Hướng dẫn cách trồng cà tím trong chậu cực đơn giản

09:10:34 14/04/2023

Bạn yêu thích các món ăn được làm từ quả cà tím nhưng ngại mua bên ngoài vì sợ không an toàn. Hãy cùng VNFarm tham khảo cách trồng cà tím trong chậu tại nhà ngay bài viết bên dưới đây nhé!

Xem nhanh

Cà tím vừa được dùng để ăn sống cũng có thể dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau, rất bắt cơm. Nên việc tận dụng diện tích ban công, sân thượng trồng cà tím trong chậu đã không còn quá xa lạ. 

Cho nên, ngay trong bài viết hôm nay, VNFarm sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cà tím trong chậu vô cùng đơn giản với các bước sau.

1. Tìm hiểu về cây cà tím


Cà tím là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng, nên việc được trồng ở nhiều quốc gia cũng khá dễ hiểu. Đặc biệt ở Ấn Độ, cà tím còn được gọi là vua của tất cả loại rau củ. Cụ thể đặc điểm của cà tím như sau. 

Cà tím cùng họ với khoai tây, cà chua, hồ tiêu,.. có thân thảo và tên khoa học là Solaum melongena L. Thông thường, cây sẽ có chiều cao trung bình từ 50 - 150cm, có gai. Phiến lá cà tím rộng, lớn, mặt dưới lá được bao phủ bởi lớp lông tơ. 

Quả là quả mọng, cùi thịt và chứa nhiều hạt nhỏ, bên trong rất mềm. Thường có thể dùng để ăn sống mà không cần qua chế biến. Ngoài ra, thì tùy theo giống mà trái cà tím cũng có nhiều hình dạng khác nhau, thường có hình thuôn dài, vỏ bên ngoài đúng như cái tên.

2. Lý do nên chọn cách trồng cà tím trong chậu tại nhà


Xem thêm:

Bởi vì trong quả cà tím có chứa rất nhiều vitamin có lợi cho sức như Vitamin C, K, A, B6 và nhiều khoáng chất khác như magie, canxi, photpho, sắt… Đồng thời trong quả cà tím có chứa rất ít chất béo bão hoà và natri.

Thời gian thu hoạch cà tím trồng chậu là sau 60 đến 70 ngày trồng. Không nên thu hoạch quá trễ vì lúc đó quả già đi và ăn sẽ không còn ngon nữa.

3. Chuẩn bị dụng cụ trồng cà tím trong chậu 

Để thực hiện cách trồng cà tím trong chậu bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ được liệt kê dưới đây: 

3.1. Hạt giống cà tím


Bạn có thể mua được hoạt giống cà tím ở bất kỳ cửa hàng hạt giống nào. Tuy nhiên, để tỉ lệ hạt nảy mầm cao và quá trình chăm sóc đỡ tốn nhiều công sức thì bạn ưu tiên chọn hạt có khả năng kháng bệnh, còn hạn sử dụng. 

3.2. Chọn chậu trồng cà tím


Tùy vào số lượng cà tím và diện tích trồng mà bạn chọn chậu sao cho phù hợp. Tuy nhiên cần đảm bảo quá trình tăng trưởng của cà tím tốt nhất có thể, chậu phải có lỗ thoát nước và đường kính rộng để rễ cây cà tím không bị giới hạn khi phát triển. 

3.3. Đất trồng cà tím


Đất trồng cà tím nên là đất thịt nhẹ, có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Trong quá trình trồng, bạn có thể bón phân hữu cơ, phân trùn quế hay phân chuồng đã ủ hoai mục như vậy thì cây mới cho quả chất lượng.

Bên cạnh đó, thì bạn cũng cần chuẩn bị xẻng đào đất, dao, kéo,...

4. Hướng dẫn cách trồng cà tím trong chậu tại nhà


Cách trồng cà tím trong chậu tại nhà rất đơn giản chỉ cần bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Xử lý hạt giống cà tím

Khi đã chuẩn bị đủ số lượng hạt cà tím cần trồng, bạn sẽ mang đi xử lý qua nước ấm để hạt dễ dàng nảy mầm hơn. Ngâm trong nước lạnh khoảng 24 giờ rồi vớt ra ngâm trong nước ấm có nhiệt độ khoảng 45 độ C trong 1 giờ tiếp theo. Việc làm này sẽ giúp cho nấm bệnh bị tiêu diệt và kích thích cho hạt nhanh nảy mầm hơn. 

