Cách trồng cây tùng la hán để cây phát triển tốt
Cây tùng la hán được xem là biểu tượng của sự trường thọ và mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Trên thị trường ngày nay, nếu muốn sở hữu một cây tùng la hán cổ thụ dáng đẹp phải chi một khoản tiền khá lớn. Trong bài viết dưới đây VNFarm xin phép được chia sẻ cách trồng cây tùng la hán và cách chăm sóc để cây sinh trưởng khỏe mạnh.
>>> Tham khảo cách chữa bệnh phấn trắng cho hoa hồng
1. Đôi nét về cây tùng la hán
Tìm hiểu về cây tùng la hán
1.1. Cây tùng la hán là cây gì?
Cây tùng la hán hay còn gọi là cây vạn niên tùng, có tên khoa học Podocarpus brevifolius. Đây là cây thân gỗ lâu năm, có cây lên đến vài trăm năm. Lá luôn dài, mọc đối xương và luôn xanh mướt. Khi càng nhiều tuổi thì gốc cây sẽ đẹp hơn.
1.2. Đặc điểm cây tùng la hán
Đây là một loại cây thân gỗ lớn và có rất nhiều nhánh. Các nhánh của cây tùng la hán thường mọc ngang hoặc rủ xuống. Cây tùng la hán có thể mọc cao tới hơn 10m nếu không có sự can thiệp của con người.
-
Lá cây tùng la hán có dạng lá kim, cuống ngắn, mọc so le và có hình xoắn ốc. Lá hiếm khi rụng và xanh quanh năm.
-
Hoa của cây tùng la hán có dạng hình cọc, sợi màu trắng. Bên dưới hoa có 4 cái vảy dạng tuyến và đài hoa rất to.
-
Quả có hình dạng giống pho tượng la hán.
2. Cây tùng la hán hợp mệnh gì?
Cây tùng la hán hợp với người mệnh gì?
Cây tùng la hán hợp với người mệnh Thuỷ bởi thuỷ là nước sẽ giúp cho cây gỗ ngày càng phát triển. Bởi vậy, người mệnh Thuỷ trồng cây tùng la hán trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn về tiền bạc.f
Nhiều người mệnh Thuỷ cũng rất quan tâm đến cách chăm sóc và cách trồng cây tùng la hán làm cảnh tại nhà. Chi tiết cách trồng sẽ được VNFarm bật mí qua bài viết bên dưới đây. Đón xem nhé!
3. Các bước chuẩn bị để tiến hành trồng cây tùng la hán
Cần chuẩn bị gì để tiến hành trồng cây tùng la hán
3.1. Điều kiện nhiệt độ phù hợp với cây tùng la hán
Điều kiện, nhiệt độ thích hợp để trồng cây tùng la hán từ 18 đến 25 độ C. Cây ưa nóng không ưa lạnh nên trồng vào mùa đông cây tùng la hán sẽ rất cằn cỗi.
Cây thích nghi tốt với mọi điều kiện ánh sáng trong nhà lẫn ngoài trời. Tuy nhiên bạn cần tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với cái nắng gắt của mùa hè.
3.2. Chuẩn bị đất trồng cây tùng la hán
Cây tùng la hán là loại cây có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau. Nhiều người lựa chọn trồng loại cây này trên đất thịt để tránh hiện tượng rã bầu khi có nhu cầu bứng đi. Đất trồng la hán có thể trộn thêm phân hữu cơ hoai mục và vỏ trấu, xơ dừa.
3.3. Chọn và xử lý giống để trồng cây tùng la hán
Đối với cách trồng cây tùng la hán bằng hạt giống thì cần lựa chọn chỗ cung cấp hạt giống uy tín và chất lượng. Nếu lựa chọn trồng tùng la hán bằng các chiết cành hoặc ghép cành thì nên lựa chọn cây mẹ có khả năng sinh trưởng tốt, không có mầm bệnh.
4. Cách trồng cây tùng la hán làm cảnh tại nhà
Có thể thực hiện cách trồng cây tùng la hán theo 3 phương pháp sau:
3 cách trồng cây tùng la hán là gieo hạt, chiết cành, giâm cành
Gieo hạt
Hạt giống mua về phải đảm bảo hạt chín già và chắc. Lấy hạt gieo trên đất đã chuẩn bị và giữ ẩm cho đất. Thời gian tốt nhất để tiến hành gieo hạt là vào đầu xuân. Hạt sẽ nảy mầm và phát triển thành cây con sau khoảng 1-2 tháng.
