Hướng dẫn cách trồng hoa cúc họa mi ra nhiều hoa

10:15:13 04/05/2023

Mỗi dịp đông về hoa cúc họa mi lại khoe sắc dưới ánh mặt trời. Với vẻ đẹp mong manh, yếu đuối đã làm say đắm những con người yêu hoa. Vậy bạn có muốn sở hữu một vườn hoa cúc họa mi ngay tại nhà không? Hãy cùng VNFarm tìm hiểu từ A đến Z về cách trồng cúc họa mi qua bài viết dưới đây!

Xem nhanh

1. Cúc hoạ mi là hoa gì?


Hoa cúc họa mi còn được gọi với tên khác là cúc La Mã, có tên khoa học Matricaria chamomilla.  Đây là giống hoa nhỏ thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Tại những vùng có khí hậu lạnh như Đà Lạt, Lâm Đồng hay Hà Nội. Cúc họa mi thường mọc dại trên đường với cánh hoa mỏng manh, nhưng căng tràn sức sống. Thân của cúc họa mi vươn cao, xuất hiện nhiều cành nhánh. Phía trên đầu xuất hiện những cánh hoa có kích thước nhỏ, vô cùng mềm mại, trắng thuần và bao quanh bởi nhụy màu vàng đậm. 

Ngoài màu trắng, thì còn có cúc họa mi tím, hồng và vàng. Thời gian hoa nở sẽ bắt đầu từ cuối thu từ khoảng tháng 10 đến tháng 11 hằng năm. Khi hoa cúc hoạ mi nở, chứng tỏ một điều mùa đông đã gõ cửa. 

Dù đẹp là vậy, nhưng hoa cúc họa mi lại có vòng đời ngắn. Hoa chỉ nở vào những ngày sắp chuyển sang mùa đông, và tàn vào 2 đến 3 tuần tới. 

Nhưng sang mùa đông, trong vườn nhà có những chậu cúc họa mi thì thật là điều tuyệt vời đúng không nào? Hãy cùng VNFarm tìm hiểu cách trồng hoa cúc họa mi ngay trong nội dung tiếp theo!

2. Tìm hiểu ý nghĩa của hoa cúc hoạ mi


Xem thêm:

Hoa cúc họa mi có hình dáng nhỏ xinh nhưng vô cùng bền bỉ, dẻo dai và còn có ý nghĩa là “ hạnh phúc vĩnh cửu”. Những cánh hoa nhỏ trắng tinh khiết của nó tượng trưng cho tình yêu chân thật, giản dị, không màu mè.

Ngoài ra, cúc họa mi còn là biểu tượng cho sự thịnh vượng, sự cao quý, sự quý phái. Hoa mọc theo từng đóa thể hiện sự gắn kết, tình bạn chân thành. Đồng thời, cúc hoa mi cũng thể hiện sự mong manh và dễ vỡ như vòng đời của chính nó.

3. Hướng dẫn chi tiết cách trồng hoa cúc họa mi tại nhà

Cách trồng hoa cúc họa mi vô cùng đơn giản và dễ thực hiện nếu bạn áp dụng đúng các bước dưới đây:

3.1. Chuẩn bị đất trồng cúc họa mi


Tần đất để trồng cúc họa mi không cần quá sâu. Chỉ đảm bảo độ sâu từ 5 đến 20cm là được. Đất thịt tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt được cho là môi trường lý tưởng để trồng cúc họa mi. Độ pH cần đảm bảo là từ 6 đến 6.5. 

Trước khi gieo hạt, cần làm đất tơi xốp. Phơi đất trước đó 1 tuần, để diệt sạch hết những mầm bệnh có trong đất. Tiếp đến là bón lót cho đất, trộn đều hỗn hợp lên rồi hãy gieo hạt. 

3.2. Chuẩn bị hạt giống để trồng cúc họa mi


  • Chọn mua hạt giống tại những vườn ươm hoặc cửa hàng cây giống uy tín. Tránh mua những cửa hàng không có chất lượng, hạt bị nhiễm bệnh. Quá trình gieo trồng và chăm sóc sẽ rất khó khăn. 

  • Sau khi đã mua hạt về, xử lý hạt qua nước ấm. Ngâm trong 10 đến 15 giờ. Nếu những hạt mua về có kích thước nhỏ quá thì không cần ngâm nữa mà trực tiếp đi gieo trồng. 

  • Sau khi xử lý xong hạt giống. Làm cỏ sạch và đào những lỗ nhỏ có độ sâu khoảng 0.5cm để chuẩn bị gieo hạt. 

  • Nhiệt độ thích hợp để hạt nảy mầm là 20 đến 26 độ C.

  • Khi gieo đến ngày thứ 35 - 40 hạt sẽ nảy mầm. 

3.3. Cách trồng cúc họa mi


  • Gieo hạt đã xử lý xuống độ sâu khoảng 0.5cm. Tiếp đến, đảm bảo đất có nhiệt độ khoảng 20 đến 26 độ C. Có như vậy cây mới nảy mầm tốt. Nên gieo hạt vào đầu tháng 9 đến tháng 10 trong năm. Ưu tiên sử dụng bình ô doa để tưới cho hạt, tránh làm trôi hạt giống trong quá trình tưới. 

