thì kết thúc vụ trồng nấm (25-30 ngày).
5.1. Thời điểm hái nấm
-
Hái nấm mỗi ngày 2 lần, lần một là vào sáng sớm trước 6 giờ. Thu hái lần 2 vào khoảng 14 đến 15 giờ chiều. Chọn nấm đạt tiêu chuẩn để hái, vì nấm rơm phát triển một cách liên tục và có nhiều cây bị dính liền với nhau.
-
Nhà nông chọn những cây còn búp, có đầu hơi nhọn. Cách hái đúng là xoay nhẹ cây nấm, tách ra khỏi mô. Lưu ý: không nên để sót chân nấm trên mô, vì phần chân nấm khi thối rữa sẽ làm hư các nụ nấm ở kế bên. Sau khi đã hái nấm xong, cần đậy kỹ áo mô lại.
-
Thời gian thu hoạch nấm thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Năng suất trung bình mỗi lần là 1.5kg nấm tươi trên liếp nấm dài khoảng 1m. Nấm thu hái xong thì nên được tiêu thụ trong vòng 2 đến 3 giờ. Nếu không cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 10 đến 15 độ C.
Cách trồng nấm rơm không khó, nhưng kỹ thuật và quy trình đòi hỏi nhiều bước khác nhau. Qua đây, hy vọng nhà nông đã nắm vững được kiến thức cũng như cách trồng nấm rơm. VNFarm luôn ở đây mà mang đến những kiến thức nông nghiệp hữu ích cho đọc giả.