Hướng dẫn cách trồng cỏ lúa mì tại nhà cực dễ dàng

08:11:33 22/03/2023

Cỏ lúa mì cung cấp hàm lượng dinh dưỡng phong phú cho người sử dụng. Khoảng thời gian trồng đến khi thu hoạch cũng cực kỳ ngắn. Nên đây là lý do khiến cỏ được ưa chuộng và trồng nhiều trong thời gian gần đây. VNFarm hướng dẫn cách trồng cỏ lúa mì hiệu quả mà lại cực kỳ dễ dàng!

Xem nhanh

1. Cỏ lúa mì là gì?


Cỏ lúa mì là gì?

Cỏ lúa mì hay còn gọi là Tiểu Mạch Thảo, Cỏ mạch, có tên khoa học Wheatgrass. Đây là loại cây được trồng chủ yếu ở vùng ôn đới tại khu vực Châu Âu, Hoa Kỳ. Cỏ lúa mì sẽ thu hoạch sau 8 đến 12 ngày trồng.

Cỏ lúa mì là loại thực vật này có thể sống ở cả ngoài trời và trong nhà. Hiện nay, cỏ lúa mì được trồng một cách phổ biến, bởi vừa có thể trang trí không gian nhà vừa mang lại giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe con người. 

2. Cỏ lúa mì có tác dụng gì?


Lợi ích của việc sử dụng lúa mì thường xuyên

Xem thêm:

Cỏ lúa mì để tươi mang đi ép lấy nước, đây được coi là thực phẩm sống. Nhưng ngày nay, cỏ lúa mì thường được sử dụng ở dạng bột. Bạn đang thắc mắc giá trị dinh dưỡng mà loại cây này mang lại là gì? Câu trả lời sẽ có ngay trong phần thông tin tiếp theo. 

Trong 8 gam lúa mì sẽ bao gồm:  25 calo, 4 gam chất xơ, 1 gam đạm và 6 gam carbohydrate. Bên cạnh đó, cỏ lúa mì cũng cung cấp vitamin, chất khoáng tự nhiên như vitamin A, C, K, E,...

Bởi những thành phần kể trên mà cỏ lúa mì còn được ứng dụng để làm thuốc trị bệnh. Có nhiều nghiên cứu được đưa ra để tìm hiểu sâu hơn về tác dụng của mà loại cỏ này mang đến cho con người. 

Cỏ lúa mì có nhiều tác dụng tốt nên cách trồng lúa mì ngày càng được nhiều người tìm hiểu hơn. Chi tiết cách trồng cỏ lúa mì sẽ được VNFarm bật mí nhanh qua bài viết bên dưới đây.

3. Hướng dẫn cách trồng cỏ lúa mì đúng cách tại nhà

3.1. Nguyên vật liệu trồng cỏ lúa mì

  • Chuẩn bị hạt giống

  • Khay, chậu hoặc bất kì dụng cụ nào có thể trồng được cỏ lúa mì. 

  • Dao, xẻng mini, bình tưới nước,...

  • Đất sạch trồng cỏ và giá thể 

3.2. Xử lý hạt giống trước khi trồng cỏ lúa mì

Để tỷ lệ nảy mầm của hạt giống cao và sạch mầm bệnh, những hạt lép bị loại bỏ. Bạn cần xử lý hạt giống qua nước nóng với nhiệt độ khoảng 40 - 50 độ C. Thời gian ngâm từ 8 - 10 giờ. Hết thời gian, bạn vớt hạt ra và ủ trong khăn ẩm, chờ cho đến khi thấy hạt bị nứt mép (rơi vào khoảng 12 tiếng) bạn có thể đem đi gieo hạt.

Trong suốt quá trình ủ hạt giống, bạn cần quan sát nếu khăn khô nên phun nước. Nếu không hạt sẽ không nứt ra được và có thể đem bỏ đi. 

3.3. Cách gieo cỏ lúa mì?

Chi tiết cách gieo cỏ lúa mì như sau:

  • Cho đất vào khay, khay nên khoét lỗ có thể thoát nước. Đồng thời, nếu đất nghèo dinh dưỡng nên trộn cùng phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoại mục. 

  • Tiếp theo, lớp đất trong khay phải dày từ 3 đến 5cm. Lấy tay vén bằng mặt đất lại, sau đó dùng hạt giống cỏ lúa mì rải đều tay, hạn chế việc rải quá nhiều hoặc quá thưa. Làm ảnh hưởng đến chất lượng của cỏ khi thu hoạch. 

  • Khi rải xong thì phun nước giữ ẩm cho hạt nhanh chóng nảy mầm. 

  • Tiếp đến, dùng lưới hoặc lá chuối, lá dừa để đậy lại khay hạt trong khoảng từ 2 đến 3 ngày. Không nên để hạt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. 

  • Sau khoảng 2 đến 3 ngày hạt sẽ nảy mầm cao khoảng 3 đến 4cm. Lúc này, bạn đưa cây ra nơi có ánh sáng nhẹ và tưới nước đều đặn hàng ngày cho cây phát triển. 

Sau cách trồng lúa mì là cách chăm sóc, bạn thực hiện có đúng quy tình hay không sẽ tác động đến quá trình thu hoạch cỏ. 

3.4. Cách chăm sóc cỏ lúa mì 

Thời gian từ lúc trồng đến thu hoạch lúa mì là cực kỳ ngắn. Chỉ kéo dài từ 7 đến 9 ngày. Nên quá trình chăm sóc không cần tốn quá nhiều công sức. 

  • Trước khi trồng, có thể trộn thêm phân hữu cơ hoặc phân chuồng để cung cấp dinh dưỡng cho cây. 

  • Giai đoạn gieo hạt cung cấp nước cho cây thường xuyên. Nhưng chú ý phun nước nhẹ nhàng, hạn chế tưới nước sau 17 giờ, lúc này nước đọng lại trên lá và dưới gốc cây rất dễ để mầm bệnh lây lan phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng của cỏ. 

3.5. Thu hoạch cỏ lúa mì


Sau 7 đến 9 ngày trồng có thể thu hoạch cỏ lúa mì

Chỉ sau khoảng từ 7 đến 9 ngày là bạn đã có thể thu hoạch được cỏ lúa mì. Sử dụng kéo bén để cắt cách gốc từ 3 đến 4cm. Bạn có thể tận dụng hạt giống để thu hoạch thêm một đợt nữa, nhưng sẽ không còn thơm ngon như đợt 1. Thu hoạch lúa mì giai đoạn đáng mong đợi nhất trong quá trình thực hiện cách trồng lúa mì.

Cách trồng cỏ lúa mì đã phần nào được tổng quát qua bài viết phía trên. Hy vọng qua đây, bạn đã nắm được kiến thức để trồng và chăm sóc thành công cỏ lúa mì nhà mình. Nếu gặp bất kỳ vấn đề gì về cây trồng, đừng quên liên hệ cùng VNFarm!


Liên hệ