Hướng dẫn cách trồng mướp tại nhà năng suất cao

09:34:34 12/04/2023

Mướp là loại quả dân dã mà quen thuộc trong bữa ăn ba miền. Có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Có thể mua trực tiếp tại chợ, siêu thị,... Nhưng để đảm bảo an toàn thực phẩm, bạn có thể thực hiện cách trồng mướp tại nhà. Vô cùng đơn giản mà còn tạo không gian xanh mát. Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây của VNFarm.

Xem nhanh

1. Đôi nét về cây mướp


Đây là loại cây dây leo, có thân vừa nhỏ nhưng lại dài, màu xanh lục. Trên thân của mướp bạn sẽ thấy được 5 đường gân dọc, có các lông trắng mọc thưa thớt với nhau. Vì mướp có tua cuốn nên cần giàn để leo. Có thể làm giàn đa dạng các vật liệu khác nhau. 

Điểm đặc biệt, lá mướp có hình trái, chúng mọc so le nhau, có lông tơ cả trên mặt lẫn dưới lá. Hoa sẽ thường nở vào khoảng tháng 8 cho đến tháng 10, cả hoa cái lẫn hoa đực. 

Còn về quả, đây là bộ phận được dùng nhiều nhất trên cây mướp. Có hình dạng thuôn dài khoảng từ 25 đến 30cm. Khi trái còn xanh thì quả sẽ thô ráp, chứa nước, mềm, xốp. Nếu dùng để chế biến các bữa ăn trong gia đình thì đây là sự lựa chọn số 1. Khi quả già rồi sẽ chuyển sang màu nâu đậm, sẽ không còn nước, chỉ còn xơ rất dai. Do đó, nên hái mướp ăn khi quả còn non. 

2. Mướp trồng bao lâu có trái?


Xem thêm:

Sau 80 đến 100 ngày trồng thì có thể bắt đầu thu hoạch mướp đợt đầu tiên, thời gian thu hoạch có thể dài suốt 9 tháng. Năng suất trung bình của cây mướp là khoảng 40 đến 50 tấn/ha.

Vậy cách trồng mướp tại nhà có khó không? Để trả lời cho câu hỏi này thì hãy xem tiếp thông tin bên dưới đây nhé!

3. Các bước chuẩn bị để tiến hành trồng mướp tại nhà

3.1. Chuẩn bị dụng cụ trồng mướp


Cách trồng mướp tại nhà để thực hiện được không thể thiếu dụng cụ trồng. Tùy vào điều kiện sẵn có của mỗi gia đình mà chọn dụng cụ cho phù hợp. Điển hình như xô, chậu, thùng xốp hoặc một mảnh đất trống sau vườn nhà. 

3.2. Ươm hạt giống mướp


Hạt giống khi mua về từ các cửa hàng vườn ươm thì đem đi xử lý. Lấy hạt giống ngâm trong nước, pha theo tỷ lệ 3 nước lạnh, 2 nước sôi. Ngâm như vậy trong vòng từ 4 đến 6 tiếng đồng hồ. Sau khi đã ngâm xong thì vớt ra, tiếp đến là rửa sạch và đem ủ vào khăn ấm. Trong khoảng thời gian từ 40 đến 48 tiếng, quan sát thấy hạt nứt nanh ra thì đem đi gieo trồng. 

3.3. Chuẩn bị đất trồng mướp


Đất đạt tiêu chuẩn để thực hiện cách trồng mướp tại nhà là đất có độ tơi xốp và khả năng thoát nước tốt. Để vào những ngày trời mưa cây sẽ không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết mà ngập úng. 

Nếu tại gia đình đất trồng không đảm bảo điều kiện nêu trên. Bạn có thể đến trực tiếp các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp để mua các loại đất trộn sẵn Fusa, Tribat. Hoặc mua các loại phân trùn quế và đất phù sa. Trộn đều theo tỷ lệ 50 - 50, có thể thêm một ít vỏ trấu lên trên bề mặt dây khi gieo hạt. 

3.4. Thời vụ trồng mướp


Mướp là loại trái có thể trồng quanh năm, bất kỳ thời điểm nào để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Nhưng để đạt năng suất cao, quả chất lượng thì cần phải trồng đúng thời vụ. Tại miền Nam sẽ có 2 vụ trồng chính là Đông Xuân và Xuân Hè. Còn riêng miền Bắc, vụ mướp lại kéo dài từ tháng 12 đến tháng 5 của năm sau.  

5. Cách trồng mướp đúng kỹ thuật ngay tại nhà


Cách trồng mướp tại nhà rất đơn giản bạn chỉ cần thực hiện như sau:

Đất đã chuẩn bị xong thì lấy hạt giống đã nứt nanh gieo xuống, đào lỗ sâu khoảng 1cm rồi lấp đất lại. Tùy vào kích thước của dụng cụ mà bạn muốn trồng mà gieo số lượng hạt thích hợp. 

Ước lượng khoảng chậu có kích thước 20cm thì gieo vào đó 3 hạt cho 1 chậu. Cứ như vậy mà nhân lên. Những ngày có thời tiết ấm thì gieo hạt dễ nảy mầm hơn. 

6. Hướng dẫn cách chăm sóc mướp tại nhà cho sai quả

Cách trồng mướp sai quả đã được chúng tôi đề cập ở nội dung phía trên. Nhưng như vậy thì chưa đủ, hãy cùng VNFarm tìm hiểu cách chăm sóc mướp ngay trong phần nội dung tiếp theo. 

6.1. Tưới nước cho cây mướp


Mỗi ngày tưới 2 lần, ưu tiên tưới vào sáng sớm hoặc chiều tắt nắng. Đó là đối với mùa hè. Còn vào mùa mưa, tùy vào lượng mưa mà tiết chế lượng nước lại. Thời điểm hoa nở rộ cần tăng lượng nước lên. Chú ý tuyệt đối không tưới phun nước lên quả non.  

6.2. Bón phân cho mướp


Để đảm bảo an toàn cho cây trồng và người sử dụng nên dùng phân hữu cơ để bón cho mướp. Khi mới gieo trồng chỉ nên bón lượng nhỏ. Nếu bón nhiều chỉ hỗ trợ cho phần dây, lá phát triển. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ ra quả.

6.3. Phòng ngừa sâu bệnh cho mướp


Đối với cách trồng mướp tại nhà thì việc xuất hiện sâu bệnh hại là điều không thể tránh khỏi. Một số loại sâu thường thấy trên cây mướp là sâu xanh, sâu vẽ bùa, sâu ăn tạp, bọ trĩ,... còn bệnh hại là thán thư, đốm lá, thối rễ, sương mai. Nếu không điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng.

  • Đối với sâu bệnh thì có thể phun phòng bằng sản phẩm Vansi, Leven.

  • Còn đối với bệnh hại thì có thể sử dụng Trium, Venri để điều trị và phun phòng.

Các sản phẩm này do VNFarm sản xuất trực tiếp nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, chúng tôi sẽ hoàn tiền 100% nếu bạn sử dụng sản phẩm nhưng không thấy hiệu quả.

Cách trồng mướp thật sự không khó đúng không? Phía trên là toàn bộ thông tin mà VNFarm muốn gửi gắm đến bạn. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu bạn gặp bất cứ vấn đề gì về cây rau nhé!


Liên hệ