Chiết cành
Phương pháp này được nhiều người sử dụng bởi tỷ lệ thành công rất cao. Chỉ chọn cành bánh tẻ và tiến hành chiết cành. Dùng dao sắc cắt phần vỏ cây một khoanh nhỏ và dùng túi nilon bọc vào một lớp đất mùn dinh dưỡng. Có thể cho thêm vào đất một ít thuốc Humic Grin để kích thích ra rễ.
Giâm cành
Rất nhiều người không biết cây tùng la hán có thể sử dụng phương pháp này. Cách trồng này vô cùng đơn giản, chỉ cần cắt cành bánh tẻ dài 10cm và cắm xuống đất. Nên để cành giâm ở nơi thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Có thể sử dụng thêm thuốc kích thích ra rễ Regen để rút ngắn thời gian trồng.
Đây là 3 cách trồng cây tùng la hán tại nhà được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Chúc bạn thành công trong quá trình thực hiện cách trồng cây tùng la hán.
5. Cách chăm sóc cây tùng la hán làm cảnh
Cách chăm sóc cây tùng la hán sau khi trồng
Tuy cây tùng la hán có sức sống mạnh mẽ nhưng bạn cũng nên lưu ý vài điểm để cho ra thành phẩm một cây tùng la hán đẹp.
5.1. Tưới nước cho cây tùng la hán
Đây là loại cây chịu hạn tốt và không chịu được ngập úng. Trong quá trình thực hiện cách chăm sóc cây tùng la hán cần lưu ý lượng nước cho phù hợp. Không nên tưới quá nhiều làm rễ cây bị úng, cây sẽ sinh trưởng kém. Cách 2 đến 3 ngày nên tưới nước cho cây 1 lần. Tuy nhiên, tùy điều kiện thời tiết nên điều chỉnh tần suất tưới cho phù hợp.
5.2. Bón phân cho cây
Cách chăm sóc cây tùng la hán hiệu quả nhất là lưu ý bón phân cho cây. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây tùng la hán cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cây sinh trưởng mạnh và lớn nhanh. Nên lựa chọn các loại phân có hàm lượng nitơ cao để bón cho cây. Đặc biệt lưu ý hạn chế bón phân đạm cho cây.
5.3. Kiểm soát côn trùng gây hại ở cây tùng la hán
Kiểm soát bệnh ở cây tùng la hán
Xem thêm:
- Bật mí cách trồng cây bonsai làm cảnh
- Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây trúc nhật
Khi thực hiện cách chăm sóc cây tùng la hán cần chú ý hai loại côn trùng đó là rầy mềm và sâu vẽ bùa. Đây là 2 loại côn trùng nguy hiểm, thường tấn công khi cây tùng la hán vừa ra đọt non. Cách tốt nhất để kiểm soát 2 loại này đó chính là cắt bỏ những lá đã bị tấn công và tiến hành phun thuốc đặc trị.
Thuốc đặc trị bệnh ở cây tùng la hán
- Đối với rầy mềm thì có thể phun phòng và tiêu diệt bệnh bằng Vansi.
- Đối với các loại sâu, đặc biệt là sâu vẽ bùa thì có thể phòng trừ và tiêu diệt bệnh bằng sản phẩm Leven.
Đây đều là sản phẩm sinh học nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Đặc biệt, nếu quá trình sử dụng không thấy hiệu quả thì VNFarm sẽ hoàn 100% tiền cho quý khách.
5.4. Tạo dáng cho tùng la hán
Cách tạo dáng cho cây tùng la hán
Một cây tùng la hán có giá trị là một cây tùng la hán có dáng đẹp. Khi muốn tạo dáng cho tùng la hán nên thực hiện theo các bước sau:
-
Bước 1: Cắt tỉa hết những lá thừa và những cành không đẹp, chỉ giữ lại những cành khỏe mạnh;
-
Bước 2: Bấm bỏ những ngọn vượt;
-
Bước 3: Tiến hành tạo dáng theo ý thích.
Phải uốn nắn sau cho các lá của cây tùng la hán hướng lên trên. Vì khi cây tùng ngửa lên hứng sương cây mới phát triển khỏe mạnh
Trên đây là những thông tin về cách trồng cây tùng la hán cơ bản nhất. Người trồng nên trang bị thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn để cây đạt giá trị cao nhất. Nếu bạn có đủ đam mê, việc chăm sóc để tạo ra một cây tùng la hán đẹp không phải là vấn đề quá khó.
Để xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích liên quan đến cách trồng và chăm sóc cây cảnh thì đừng quên theo dõi VNFarm nhé!