Cách trồng và chăm sóc cây trúc nhật đạt chuẩn

08:07:32 05/04/2023

Có rất nhiều loại cây cảnh được sử dụng phổ biến để trang trí nhà ở, văn phòng,... khiến không gian thêm xanh và có sức sống hơn. Một trong số đó, có thể kể đến cây trúc nhật. Vậy cách trồng và chăm sóc cây trúc nhật có khó không? Xem ngay bài viết này nhé!

Xem nhanh

1. Cây trúc nhật là cây gì?


Cây trúc nhật là cây gì?

Cây trúc nhật hay còn gọi Phất Dụ Trúc có tên khoa học Dracaena surculosa punctulata, nguồn gốc xuất xứ từ các nước Châu Phi, vùng nhiệt đới Trung mỹ, miền Nam châu Á. Đây là cây thuộc họ nhà tre.

Cây trúc nhật được sử dụng phổ biến để làm cây cảnh trong văn phòng, nhà,... bởi chúng có chiều cao không quá lớn. Ngoài ra, tại khách sạn hay công viên,... cũng được sử dụng để trang trí lối đi, hàng rào,....

2. Đặc điểm nhận biết cây trúc nhật


Đặc điểm nhận dạng cây trúc nhật

Nhìn bên ngoài, thân có hình khối trụ tròn, có các đốt ngắn dài khác nhau và tùy vào vị trí trên thân cây. Tuy nhiên, về chiều cao và chiều rộng của đường kính thì tương đối nhỏ, trung bình từ 50 đến 1m. Chiều rộng đường kính của thân từ khoảng 2 đến 4cm. 

Đặc điểm về thân 

  • Nhìn bên ngoài thân sẽ có các lá bẹ mỏng, màu trắng ôm vào sát thân trúc. Nhưng lúc trưởng thành và về già thì bẹ lại dần dần rụng đi. 

  • Lúc trúc còn non thì thân có màu xanh, khi già thì chuyển sang màu vàng nâu. 

Đặc điểm lá trúc nhật

  • Lá có dạng bầu dài và thuôn nhọn ở phía đầu lá. Tùy vào từng loại giống mà lá sẽ có các đốm hoặc màu sọc. 

  • Đặc điểm thu hút người trồng trúc nhật là những đốm màu vàng ở hai mép lá, vệt trắng dài ở giữa lá. 

Đặc điểm hoa và quả cây trúc nhật

  • Cây trúc nhật cũng có hoa, và hoa thường mọc ngay đầu cành và ngọn. 

  • Những bông hoa này mọc theo kiểu chùm, màu trắng. Kết hợp với nhau tạo nên màu sắc rất đẹp. 

  • Các cánh hoa mỏng và thưa, thể hiện sự mong manh, yếu đuối nhưng lại rất bền bỉ. 

  • Còn về quả, cây trúc nhật có quả, nhưng lại rất hiếm khi thấy. Nếu khi có quả, thì quả mọng, nhỏ có hình tròn màu đỏ, vàng khi chín và màu xanh khi còn non. 

3. Cây trúc nhật hợp mệnh nào? Tuổi nào?


Cây trúc nhật hợp với người mệnh Thuỷ

Cây trúc nhật hợp với mệnh Mộc. Màu xanh chủ đạo của cây hợp là màu tương hợp với người mệnh Mộc. Trồng cây sẽ giúp cho gia chủ mệnh Mộc thu hút tài khí, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Khi trồng cây trúc nhật, người mệnh mộc nên đặt cây ở hướng Nam, Đông và Đông Nam thì việc làm ăn sẽ thuận lợi và suôn sẻ hơn rất nhiều.

Vì vậy mà nhiều gia chủ mệnh mộc cũng rất quan tâm đến cách trồng và cách chăm sóc cây trúc nhật. Bài viết này, VNFarm sẽ tiết lộ bạn cách trồng cây trúc nhật làm cảnh tại nhà.

4. Hướng dẫn cách trồng cây trúc nhật trong chậu 

Để thực hiện cách trồng cây trúc nhật thì trước tiên phải đáp ứng những điều kiện cơ bản sau:


Cách trồng cây trúc nhật trong chậu

4.1. Dụng cụ trồng cây trúc nhật 

Bởi đặc tính tự nhiên, cây trúc nhật không quá cao và được sử dụng để trang trí nhà ở, văn phòng. Nên ưu tiên chọn dụng cụ trồng cây trúc nhật là chậu. Chọn những chậu cây theo sở thích của bạn, hoặc có màu phong thủy phù hợp với gia chủ, văn phòng công ty. 

Nên ưu tiên chọn chậu có lỗ thoát nước, và đặt phía dưới đĩa để hứng nước, tránh làm bẩn nhà, văn phòng. 

Tuy nhiên, nếu trồng cây trúc nhật làm hàng rào, lối đi,.. vẫn có thể trồng trực tiếp ra đất. 

