Cách trồng khoai tây đúng kỹ thuật ngay tại nhà

08:36:40 17/04/2023

Khoai tây là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất phổ biến trong các bữa ăn gia đình. Trồng khoai tây đang mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều hộ nông dân. Tuy nhiên, nếu muốn trồng khoai tây đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Bà con phải nắm vững những kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai tây. Cùng với VNFarm tìm hiểu cách trồng khoai tây trong bài viết sau

Xem nhanh

1. Khoai tây là cây gì?


Khoai tây thuộc họ Cà, có nguồn gốc xuất xứ từ Nam Mỹ, rất dễ trồng và dễ chăm sóc. Khoai tây là cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ và chứa nhiều tinh bột. Hiện nay, cây được trồng phổ biến tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Trong củ khoai tây có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Do đó được nhiều người lựa chọn sử dụng trong các bữa ăn. Có thể chế biến khoai tây bằng nhiều hình thức khác nhau như luộc, chiên, nướng. Ngoài ra, củ khoai tây còn được sử dụng như một nguyên liệu làm bánh, các món ăn vặt,...

Khoai tây có chứa hàm lượng nước cao, ngoài ra còn chứa rất nhiều carbohydrate, protein và chất xơ. Hàm lượng dinh dưỡng của củ khoai tây sẽ bị thay đổi trong quá trình chế biến. 

Vậy cách trồng củ khoai tây có khó không? Trông khoai tây bao lâu thì thu hoạch? Tất cả sẽ bật mí ở phần thông tin bên dưới đây.

2. Các bước trồng củ khoai tây đúng kỹ thuật ngay tại nhà

2.1. Chuẩn bị đất trồng khoai tây


Đất trồng là yếu tố quan trọng trong cách trồng khoai tây và nó quyết định trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây thích hợp trồng trên các loại đất có nhiều chất dinh dưỡng, tơi xốp, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa ven sông. 

Những vùng đất có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt cũng là môi trường thuận lợi cho cây khoai tây phát triển. Bổ sung thêm các loại phân chuồng, phân trùn quế hoặc NPK để nâng cao chất lượng củ khoai tây. Đất trồng khoai tây phải được làm sạch cỏ dại và tàn dư của vụ mùa trước. 

Tiến hành lên luống để trồng khoai tây. Việc lên luống và làm rãnh sẽ giúp quá trình thoát nước dễ dàng hơn. Nếu cây khoai tây bị úng nước sẽ làm thối cũ và giảm sản lượng khi thu hoạch. 

  • Đối với luống đơn: cao 20-25cm, luống rộng 60-70cm.

  • Đối với luống đôi: cao 15-20cm, luống rộng 120-140cm, rãnh rộng 20-40cm.

Nếu như những người nội trợ muốn tìm hiểu về cách trồng khoai tây tại nhà. Có thể mua đất ở các cửa hàng bán hạt giống vì đất ở đây được xử lý và đảm bảo không có mầm bệnh.

2.2. Chọn giống và ủ mầm khoai tây

2.2.1. Tiêu chuẩn giống khoai tây


Giống để trồng khoai tây không có sâu bệnh, kích cỡ đồng đều và không bị dị dạng. Củ khoai giống nên có từ 2-3 mầm, mầm có chiều dài 0,5 -1cm và khỏe mạnh. Lựa chọn những củ khoai có khối lượng trung bình từ 25-40 gam. 

2.2.2. Cách ủ khoai tây giống


Xem thêm:

Phủ lên khoai tây giống một lớp vải, lưới đen hoặc rơm rạ và để ở nơi thoáng mát, có bóng tối. Chiều cao của đống ủ khoảng 10-15cm là được, không nên xếp khoai tây thành đống quá cao. 

Không để khoai tây trong môi trường có độ ẩm quá cao. Vì sẽ làm thối củ khoai tây.

Sau khi ủ 5-10 ngày, khoai tây sẽ lên mầm. Khi quan sát thấy mầm khoai dài 0,5-1cm, có thể thực hiện kỹ thuật trồng khoai tây.

2.2.3. Kỹ thuật cắt củ khoai tây

Kỹ thuật này chỉ áp dụng với các củ khoai tây có nhiều mầm và trên 40 gam. Cắt thành 2-3 phần để ủ giống giúp giảm chi phí. Khi cắt nên dùng dao sắt và lưỡi dao mỏng. Trước khi cắt nên nhúng dao vào dung dịch cồn hoặc hơ dao qua lửa để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.

