Hướng dẫn cách trồng cây trầu không tại nhà

07:59:09 28/03/2023

Cây trầu không là một loại cây rất quen thuộc và có nhiều công dụng. Ngoài sử dụng để ăn, cây trầu không còn được sử dụng như một vị thuốc dân gian. Cây trầu không được dùng để chữa rất nhiều loại bệnh khác nhau nên được rất nhiều người tìm kiếm. Trong bài viết hôm nay, VNFarm sẽ gửi đến các bạn cách trồng cây trầu không tại nhà vô cùng đơn giản.

Xem nhanh

1. Đôi nét về cây trầu không


Đôi nét về cây trầu không

1.1. Trầu không là cây gì?

Trầu không hay còn được gọi là cây trầu cay, trầu lương, có tên khoa học là Piper betle. Đây là cây dây leo, sống lâu năm, mặt lá bóng có hình trái tim, hoa màu trắng. Cây trầu không có thể cao trên 1m. Cây được trồng rất phổ biến ở Việt Nam, Ấn Độ và Malaysia. 

1.2. Ý nghĩa của cây trầu không

Từ xưa đến này trầu không luôn có ý nghĩa mang đến bình an cho gia đình, may mắn trong sự nghiệp và học tập. Ở các tiệc cưới hỏi, ma chay luôn có sự xuất hiện của trầu không. Đây được xem như là một nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

1.3. Công dụng của cây trầu không


Cây trầu không có tác dụng gì?

Xem thêm:

Trong đời sống: Cây trầu không được dùng làm cây cảnh, trang trí nhà ở làm tăng thêm tính thẩm mỹ và nét đẹp cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, trầu không còn có công dụng lọc không khí. Khi trồng trầu không trong nhà có thể làm cho ngôi nhà trong lành và mát mẻ hơn.

Trong y học: Lá trầu không được xem như một loại thần dược. Có thể sử dụng lá trầu không như một bài thuốc để điều trị một vài loại bệnh như đau đầu, suy nhược thần kinh, táo bón,... Ngoài ra lá trầu không còn được rất nhiều chị em phụ nữ săn đón. Vì lá trầu không chứa nhiều dưỡng chất có công dụng chăm sóc da và cơ thể. 

Với ti tỉ công dụng, nên cách trồng cây trầu không ngày càng được nhiều người quan tâm. Bài viết này, VNFarm sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách trồng lá trầu không đơn giản mà ai cũng trồng được.

2. Cần chuẩn bị gì để trồng cây trầu không?


Nguyên vật liệu để trồng cây trầu không

2.1. Chuẩn bị đất trồng

Cây trầu không có thể sống trên nhiều loại đất. Nhưng nếu được trồng ở những nơi đất tơi xốp, đất mùn giàu chất dinh dưỡng thì cây sẽ sinh trưởng nhanh hơn. 

Khi chuẩn bị đất trồng cây trầu không cần trộn thêm vào đất phân chuồng, xơ dừa, mùn hữu cơ,... để thúc đẩy cây nhanh chóng ra rễ. Trước khi trồng 20 ngày nên bón lót vôi để xử lý các mầm bệnh trong đất. Đất là yếu tố thiết yếu không thể thiếu trong cách trồng cây trầu không.

2.2. Chậu trồng

Nếu lựa chọn trồng trầu không trong chậu cần lựa chọn các chậu rộng và sâu. Chậu phải có lỗ thoát nước để tránh xảy ra tình trạng ngập úng.

2.3. Cách nhân giống


Nhân giống cây trầu không

Nhân giống cây trầu không bằng hạt là phương pháp rất khó. Do đó trầu không được khuyến khích trồng bằng ngọn hoặc mua cây trực tiếp từ vườn ươm. 

  • Khi mua giống ở vườn ươm: nên lựa chọn các cơ sở uy tín và đảm bảo chất lượng. Ngày nay, có thể mua trên các trang thương mại điện tử. Phải tìm hiểu thông tin thật kỹ trước khi mua.