  • Khi gieo hạt xong lấp lên trên một lớp đất mỏng và tưới nước nhẹ để giữ ẩm cho bề mặt. 

  • Khi thực hiện cách trồng hoa cúc họa mi đến ngày 20 thì bấm ngọn cho cây. Chú ý, giữa 2 lần bấm ngọn nên cách nhau ít nhất là 15 ngày. 

  • Định kỳ kiểm tra và tưới nước cho cây, chờ ngày hoa nở. 

4. Hướng dẫn cách chăm sóc hoa cúc họa mi sau khi trồng


Cần lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình thực hiện cách trồng cúc họa mi

  • Khi cây đến giai đoạn phát triển thì vun xới để cho cây được chắc gốc. Không bị ngã đổ khi có gió hoặc mưa lớn. Sau khi trồng từ 30 đến 40 ngày thì định kỳ làm cỏ để cây phát triển được tốt nhất có thể. Tránh để tình trạng cỏ hút hết chất dinh dưỡng của cây.

  • Trung bình đến ngày 95 thì cây đạt được chiều cao khoảng 20cm. Bạn có thể dời cây và trồng cây cách cây khoảng 15cm. 

  • Chỉ nên tưới nước vào rãnh và trên bề mặt. Tùy vào thời tiết, mà tưới khoảng 2 lần/ngày. Tuy nhiên, nếu sử dụng rãnh, nên giữ nước tầm 1 đến 2 giờ thì phải tháo nước ra tránh ngập quá lâu sẽ gây thối rễ. 

  • Một mẹo nhỏ để cây phát triển và cho ra hoa nhiều. Cây phát triển đến ngày 20 thì bấm ngọn. Những nhánh bị nhỏ và có sâu bệnh thì cắt bỏ. Tập trung chất dinh dưỡng nuôi những cành khỏe mạnh. 

  • Đây là loại cây ưa lạnh, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là 25 độ C. Tránh trồng hoa ở nơi nắng nóng quá gắt, nhiệt độ cao. Cây sẽ chậm phát triển và nặng hơn có thể chết. 

5. Sâu bệnh hại trên hoa cúc hoạ mi


Nếu không thực hiện đúng cách trồng và cách chăm sóc cúc họa mi thì cây sẽ mắc một số bệnh như sau: Cháy lá, thán thư, nấm mốc.

Bệnh nấm hay thường xuất hiện trên cây con gây tình trạng thối rễ, cổ rễ, thần mỏng dần và lá vàng đi.

Phòng trừ bệnh: Phun phòng bệnh bằng sản phẩm Trium, Venri.

Cháy lá ở hoa cúc hoạ mi thường sẽ xuất hiện ở mép lá và ngọn lá. Các vết có kích thước từ nhỏ đến to, không đồng đều, màu đỏ nâu đến nâu xám. Và có thể xuất hiện thêm một số chấm đen nhỏ.

Phòng trừ bệnh: Phun phòng bệnh Tabi.

Bệnh thán thư hay xuất hiện vào tháng 4 đến tháng 6, lây lan nhanh vào mùa mưa. Lá sẽ xuất hiện những chấm nhỏ úa, dần dần nở ra tạo thành những vết bệnh hình tròn, hình bán nguyệt hoặc hình bầu dục.

Phòng trừ bệnh: Sử dụng Venri để tiêu diệt và phòng trừ bệnh hại cho cây hoa cúc hoạ mi.

6. Công dụng cúc họa mi bạn đã biết chưa

6.1. Dưỡng da


Trà hoa cúc họa mi nổi tiếng với khả năng giúp gan đào thải độc tố. Nếu sử dụng trà thường xuyên sẽ dẫn đến khỏe trong đẹp ngoài. Gan khi lọc được độc tố sẽ làm giảm các vết thâm nám bên ngoài. Cải thiện hiệu quả tình trạng mụn. Đặc biệt, bạn là người thức khuya và có quầng thâm thì nên sử dụng trà được làm từ cúc họa mi sẽ cực kỳ hiệu quả. 

6.2. Trà giải nhiệt


Có thể đem cúc họa mi đi rửa sạch và mang đi phơi khô. Sau đó là pha trà uống hằng ngày. Sử dụng thường xuyên, giúp cơ thể được thanh mát. Điều đơn giản bạn cần làm là pha trà với cúc họa mi, rễ cam thảo, thêm một ít đường phèn vào nồi đun nhỏ lửa khoảng 5 phút. Bỏ xác lấy nước giữ lạnh uống dần cũng rất tuyệt vời. 

6.3. Lưu thông máu huyết


Khi tắm thả một ít cúc họa mi vào nước nóng khoảng tầm 20 phút rồi đem nước đó đi tắm. Khi ngâm mình bạn sẽ cảm thấy được nhẹ nhàng, thư giãn. Tinh chất từ hoa họa mi tiết ra sẽ giúp máu được lưu thông, tăng cường quá trình giải nhiệt. Tắm thường xuyên trong 2 tuần sẽ cảm thấy được sự khác biệt. 

Cách trồng hoa cúc họa mi là phần thông tin được phổ quát qua bài viết phía trên. Hy vọng qua đây bạn có thể thành công trồng cho mình một vườn cúc họa mi nở rộ. Ghé thăm VNFarm để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích về các loại hoa nhé!


Liên hệ