Hướng dẫn cách trồng lan rừng cho ra hoa cực đẹp

07:22:44 07/04/2023

Cây hoa lan rừng nổi tiếng với dân chơi hoa nhờ vẻ đẹp độc đáo, ưa nhìn và có hương thơm đặc trưng khiến ai cũng phải mê mẩn. Bên cạnh đó loại cây này còn được dùng như một món quà ý nghĩa dành tặng cho mẹ vào ngày lễ Vu Lan để bày tỏ lòng biết ơn đến đấng sinh thành. Bài viết này của VNFarm sẽ giúp cho bạn có được những thông tin cần thiết về cách trồng lan rừng.

Xem nhanh

1. Đặc điểm cây lan rừng


Đặc điểm cây lan rừng

Hoa lan rừng khi trồng đất rừng thì sẽ có củ giả, những rễ phát triển lớn, xum xuê và kèm theo chân rễ bò dài, ngắn. Rễ có hình dạng búi nhỏ với những vòi hút ngắn, dày đặc giúp cây hút chất dinh dưỡng từ những xác thực vật. 

Thân cây sẽ có 2 loại chính là đa thân và đơn thân, giữa thân phình to để trữ nước và lấy dinh dưỡng nuôi cây. Lá của lan rừng mềm mại và uyển chuyển có thể mọc đơn hoặc mọc dày không theo quy tắc. Có nhiều dáng lá khác nhau từ lá kim, lá hình trụ hoặc lá mọng nước. 

Hoa thường có từ 3 - 6 cánh và có màu sắc rực rỡ. Mùi hương của lan rừng rất đặc trưng và lan ra xa. Mỗi năm lan rừng chỉ ra hoa đúng 1 lần là vào mùa thu hoặc mùa hè.

2. Hướng dẫn cách trồng lan rừng

2.1. Bước 1: Chọn chậu, giá thể và chọn giống lan rừng


Chọn chậu, giá thể và chọn giống hoa lan rừng

Cách trồng lan rừng cho ra hoa đẹp thì phụ thuộc nhiều giống, nên ưu tiên chọn những giống có màu sắc đẹp và bền màu. VNFarm gợi ý cho bạn một số loại Lan đẹp mà bạn có thể trồng như: Lan Vũ Nữ, Lan Hồ Điệp bởi vì chúng không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật trồng.

  • Chọn chậu: Đối với ách trồng lan rừng nên chọn bằng chậu đất nung, chậu bằng nhựa, hay những quả dừa khô cũng có thể dùng để trồng hoa lan được. Nhưng phải đảm bảo được chậu có nhiều khoảng trống để đảm bảo độ thoáng mát và thoát nước tốt.

  • Giá thể trồng: Loại giá thể cần xốp, nhẹ và có khả năng giữ ẩm cao như xỉ than, vỏ thông, xơ dừa, gỗ nhỏ,…

  • Giống lan rừng rất đa dạng và phong phú nên các bạn có thể thỏa sức lựa chọn. Những cây dễ chăm sóc và ra hoa đẹp mà VNFarm gợi ý cho bạn là Cattleya, Dendrobium, Oncidium, Phalaenopsis, Vanda,...

2.2. Bước 2: Nhân giống và trồng hoa lan rừng


Nhân giống và trồng hoa lan rừng

Nhân giống từ cây mẹ, bạn sử dụng dao sắc để cắt, lưu ý khử trùng cho dao sạch bằng cồn. Sau khi cắt bôi vôi lên để cây nhanh liền sẹo.

Cho hỗn hợp đất trồng vào ⅕ chậu, những giá thể có kích thước lớn hơn xuống phần đáy trước, những phần có kích thước nhỏ hơn ở phía trên. Lưu ý tránh không nên giá thể tràn hoặc đầy mép chậu.

Cách trồng lan rừng đối với loại lan đa thân nên cắm ở mép chậu, loại lan đa thân thì cắm ở giữa chậu. Khi cắm cây thì cần có cọc chống vì thân cây lan khá mỏng manh và yếu ớt, tạo hình cho cây bằng cách cột lan vào cọc.