Tùy theo trọng lượng củ khoai, có thể cắt làm 2-3 phần. Mỗi phần nên có 1-2 mầm khỏe mạnh. Sau khi cắt xong, chấm mặt cắt củ khoai tây vào tro. Đặt vết cắt củ khoai hướng lên, dùng vải ẩm phủ lên và để ở nơi thoáng mát. Sau 2-3 ngày, có thể đưa khoai giống đi trồng.

2.3. Khoai tây trồng vào tháng mấy?


Rất nhiều người thắc mắc khoai tây trồng tháng mấy sẽ cho năng suất và sản lượng củ cao. Tùy vào điều kiện thời tiết và đất trồng mà thời vụ thực hiện cách trồng khoai tây ở từng vùng sẽ khác nhau:

Đồng bằng Bắc Bộ

  • Vụ đông xuân: Thời gian trồng vào tháng 10, thời gian thu hoạch vào tháng 12.

  • Vụ chính: Thời gian trồng từ tháng 10 đến tháng 11, thời gian thu hoạch cuối tháng 1 đến đầu tháng 2.

  • Vụ xuân: Thời gian trồng vào tháng 12, thời gian thu hoạch vào đầu tháng 3.

Miền Bắc

  • Vùng núi thấp: Có 2 vụ trồng khoai tây. Vụ đông, trồng vào đầu tháng 10, thu hoạch vào tháng 1. Vụ xuân, trồng vào tháng 12, thu hoạch vào cuối tháng 3.

  • Vùng núi cao: Có 2 vụ trồng khoai tây. Vụ đông, cũng giống như ở vùng núi thấp, trồng vào đầu tháng 10 và thu hoạch vào tháng 1. Vụ xuân, trồng vào đầu tháng 12, thu hoạch vào tháng 5.

Bắc Trung bộ

Điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng ở vùng Bắc Trung Bộ, trong 1 năm chỉ thực hiện cách trồng khoai 1 vụ khoai tây. Trồng vào đầu tháng 11 và thu hoạch vào cuối tháng 1.

Tây Nguyên (Lâm Đồng)

Lâm Đồng là vùng chuyên canh sản xuất cây khoai tây chủ lực tại Tây Nguyên. Ở Lâm Đồng, khoai tây có thể sản xuất quanh năm. Vụ mùa trồng khoai tây thuận lợi nhất đó là vụ đông và vụ xuân. Thời gian trồng kéo dài từ tháng 10 - tháng 3.

Bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi trồng khoai tây vào tháng mấy? Xác định thời vụ trồng khoai tây sẽ giúp bạn có được một vụ mùa bội thu.

2.4. Mật độ trồng khoai tây


Xác định mật độ trồng tùy theo kích thước của củ khoai giống.

  • Củ khoai tây giống nhỏ: mỗi m2 sẽ trồng 10 củ, các củ cách nhau 18-20cm

  • Củ khoai giống trung bình: mỗi m2 sẽ trồng 6 củ, các củ cách nhau 25-30cm

2.5. Hướng dẫn cách trồng khoai tây đúng kỹ thuật


Cách trồng khoai tây đúng kỹ thuật vô cùng đơn giản và dễ thực hiện nếu bạn thực hiện theo các bước sau:

Củ khoai giống sau khi ủ và lên mầm, đem đặt vào rãnh đã chuẩn bị trước. Đặt củ sao cho mặt cắt ngửa lên, nghiêng 45° theo chiều dọc luống. Các đỉnh mầm của củ khoai tây phải hướng lên và chỉ hướng về một phía. Trên bề mặt luống lấp đất thật đều và không để hở mầm.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc khoai tây sau khi trồng

3.1. Tưới nước cho cây khoai tây


Tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây khoai tây mà lượng nước và tần suất tưới sẽ khác nhau. Tưới nước cũng được đánh giá là một kỹ thuật trồng khoai tây tại nhà cực kỳ quan trọng.

  • Giai đoạn mới thực hiện cách trồng khoai tây tại nhà, nên tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho đất. 

  • Giai đoạn cây khoai tây có nụ, cũng là thời điểm cây khoai tây yêu cầu nước cao nhất. Trong giai đoạn này cây cần nhiều nước để phát triển lá, thân và củ. Khi cây khoai tây ra hoa, thời tiết ít mưa, do đó cần tưới nhiều nước. Luôn giữ độ ẩm của đất đạt trên 80%, không nên để độ ẩm quá thấp sẽ ảnh hưởng đến năng suất. 