  • Khi trồng trầu không bằng ngọn: Dùng dao cắt những nhánh lươn khỏe mạnh, có độ dài khoảng 18cm mang nhiều hơn 5 mắt. 

3. Hướng dẫn cách trồng cây trầu không tại nhà


Cách trồng cây trầu không

Hiện nay phương pháp trồng trầu không phổ biến nhất đó chính là cách trồng lá trầu không, chi tiết cách trồng sẽ được VNFarm bật mí nhanh ở bài viết bên dưới đây. Đón xem nhé!

  • Sau khi cắt các cành nhánh trồng, tiến hành loại bỏ hết các lá và đem ngâm trong nước. Nên tiến hành thay nước mỗi ngày một lần. Nên đặt nó ở nơi có thoáng mát nhưng có thể hấp thụ được ánh sáng mặt trời. Khi thấy rễ cây nhú ra là có thể đem trồng vào chậu.

  • Tưới nước để giữ độ ẩm cho đất và nên che nắng vào buổi trưa để tránh tình trạng cây bị cháy nắng. Khi cây đã bén rễ và phát triển bình thường thì có thể gỡ tấm che nắng ra.

4. Cách chăm sóc cây trầu không


Cách chăm sóc cây trầu không

Để quá trình chăm sóc cây trở nên đơn giản, dễ dàng hơn thì bạn cần thực hiện tốt cách trồng cây trầu không. Vậy chăm sóc cây trầu không như thế nào để cây nhanh bén rễ và phát triển tốt thì xem ngay bài viết dưới đây.

4.1. Tưới nước

Tùy vào điều kiện thời tiết mà điều chỉnh tần suất tưới cây khác nhau. 

  • Khi trời mưa: Mỗi tuần nên tiến hành tưới nước cho cây 2 - 3 lần. Cần thường xuyên quan sát mặt đất và cây để phòng tình trạng cây trầu không bị úng nước và thối gốc.

  • Khi trời nắng: Cần tăng lượng nước và tần suất tưới để cung cấp đủ nước cho cây trầu không.

4.2. Làm giàn

Trầu không là loại cây thân leo nên cần làm giàn. Với cách trồng cây trầu không trong chậu thì phải cắm một cây cọc để cây trầu leo lên. Khi cắm cọc nên đảm bảo độ an toàn và vững chắc, tránh đổ ngã. Có thể cho cây leo trực tiếp lên tường nhà hoặc trụ bê tông tùy theo sở thích.

4.3. Bón phân

Bón lót phân hữu cơ và phân trùn quế cho cây trầu sau 3 tuần kể trừ khi trồng. Bón phân định kỳ cho cây trồng mỗi tháng một lần. Ngoài việc bón phân nên tiến hành dọn cỏ xung quanh gốc trầu không để giúp cây phát triển khỏe mạnh.

4.4. Côn trùng gây hại

Một loài côn trùng gây hại cực kỳ nguy hiểm đối với trầu không đó chính là ve đỏ. Tưới nước quá nhiều sẽ tạo điều kiện để nấm bệnh có cơ hội phát triển. Bệnh cháy lá rất phổ biến trong quá trình trồng cây trầu không. Khi thấy những lá trầu không xuất hiện các đốm đen, nâu hãy lập tức cắt bỏ những lá bị cháy để hạn chế sự lây lan cho các lá bên cạnh.

4.5. Thu hoạch


Thời gian có thể thu hoạch lá trầu không

Nếu cây sinh trưởng và phát triển tốt có thể tiến hành thu hoạch sau 5 tháng chăm sóc. Dùng dao hoặc kéo cắt từng là, lựa chọn những lá xanh tốt và không bị sâu bệnh. Tiếp tục chăm sóc cây sau khi thu hoạch để cây ra lá đáp ứng nhu cầu trong lần thu hoạch tiếp theo. 

Trên đây là những thông tin về cách trồng cây trầu khôngVNFarm gửi đến các bạn. Với bài viết trên, bạn có thể tự tay trồng một chậu trầu không xum xuê lá. 

Để xem thêm nhiều thông tin hữu ích về cây trồng thì hãy luôn theo dõi trang web VNFarm.


Liên hệ