Cách trồng hành tây

09:03:33 07/02/2023

Cách trồng hành tây và cách chăm sóc củ hành tây như thế nào để đạt năng suất cao? Chắc hẳn đây là một trong những câu hỏi nhiều bà con nông dân quan tâm, để hiểu hơn về kỹ thuật trồng và chăm sóc thì hãy xem hết bài viết dưới đây của VNFarm.

Xem nhanh

1. Thời điểm thích hợp trồng củ hành tây


Củ hành tây thường được trồng ở Đồng Bằng Sông Hồng, thời điểm thích hợp trồng củ hành tây là từ tháng 8 đến tháng 10. Tuy nhiên, thời điểm trồng tốt nhất là từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 10. Ngoài ra, bạn cũng có thể gieo trồng củ hành tây vào tháng 7 tuy nhiên thời điểm này sẽ không đảm sẽ cho ra năng suất tốt.

Từ khu vực Phú Yên trở vào thì củ hành tây sẽ được trồng vào mùa khô. Đối với khu vực Đà Lạt - Lâm Đồng thì sẽ là tháng 10 đến tháng 12.

2. Làm đất trồng củ hành tây


Làm đất là yêu cầu bắt buộc nhằm giúp cho quá trình trồng củ hành tây diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.

Đất trồng củ hành tây là loại đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt.

Ưu tiên trồng hành tây lấy củ ở đất thịt, có độ pH duy trì trong khoảng 5.5 – 6.0, đồng thời mùn sẽ chiếm khoảng 1.2 – 1.5%.

Đất cần được loại bỏ các loại cỏ dại, sử dụng thuốc phòng ngừa sâu bệnh từ khâu làm đất.

Làm đất, bón lót đầy đủ để cây trồng có thể phát triển khoẻ mạnh.

3. Hướng dẫn cách trồng hành tây lấy củ đạt năng suất cao

Hành tây loại cây mang lại không chỉ giá trị sức khoẻ mà còn có giá trị về kinh tế. Nên đã có không ít hộ gia đình lựa chọn đây là cây trồng chính. Để trồng hành tây đạt năng suất cao cần đảm bảo cách trồng và kỹ thuật trồng đúng.

3.1. Cách trồng hành tây lấy củ 


Xem thêm:

Cách trồng củ hành tây đạt hiệu suất cần kèm theo kỹ thuật trồng hành tây để mang lại kết quả tốt nhất. Dưới đây là các bước chi tiết: 

  • Như đã được đề cập phía trên, đất để gieo hạt đã được chuẩn bị, làm sạch cỏ, làm nhuyễn, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho đất. Lượng phân bón cần đảm bảo như sau: 1 sào đất thì có 500m2. Cần 1.5 tấn phân chuồng hoại mục, có thể là phân gà, phân bò,...kèm theo 12 đến 15 kg phân lân và 3 đến 4kg phân Kali. 

  • Hạt hành tây có nhiều góc cạnh, vỏ dày nên cần xử lý trước khi gieo. Xử lý hạt qua nước ấm nhiệt độ từ 40 đến 50 độ C. Ngâm trong vòng 10 đến 12 giờ trước khi gieo. 

  • Mỗi xào hành tây cần đảm bảo gieo được 1.4 đến 1.5 kg hạt. Tương đương 80g hạt giống trên 24m2. 1 ha thì cần gieo từ 2.2 đến 2.5kg hạt giống. 

  • Lưu ý tuổi cây hành tây không được quá già hoặc quá non. Tốt nhất là trong khoảng 35 đến 40 ngày tuổi, số lá có trên cây hành từ 4.5 đến 5 lá, nhiều nhất là 6 lá. 

3.2. Khoảng cách trồng hành tây


  • Khoảng cách của những cây hành tây cách nhau là từ 13 đến 15cm, một ha có thể trồng từ 21 đến 22.000 cây hành tây.  

