Hướng dẫn cách trồng cau đúng kỹ thuật

09:10:44 26/03/2023

Cây cau sẽ cho bắt đầu cho trái sau khi trồng từ 4 đến 5 năm. Cau sẽ ra hoa từ tháng 3 đến tháng 8 và thường chín từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Cây cau ăn trầu không kén đất, ít bị sâu bệnh. Cách trồng cau ăn trầu đúng kỹ thuật khó hay không? Thì hãy xem hết bài viết dưới đây của VNFarm nhé!

Xem nhanh

1. Đôi nét về cây cau 


Đôi nét về cây cau mà bạn nên biết

1.1. Cây cau là cây gì?

Cây cau có tên khoa học là Arecaceae, trồng nhiều tại khu vực châu Á, Thái Bình Dương và Châu Phi. Đây là cây thân gỗ có chiều cao trung bình là 15 đến 20m, đường kính thân cây là từ 20 đến 30cm.

1.2. Đặc điểm cây cau

Cây cau là loại cây sống lâu năm, thường có thể ra trái sau từ 3 - 4 năm trồng. Thân cây cao thẳng đứng, chiều cao khoảng 20m. Thân cây dạng cột và có đường kính từ 15 - 20 cm. Lá đơn, chiều dài hơn 1,5m và có các phiến lẻ xẻ dạng lông chim. Hoa cau màu trắng sữa, những hoa cau đực sẽ rụng sớm để lại những hoa cau cái tạo quả.

Cây cau có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh như có thể ngăn ngừa bệnh đột quỵ, diệt khuẩn cho khoang miệng và ngừa sâu răng, bổ sung sắt giúp hỗ trợ chứng thiếu máu…Hoạt chất Arecolin có trong cau giúp các bệnh nhân tiểu đường kiểm soát được hàm lượng glucose trong máu trong thời gian dài.

2. Thời điểm thích hợp để trồng cau


Thời điểm thích hợp để tiến hành trồng cau

Xem thêm:

Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện cách trồng cau đó là cuối mùa thu, khi cây giống được 2 đến 3 lá mầm, thì bứng cây và tiến hành trồng để khi sang xuân gặp mưa thì cau nhanh bén rễ hơn.

3. Khoảng cách trồng cau bao nhiêu là hợp lý?


Khoảng cách thích hợp nhất để trồng cau là từ 1,7 đến 2m

Mỗi cây cau được trồng trong một hố, hố đào hình vuông với kích thước là 70x70cm. Khoảng cách các hố cau là từ 1,7 đến 2m. Mật độ trồng là từ 60 đến 70 cây trên một sào để đảm bảo cây lấy đủ ánh sáng, gió.

4. Hướng dẫn cách trồng cau đúng kỹ thuật


Cách trồng cau đúng kỹ thuật

4.1. Bước 1 Chọn giống

Chọn những cây cau khỏe và sinh trưởng tốt, nên chọn những cây dưới 8 năm tuổi để đảm bảo trái cau chất lượng. Chọn những quả to, đều và mẩy. Sau đó tiến hành cắt bỏ các chùm ở đầu rồi để vàng.

Sau khi thu hoạch 1 tuần thì cắt bỏ những đầu quả để dễ dàng nảy mầm hơn.

4.2. Bước 2 Ủ quả

Cách trồng cau hiệu quả là ủ vùi quả vào trong cát, giữ cho cát có độ ẩm và phòng trừ kiến, bọ hung cắn phá. Ủ khoảng 20 ngày thì thấy cuống xuất hiện những mộng nhỏ, màu trắng to cỡ hạt đậu thì lúc đó cây đã lên mầm và có thể đem trồng.

Sau khi quả đã nảy mầm thì các bạn đặt vào trong bầu đất. Bầu đất là hỗn hợp phân hữu cơ hoai mục, xác dừa và cát với tỷ lệ 1 : 4.

4.3. Bước 3 Đào hố và trồng

Cần đào những hố lớn và có dạng hình vuông. Lấp đất ở gốc không nên sâu quá tránh làm cây bị dồn ép.  

5. Cách chăm sóc cau đúng kỹ thuật


Chi tiết cách chăm sóc cây cau sau khi trồng

Thực hiện đúng cách trồng cau thì quá trình chăm sóc cây cau sẽ trở nên dễ dàng, đơn giản hơn rất nhiều, chi tiết cách chăm sóc cau như sau:

5.1. Ánh sáng

Trong cách trồng cau cần lưu ý được đặc tính của cây cau ưa sáng tránh trồng ở những nơi u ám, ít ánh sáng sẽ khiến lá yếu và rụng.

5.2. Tưới nước

Tưới nước cho cây thường xuyên và liều lượng đủ vì cây cao cần bổ sung nhiều nước. Đặc biệt vào mùa nắng nóng cần quan sát cây kỹ để tưới nước giữ ẩm cho đất kịp thời.

5.3. Phòng trừ sâu bệnh

Cây cau thường gặp các loại nấm, rầy khi trồng ở những nơi râm hoặc trồng dưới màn lưới che. Nên sử dụng các loại Vitamin hoặc các loại thuốc trị rầy, sâu bệnh. Lưu ý nên đổi loại thuốc thường xuyên để cây trồng tránh bị lờn thuốc.

5.4. Bón phân

Bón phân cho cây cau bằng cách hòa tan phân cùng với nước và tưới định kỳ 2 tháng 1 lần. Việc hòa nước vào phân giúp cây hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Tỷ lệ 1 phân : 20 nước, nên sử dụng phân chuồng.

Một kỹ thuật trồng cau khác đó là bên cạnh việc các bạn có thể bón phân bằng cách đổ vỏ ốc vào gốc cây. Vỏ ốc có công dụng làm thoáng gốc và cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây.

6. Công dụng của trái cau mà không phải ai cũng biết


Những công dụng tuyệt vời của cây cau

  • Trong Đông Y có tính ôn vị đắng, chát. Thường dùng trong các trường hợp kiết lỵ, giun sán, đau quặn bụng. 

  • Ngoài ra cau còn có thể dùng để ngâm rượu có khả năng chữa bệnh sâu răng, viêm lợi và giúp răng chắc khỏe. Cách ngâm rượu với tỷ lệ 20 - 25 quả cau với 1 lít nước. Tước hết các vỏ của cau. Sau đó tước tiếp đến phần cùi trắng khi thấy hạt. Ngâm với rượu khoảng 1 tháng ở nơi thoáng mát, khô ráo, khi nước chuyển vàng thì có thể đem dùng.

Cây cau mang nhiều ý nghĩa đối với người dân Việt Nam, cách trồng cau đúng kỹ thuật được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Vì vậy những kiến thức mà VNFarm cung cấp trong bài viết này sẽ giúp ích được cho những bạn có nhu cầu tìm hiểu về giống cây đặc biệt này.


Liên hệ