Cách trồng lan thanh đạm indo đúng kỹ thuật
Từ xưa đến nay hoa được xem là một trong những loài hoa được ưa chuộng. Do hoa mang một nét đẹp thanh tao và sang trọng. Một trong số đó chính là lan thanh đạm, đây là loài hoa đẹp với cánh hoa bắt mắt. Nhiều người vẫn đang tìm hiểu về cách để trồng lan thanh đạm. Trong bài viết sau VNFarm sẽ chia sẻ với cách bạn cách trồng lan thanh đạm để trang trí nhà ở.
>>> Tham khảo thêm một số bệnh trên cây hoa vào mùa mưa như:
- Bệnh phấn trắng trên hoa hồng: Nguyên nhân, tác hại và cách trị nấm trắng
- Nguyên nhân hoa đồng tiền bị phấn trắng và thuốc điều trị bệnh
1. Đặc điểm cây lan thanh đạm
Đặc điểm cây lan thanh đạm
Cây lan thanh đạm hay còn gọi là thanh đạm tuyết ngọc, can đạm, có tên khoa học Coelogyne mooreana thuộc họ phong lan. Hoa lan thanh đạm được trồng nhiều tại Đà Lạt, Nha Trang và Quảng Trị với độ cao trên 1000m.
Lan thanh đạm là có nhiều kích cỡ khác nhau, chiều cao trung bình khoảng 30-40cm. Thân hình trụ tròn và có màu xanh bóng. Cây lan thanh đạm có lá nhỏ, hình mác và thuôn nhọn phía đầu lá. Lan thanh đạm thường nở hoa vào mùa xuân và có mùi thơm ngọt.
Đối với cộng hoa ngắn sẽ nở một đóa hoa, còn cộng dài mang một chùm hoa và mọc rũ xuống. Ở giữa hoa lan có môi hình trứng thuôn dài, có nhiều màu sắc rực rỡ.
Một số giống hoa lan thanh đạm phổ biến hiện nay
Một số giống hoa thanh đạm
-
Hoa lan thanh đạm vôi
-
Hoa lan thanh đạm tuyết hạ
-
Hoa lan thanh đạm kế lộc
-
Hoa lan thanh đạm tuyết ngọc
-
Hoa lan thanh đạm ngù
-
Nâu hoàng, thanh đạm tròn
-
Xoan thư, thanh đạm chồi
-
Én luyện, thanh đạm tái
-
Hoa lan thanh đạm cảnh
-
Hoa lan thanh đạm hẹp
-
Hoa lan thanh đạm ba gân
-
Hoa lan thanh đạm nhớt
-
Hoa lan thanh đạm cánh ngắn
2. Các bước thực hiện cách trồng lan thanh đạm đúng kỹ thuật
Trước khi thực hiện cách trồng lan thanh đạm indo bạn cần chuẩn bị những gì? Xem bài viết dưới đây để biết chi tiết nhé!
2.1. Chuẩn bị giá thể trồng
Giá thể trồng hoa thanh đạm indo
Xem thêm:
- Hướng dẫn trồng lan trên thân cây khô dễ thực hiện
- Mách bạn cách trồng lan rừng
Ngoài các yếu tố ngoại cảnh, giá thể cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình trồng lan thanh đạm. Giá thể phù hợp giúp quá trình thực hiện cách trồng lan thanh đạm dễ dàng hơn, cây phát triển tốt và cho hoa đẹp hơn.
Giá thể trồng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của lan thanh đạm. Rất nhiều ý kiến cho rằng cách trồng lan thiên nga trong chậu sẽ giúp cây phát triển tốt hơn. Đây là quan điểm sai lầm, bởi trồng trong chậu không phải là cách để lan thanh đạm phát triển tốt.
Theo những chuyên gia trồng lan, mọi người nên sử dụng than vụn, rễ dương xỉ, rêu vụn trộn với nhau làm giá thể. Trong giá thể trồng lan thanh đạm cần sử dụng 70% rễ dương xỉ, các nguyên liệu còn lại chiếm tỷ lệ dưới 10%.
2.2. Xử lý cây lan thanh đạm indo trước khi trồng
Cách xử lý cây lan thanh đạm indo trước khi trồng
2.2.1. Làm sạch rễ lan
Nhiều người cho rằng làm sạch rễ lan là công đoạn không quan trọng và có thể bỏ qua trong cách trồng hoa lan thanh đạm indo. Đó là một suy nghĩ sai lầm. Nếu không xử lý rễ sẽ làm cho cây lan khó sinh trưởng và kém phát triển. Thậm chí, còn làm cho cây lan dễ nhiễm bệnh và mau héo.
Cây lan thanh đạm làm giống nên để ở nhiệt độ môi trường ngoài 2-3 giờ. Sau đó, tiến hành cắt tỉa phần rễ bị hư và hôi thối. Chỉ giữ lại phần rễ khỏe mạnh và mới nhú. Trong môi trường thích hợp, phần rễ này sẽ mọc dài và đâm sâu hơn.