4.2. Chuẩn bị đất trồng cây trúc nhật

Đối với cách trồng cây trúc nhật trong chậu, thì ưu tiên trồng trên đất dồi dào nguồn dinh dưỡng. Có khả năng thoát nước tốt, độ tơi xốp nhất định. Nếu tại nhà, đất không đáp ứng những điều kiện nêu trên, có thể trộn đất cùng tro trấu, xơ dừa, vôi theo tỷ lệ 1 : 1. 

Hoặc để tiết kiệm thời gian hơn, có thể mua đất trực tiếp tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Vừa đầy đủ chất dinh dưỡng vừa thuận tiện cho người trồng. 

4.3. Vị trí trồng cây trúc nhật

Đây là cây ưa bóng râm, nên lựa chọn những vị trí có bóng râm, hoặc đặt cạnh cửa sổ. Có như vậy cây mới phát triển và sinh trưởng tốt.

4.4. Cách trồng cây trúc nhật trong chậu

Có nhiều cách trồng cây trúc nhật nhưng có 2 cách trồng phổ biến nhất là tách bụi, giâm cành. Chi tiết từng cách trồng sẽ được VNFarm bật mí chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tách bụi trúc


Tách bụi trúc nhật 

Đầu tiên phải tách bụi trúc. Đào cây trúc nhật mẹ lên, rũ bỏ hết đất cát còn dính trên rễ. Sau đó cắt rời các rễ cây con ra, đặt vào chậu đã chuẩn bị sẵn. Sau đó lấp đất và tưới nước lên. 

Có như vậy mới không làm ảnh hưởng cây mẹ mà còn bảo vệ được bộ rễ không bị tổn thương. Nhưng nếu bạn lựa chọn cách trồng cây thủy sinh, thì chỉ cần tách cây con ra khỏi mẹ sau đó đặt chậu vào bình có chứa nước, cho một ít dung dịch dinh dưỡng trồng cây vào. 

Giâm cành trúc


Giâm cành trúc

Lựa chọn những cành có từ 1 đến 2 cặp lá. Sau đó giâm vào hỗn hợp đất trồng có tro và xơ dừa. Tưới nước lên trên đảm bảo đủ ẩm. Từ đoạn cành đem đi giâm, thấy rễ mọc lên thì bứng đoạn cành giâm. Để ý không làm đứt rễ, sau đó trồng vào chậu nhựa hoặc túi bầu có chứa các giá thể. Như vậy cành giâm sẽ dễ dàng và nhanh đẻ các nhánh mới hơn. 

5. Hướng dân cách chăm sóc cây trúc nhật trồng chậu


Chăm sóc cây trúc nhật trồng chậu

Xem thêm:

Chăm sóc cây trúc nhật cũng không có gì quá khó khăn nếu bạn đảm bảo được một số yếu tố sau:

5.1. Ánh sáng

Trúc nhật là cây ưa bóng râm và ánh sáng. Nên đặt cây tại nơi có nhiều ánh sáng. Nhưng từ ngày 25, tính từ lúc bắt đầu trồng thì đem cây ra nơi có nắng nhẹ để phơi. Như vậy thì cây sẽ có thể phát triển tốn hơn, tránh được tình trạng sâu bệnh. Nhưng cần tránh ánh nắng gắt khi trồng cây. 

5.2. Tưới nước & bón phân

Nước và phân bón là 2 yếu tố không thể thiếu trong quá trình thực hiện cách trồng và chăm sóc cây trúc nhật trong chậu tại nhà.

  • Để đảm bảo độ ẩm thì tưới nước thường xuyên từ 1 đến 2 lần trên ngày. Nhưng không nên tưới nước quá nhiều, tránh làm úng cây. 

  • Nếu chọn cách trồng thủy sinh, thì ít nhất 1 tuần thay nước từ 1 đến 2 lần. Cắt đi những rễ già và lá bị vàng để tập trung chất dinh dưỡng nuôi những cành khỏe hơn. 

  • Bón phân vi sinh hoặc dùng các loại chế phẩm sinh học cho cây 1 tháng 1 lần. Lúc cây đã mọc cao thì cần có cọc cắm cạnh bên tránh tình trạng ngã đổ cây. 

  • Nên sử dụng khăn để lau lá thường xuyên, tránh để bụi bẩn bám trên lá. 

5.3. Sâu bệnh hại


Chăm sóc cây trúc nhật trong chậu

Trên cây trúc nhật xuất hiện đa số là nhện, thán thư, muội đen. Chúng sẽ không tác động nhiều đến cây, làm mất vẻ thẩm mỹ. Bởi nhện sẽ giăng tơ và làm lá trúc bị bẩn, tạo nên cảm giác khó chịu. 

Đối với bệnh thán thư, bệnh muội đen trên cây trúc nhật thì ưu tiên sử dụng Venri để phòng trừ và tiêu diệt bệnh.

Chắc hẳn qua bài viết này của VNFarm bạn đã biết cách trồng và chăm sóc cây trúc nhật xanh tốt tại nhà. Để xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích về cây cảnh thì đừng quên theo dõi VNFarm nhé!


Liên hệ