  • Nếu khoảng cách trồng hành tây thưa, điều này càng tốt khi chất dinh dưỡng được đưa đi khắp nơi, làm cho lá phát triển mạnh, nhưng cây chậm ra củ, nhưng khi đã có củ, củ lại rất to. 

  • Khi đặt hành xuống luống đất, bạn không nên đặt hành xuống quá sâu. Chỉ nên đặt xuống lấy đất lấp nhẹ là được. 

Khi đảm bảo được kỹ thuật trồng củ hành tây bạn cần biết cách chăm sóc hành tây sau trồng. Dưới đây là thông tin chi tiết. 

4. Lượng phân bón cần đảm bảo để cây hành tây phát triển


Đối với hành tây trên 1ha đất cần: Cần từ 20 đến 25 tấn phân hữu cơ hoại mục. Nếu có thể, lượng phân có thể bón nhiều hơn từ 30 đến 35 tấn. Phần đạm nguyên chất không được cung cấp quá 100kg. Chỉ cần từ 60 đến 80kg. 

Cách bón phân, toàn bộ những loại phân bón kể trên: kali, đạm, chuồng đều đảm bảo được trộn đều vào đất trồng dưới độ sâu từ 7 đến 10cm. Đối với một số loại giống hành tây nhất định, năng suất thu hoạch có thể đạt đến 30 tấn củ/ha. 

5. Kỹ thuật chăm sóc hành tây sau khi trồng

5.1. Xới đất


Tùy theo tính chất đất mà thực hiện xới đất cho phù hợp. Sau khi trồng hành tây khoảng 10 đến 15 ngày, xới sâu đất khắp mặt xuống, bón phân đạm từ 54-55kg phân đạm. Sau khi trồng từ 25 đến 30 ngày, bón phân đạm lần hai, bón 42 đến 56kg đạm. Sau khi trồng được 40 đến 45 ngày, bạn tiến hành xới hẹp nông xung quanh gốc tưới thúc lần 3: 56-84kg phân đạm. Sau khi đã bón xong, bạn cần thùng ô doa để tưới nhẹ rửa phần lá. 

5.2.  Tưới nước


Cần tưới nước để giữ độ ẩm cho cây con sau khi trồng cho đến khi cây xanh tươi. Bạn có thể tưới bằng thùng odoa. Cứ trung bình từ 7 đến 10 ngày thì tưới rãnh một lần. Nhưng trước khi thu hoạch một tháng thì ngưng tưới. 

6. Cách phòng ngừa sâu bệnh khi trồng hành tây


Phòng ngừa sâu bệnh là một trong những yêu cầu bắt buộc phải có khi trồng bất cứ cây rau củ nào. Khi trồng củ hành tây bạn cần chú ý kiểm tra tình trạng phát triển của cây để dễ dàng phát hiện những bất thường do sâu bệnh gây hại cho cây.

Những loại bệnh thường gặp ở hành tây lấy củ như bệnh cháy lá, bệnh sương mai và bệnh thối nhũn. Nếu bạn chưa biết cách điều trị có thể liên hệ trực tiếp cho VNFarm để nhận tư vấn và đưa ra các giải pháp trị bệnh kịp thời.

Bệnh sương mai: Bệnh này sẽ xuất hiện khi nhiệt độ xuống dưới 20 độ C hoặc nhiệt độ không khí cao trên 90%.

Bệnh thối củ: Bệnh này xảy ra khi cây bắt đầu hình thành củ cho tới khi thu hoạch, bảo quản nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hoặc nấm Botrytis. Để phòng ngừa bệnh, bà con nên xử lý hạt giống thật kỹ trước khi gieo trồng, bón phân hợp lý hạn chế bón nhiều đạm hay sử dụng quá nhiều thuốc hoá học.

Cách trồng hành tây có năng suất cao sẽ trở nên dễ dàng nếu bạn hiểu được kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân và phòng ngừa sâu bệnh. VNFarm hy vọng trong tương lai sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm và sản phẩm tuyệt vời nhất. 


Liên hệ