2.2.2. Treo ngược cây lan
Khi trồng lan thanh đạm nên treo ngược lên giàn. Đây là một kỹ thuật rất hiệu quả, giúp cây lan không bị ứ nước, làm thối rễ. Sau khi xử lý sạch rễ lan, đem lan ngâm vào nước và vớt ra. Sau đó sử dụng dây để buộc lan và treo lên chỗ mát.
2.3. Cách trồng hoa lan thanh đạm indo
Cách trồng hoa thanh đạm
Đặt gốc cách miệng chậu 1-1,5cm và cho giá thể vào. Giá thể phải bằng với gốc cây, không để giá thể lắp vào gốc ảnh hưởng đến các mầm non. Đặt cây vào sát mép chậu sau cho các mầm non hướng vào giữa chậu. Khi trồng cần phải cố định để gốc cây lan thanh đạm không bị lung lay.
Đây là chi tiết các bước thực hiện cách trồng lan thanh đạm indo đúng kỹ thuật tại nhà được VNFarm tổng hợp với những bà con có nhiều năm kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây thanh đạm.
3. Cách chăm sóc hoa lan thanh đạm indo
Chăm sóc hoa lan thanh đạm indo nhanh ra hoa
3.1. Tưới nước cho cây lan thanh đạm
Cây lan thanh đạm mất nước nhiều vào mùa khô, do đó phải tăng cường lượng nước tưới cho cây. Khi cây lan đã trưởng thành hoặc khi thời tiết lạnh, nên giảm lượng nước tưới. Chỉ cần tưới sơ qua để có giúp cây phát triển. Khi thấy lá cây lan thanh đạm nhăn nheo và héo úa, cần phải tưới nước ngay cho cây.
Định kỳ mỗi tháng 1 lần, phải tiến hành tưới nước xả muối cho cây lan thanh đạm. Vì cây lan thanh đạm không ưa muối bị đọng trong chậu.
3.2. Bón phân lan thanh đạm
Vào thời kỳ cây lan thanh đạm sinh trưởng cần nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây. Sử dụng phân hữu có tan chậm hoặc NPK 30 – 10 – 10 để bón cho cây. Chuẩn bị 1 muỗng cafe phân hóa học NPK pha với 4 lít nước và tưới đều quanh gốc lan thanh đạm. Phân hữu cơ có thể sử dụng phân trùn quế, phân bò khô,... để bón cho cây. Sử dụng phân hữu cơ, không lo cây trồng bị nóng và đảm bảo lan thanh đạm không nhiễm bệnh.
3.3. Độ ẩm cho cây lan thanh đạm
Khi áp dụng cách trồng lan thanh đạm indo cần đảm bảo môi trường có độ ẩm cao. Trong những mùa khô, không có mưa, cần tiến hành cấp ẩm cho lan thanh đạm. Độ ẩm trong khoảng 70-80%, cây lan thanh đạm sẽ sinh trưởng tốt và cho nhiều hoa đẹp. Nếu bị thiếu nước, cây lan thanh đạm sẽ không thể ra hoa. Độ ẩm có thể giảm xuống 40-50% trong mùa lạnh và có mưa nhiều. Lượng ẩm nhiều hay ít cũng sẽ ảnh hưởng không tốt tới cây lan thanh đạm.
3.4. Độ thông thoáng
Độ thông thoáng là yếu tố rất quan trọng, không thể bỏ qua khi thực hiện cách trồng lan thanh đạm. Nếu trồng lan tại vườn, có nhiều bụi cây rậm rạp, không thông thoáng sẽ khiến cây lan dễ nhiễm bệnh.
3.5. Bí quyết giữ hoa lan thanh đạm lâu tàn
Cách giữ hoa lâu tàn
Hoa lan thanh đạm sẽ nở nhanh nếu bạn đặt chậu vào chỗ ẩm, tránh mưa gió và có đèn thắp suốt ngày đêm.
Để thúc đẩy hoa lan thanh đạm phát triển nên tưới đủ nước và phun thêm phân cho lan.
Để giữ hoa lan thanh đạm lâu tàn, nên đem chậu cây để vào nơi ẩm, giảm ánh sáng, không phun phân thuốc và tưới ít nước hơn. Tránh tưới nước vào hoa, chỉ nên tưới xung quanh để rễ cây lan thanh đạm indo có thể hấp thụ nước tốt hơn.
Có thể thấy hoa lan thanh đạm không quá khó trồng và chăm sóc. Bài viết mà VNFarm chia sẻ trên đây đã có đầy đủ các thông tin về cách trồng lan thanh đạm. Chúc các bạn trồng được một chậu lan thanh đạm đẹp, nhiều hoa và xanh tốt.
Để xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích liên quan đến các loại hoa thì hãy theo dõi các bài viết mới nhất của VNFarm nhé!