  • Giai đoạn gần thu hoạch, cây rau ngừng phát triển thân lá nên nhu cầu nước giảm. Nhưng nếu thời tiết khô hanh và ít mưa, cũng cần tưới thêm nước để giúp cây có thể vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi củ.

3.2. Bón phân cho khoai tây


Bón phân cũng là một trong những kỹ thuật thiết yếu trong cách trồng cây khoai tây, có 3 giai đoạn bón phân chính.

  • Bón lót: Sử dụng phân chuồng, lân, ⅓ đạm. ⅔ kali bón trên mặt luống.

  • Bón thúc lần 1: Tiến hành bón khi cây mọc cao 15-20cm. Bón thêm ⅓ đạm và ⅓ kali vào mép luống hoặc bón vào giữa 2 cây khoai. Không bón trực tiếp vào gốc vì dễ làm chết cây.

  • Bón thúc lần 2: Tiến hành bón thúc cho khoai tây lần 2 sau khi bón lần 1 khoảng 15-20 ngày. Sử dụng ⅓ đạm và ½ kali còn lại bón hết cho khoai tây.

Bón lót nhiều kali sẽ giúp cho củ khoai tây khi thu hoạch to và bóng đẹp. Không dùng phân chuồng tươi vì chứa nhiều vi khuẩn và nấm bệnh. Nếu sử dụng phân chuồng chỉ sử dụng các loại phân chuồng đã ủ hoai mục.

3.3. Kiểm soát bệnh hại trên củ khoai tây


Quá trình thực hiện cách trồng khoai tây tại nhà thì việc phát sinh sâu bệnh hại là điều không thể tránh khỏi:

3.3.1. Bệnh mốc sương ở cây khoai tây

Nguyên nhân và biểu hiện: Do nấm Phytophthora infestans gây hại trên thân, lá và củ. Vết thương ban đầu đốm nhỏ, sau sẽ chuyển thành màu xám. Xung quanh vết bệnh có mép viền màu vàng nhạt. Củ bị bệnh mốc sương sẽ bị lõm và chuyển sang màu nâu.

Biện pháp phòng trừ: Để tránh bệnh mốc sương trên củ khoai tây, lúc đầu nên chọn củ giống sạch bệnh và khỏe mạnh. Không sử dụng quá nhiều đạm để bón cho cây. Có thể sử dụng Venri để phòng trừ sâu bệnh hại.

3.3.2. Bệnh lở cổ rễ khoai tây

Nguyên nhân và biểu hiện: Do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Phần thân nằm sát mặt đất cây khoai tây bị teo thắt, là chuyển sang vàng và cong. Đặc biệt là bộ rễ bị thối mục. 

Biện pháp phòng trừ: Để tránh lây lan nên nhỏ bỏ những cây bị bệnh. Phun Venri điều trị bệnh nếu bệnh quá nặng.

3.3.3. Bệnh ghẻ củ khoai tây

Nguyên nhân và biểu hiện: Do nấm Actinmyces scabies gây ra. Trên những củ khoai tây xuất hiện các vết nứt hình chân chim, hình sao. Xuất hiện nhiều vết lồi trên củ, bên trong có bột màu nâu. Hình thành các u sần màu trắng, nhỏ trên rễ của những cây bị bệnh.

Biện pháp phòng trừ: Cách trồng củ khoai tây tốt nhất là lựa chọn củ khoai giống ít nhiễm bệnh. Không sử dụng phân chuồng tươi bón cho cây khoai tây. Phun phòng bệnh bằng sản phẩm Venri.

4. Khoai tây trồng bao lâu thì thu hoạch?


Chỉ mất khoảng 3 - 4 tháng áp dụng cách trồng khoai tây và chăm sóc khoai tây tại nhà là có thể tiến hành thu hoạch khoai tây. 

Thu hoạch khi thấy cây và lá bắt đầu héo, có thể tiến hành cắt dây khoai. Đợi thêm 1 tuần là có thể thu hoạch những củ khoai tây to tròn. Thời điểm tốt nhất để tiến hành thu hoạch khoai tây đó là khi trời mát và không có nắng gay gắt.

Cách trồng khoai tây cho năng suất và sản lượng cao được VNFarm chia sẻ trong bài viết trên. Mong rằng những thông tin trên hữu ích và có thể giúp bà con nông dân cải thiện được chất lượng củ khoai tây, đem lại doanh thu cao. 


Liên hệ