2.3. Bước 3: Chuyển chậu


Chuyển chậu cho cây lan rừng

Khi lan rừng đã lớn các bạn nên chuyển ra chậu mới có kích thước lớn hơn. Lưu ý chậu mới cần phải được vệ sinh sạch sẽ để tránh tình trạng phát sinh sâu bệnh.

Áp dụng ngay cách trồng hoa lan rừng của VNFarm để sở hữu cho mình những chậu lan rừng đẹp nhé! Chúc các bạn thành công.

3. Cách chăm sóc hoa lan rừng sau khi trồng


Chăm sóc hoa lan rừng

Xem thêm:

Đối với những người chơi lan nên tham khảo cách chăm sóc và cách trồng lan rừng chi tiết để cây nhanh bén rễ và nhanh nở hoa.

3.1. Tưới nước cho lan rừng

Nếu cây bị thiếu nước sẽ có hiện tượng khô héo và teo, rụng lá còn thừa nước cây dễ bị thối đọt, các lá mọc sát nhau. Dùng phương pháp tưới phun sương để canh tránh bị tổn thương, sau những đợt mưa to hoặc mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để tránh cặn đọng trên thân lá.

3.2. Ánh sáng của cây lan rừng

Cách chăm sóc hoa lan rừng cần lưu ý bởi vì cây phù hợp với môi trường trong rừng nên tránh ánh sáng mạnh hoặc ánh nắng mặt trời trực tiếp. Các bạn có thể dùng các giàn lưới để chắn bớt ánh sáng, đối với cây non thì bạn có thể che kín hoàn toàn.

3.3. Bón phân cho cây lan rừng

Bón phân đầy đủ sẽ giúp cho cây phát triển tốt hơn và cho ra nhiều hoa, tốt nhất là đầy đủ dinh dưỡng cho hoa cần đảm bảo đủ 13 nhóm chất. Đáp ứng đủ dinh dưỡng đa lượng (Đạm, Lân,Kali), dinh dưỡng trung lượng (Lưu huỳnh, Magie, Canxi) và dinh dưỡng vi lượng (Sắt, Kẽm, clo…).

Không nên bón phân vào mùa mưa để cây phát triển tốt nhất. Những tháng khác bón phân để cây tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật. Thời điểm bón phân không nên có mưa và bón hàng tháng với liều lượng hợp lý. 

Trong giai đoạn cây phát triển mạnh thì cần bổ sung đạm, lân và lượng kali thấp. Khi cây chuẩn bị ra hoa cần lân và kali cao hơn đạm thấp. Trong giai đoạn hoa lan đã nở hoa, cần kali cao, lân và đạm thấp.

3.4. Cắt tỉa cành

Những ngọn tàn hoặc những cành còn ít là thì các bạn tiến hành cắt bỏ để tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Lưu ý khi cắt tỉa cần làm nhẹ tay và tránh làm cho cây bị hư hại, dập nát.

3.5. Phòng trừ sâu bệnh ở cây lan rừng


Sâu bệnh hại trên cây rừng

Nếu trong điều kiện môi trường và cách chăm sóc kém thì cây lan rừng rất dễ mắc sâu bệnh hại, lúc này bạn cần xem xét thì trạng của cây để có hướng xử lý phù hợp. Ví dụ: rệp sáp, rệp trắng, rầy mềm thì nên sử dụng Vansi để điều trị và phòng ngừa bệnh.

4. Ý nghĩa và công dụng của hoa lan rừng


Công dụng của cây lan rừng

Ngoài có công dụng dùng để trang trí nhà cửa và quà tặng ý nghĩa thì cây hoa lan còn là một loại thuốc dùng khá phổ biến trong Đông Y. Sau khi hái hoa thì tiến hành rửa sạch, loại bỏ tạp chất rồi đem giã nát thân củ. Trụng qua với nước sôi rồi đem phơi khô, cây có vị ngọt nhạt và có tính mát thích hợp dùng để chữa thanh nhiệt, nhuận phế và bình can giáng hỏa.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về cách trồng lan rừng cũng như cách chăm sóc cây sau khi trồng. Nếu bạn có thắc mắc gì về quá trình trồng và chăm sóc cây thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn.

Đặc biệt, hãy theo dõi VNFarm để cập nhật thêm nhiều thông tin hay và hữu ích liên quan đến các loại hoa.


Liên hệ