Bước 2: Ươm trồng hạt giống

Để ươm hạt giống cà tím, cần chuẩn bị xơ dừa đã xử lý, tro trấu và phân bón hữu cơ. Gieo hạt theo mật độ thích hợp, ưu tiên gieo hạt thưa. Xong thì tưới nước đều đặn khoảng 3 - 4 lần để giữ ẩm cho đất, hạt giống sẽ nhanh nảy mầm hơn. 

Bước 3: Chuẩn bị cây con

Khi nhận thấy ươm hạt mọc được 6 - 7 lá thật, độ cao cỡ 8cm thân cây hơi múp là đã có thể mang trồng ra chậu. 

Bước 4: Trộn đất trồng cà tím

Như đã đề cập ở trên đất phù hợp trồng cà tím. Lúc này bạn bắt đầu trộn đất để thực hiện cách trồng cà tím trong chậu. Tỉ lệ trộn bạn có thể tham khảo như sau 50% đất thịt, 10% phân hữu cơ, 30% xơ dừa hoặc trấu hun. Độ pH đảm bảo nằm trong khoảng 6.5 đến 7 là hợp lý. 

Bước 5: Trồng cà tím trong chậu


Cách trồng cà tím trong chậu nhìn chung không có gì khác biệt so với những cách trồng cà chua hay dưa leo. Vùi một hốc sâu từ 8 - 12cm rồi đặt cây con xuống dưới đất. Đặt sao cho bạn thấy hợp lý là được, bởi đặt quá sâu thì cây kém phát triển, quá cạn thì cây lại dễ bị đổ ngã. 

4. Hướng dẫn cách chăm sóc cà tím trong chậu sau khi trồng


Để chăm sóc cà tím cũng không cần quá nhiều công sức bởi đây là loại cây dễ trồng. Tuy nhiên, theo đặc điểm cây khá ưa nước, thời gian đầu trồng cần phải tưới nước hàng ngày. Nhất là lúc ra hoa, nuôi quả không được để mặt chậu bị khô lại hoặc thiếu nước, như vậy cây sẽ ra hoa kém dẫn đến giảm năng suất và trái không được to nữa. 

Đến thời điểm, cây con được 1 tuần tuổi, tiến hành bón lót bằng phân trùn quế, phân bò, phân gà, phân hữu cơ. Cỡ 10 - 12 ngày thì bón thúc một lần.

Đối với cách trồng cà tím trong chậu thì nên di chuyển cây ra nơi có nhiều ánh sáng, thoáng mát để cây phát triển tốt hơn. Hạn chế đặt cây ở những nơi ẩm ướt, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho cây.

Để gốc cây thông thoáng thì bạn nên cắt tỉa các cành phía dưới của chùm hoa thứ nhất. Tiếp theo, khi chùm hoa thứ 2 xuất hiện thì tiến hành bấm bấm ngọn để cây tạo ra nhiều quả và giúp hạn chế chiều cao của cây. Bạn nên chọn ngày ít nắng để thực hiện cắt tỉa.

5. Sâu và bệnh hại trên cây cà tím trồng chậu


Rệp chính là một trong những sát thủ đối với cây cà tím. Chúng sẽ đẻ ngay dưới mặt lá rồi nở ra và ăn lá cây cà tím. Nếu không kịp thời phát hiện, lá sẽ bị vàng, teo lại. Đối với những trường hợp nặng thì rệp có thể làm chết cây, khiến cây không thể sinh trưởng và phát triển và cho quả. 

Khi chúng xuất hiện với tần suất cao, ưu tiên sử dụng Vansi phun cho cây cà tím. Theo liều lượng như sau: Pha 25 - 50g cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. Nếu muốn phòng rệp cho cà tím, cứ đều đặn 30 ngày phun một lần cho cây với liều lượng như trên. 

Cách trồng cà tím trong chậu không quá khó đúng không nào? Hy vọng những chia sẻ mà VNFarm cung cấp hữu ích với bạn. Ghé qua website VNFarm để tìm hiểu thêm cách trồng cây rau nhé!


Liên hệ