Hướng dẫn cách trồng bầu sai trĩu quả tại nhà

09:01:25 24/04/2023

Bầu được chế biến nhiều món ăn khác nhau. Cả ba miền Việt Nam đều trồng được loại quả này. Hơn thế nữa, giá trị dinh dưỡng mà bầu mang lại là không hề nhỏ. Chính vì điều này mà cách trồng bầu được tìm hiểu rất nhiều. Mỗi gia đình đều có cho mình một giàn bầu để phục vụ bữa ăn mỗi ngày. 

Xem nhanh

1. Bầu là cây gì?


Bầu có tên khoa học Lagenaria siceraria, đây là loài thực vật có hoa thuộc họ Bầu bí. Trước đây, bầu được trồng và sử dụng nhiều ở Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng ngày nay được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. 

Bầu là cây leo, có nhiều tua cuốn phân nhánh, quanh thân phủ nhiều lông mềm có màu trắng. Lá bầu hình tim, có lông mịn trắng như nhung; cuống lá có 2 tuyến ở đỉnh. Bầu có hoa đơn tính cùng gốc, to và có màu trắng, hoa dài khoảng 20 cm. Quả bầu căng mọng và có màu xanh dợt hay đậm, hình dạng quả có thể là hình tròn, dài thẳng hoặc thắt eo, vỏ bầu khi già sẽ cứng hoá gỗ, thịt màu trắng. Hạt trắng có chiều dài 1,5 cm

2. Bầu có tác dụng gì?


Bởi hàm lượng dinh dưỡng mà quả bầu mang đến là không hề nhỏ. Điển hình một số vi lượng như sau: Mangan, photpho, sắt, magie, vitamin B,...Bên cạnh đó còn cung cấp chất chống oxy hóa chống lại những tổn thương cho tế bào và cải thiện các loại bệnh tiểu đường, tim mạch. 

Bởi nhiều công dụng có lợi cho sức khoẻ mà cách trồng bầu được nhiều người quan tâm hơn. Chi tiết cách trồng và chăm sóc sẽ được bật mí qua thông tin bên dưới đây.

3. Hướng dẫn cách trồng bầu sai quả tại nhà

Để bầu ra nhiều quả khi trồng thì cần thực hiện theo các bước bên dưới đây:

3.1. Chọn giống bầu


Hiện nay trên thị trường có 4 giống bầu chính: Bầu sao, bầu thúng, bầu thước, bầu trắng. Tùy vào đặc điểm, tính chất và nhu cầu sử dụng mà lựa chọn các giống bầu khác nhau. 

Bầu sao: Có vị ngọt rất thanh, nhiều chất xơ. Quá trình trồng dễ dàng, không tốn quá nhiều công chăm sóc và rất dễ đậu trái. Vì lý do đó mà loại bầu này được ưa chuộng ở cả miền Nam lẫn miền Bắc. 

3.2. Thời vụ trồng bầu


Thực hiện cách trồng bầu quanh năm, bất kỳ thời điểm nào. Nhưng vào mùa nắng cây sẽ cho trái nhiều hơn mùa mưa. Cây ra hoa, kết quả ở nhiệt độ từ 20 đến 30 độ C. Thời điểm trồng bầu phát triển thuận lợi nhất là từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch. Cần cung cấp độ ẩm đạt tiêu chuẩn để hạt nảy mầm. 

3.3. Đất trồng bầu 


Bầu có thể trồng nên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng loại đất thích hợp để tiến hành cách trồng bầu cho ra nhiều quả là đất tơi xốp, độ pH trong khoảng 6 đến 7, đất phù sa, đất mùn. Nếu đất trồng bầu không đảm bảo chất dinh dưỡng, bà con có thể trộn thêm phân hữu cơ hoặc phần chuồng đã qua ủ hoại mục.

3.4. Cách trồng bầu 


Nên xử lý hạt qua nước ấm để quá trình nảy mầm được rút ngắn. Ngâm hạt trong nước ấm từ 10 đến 12 tiếng. Khi ngâm xong, vớt ra ủ hạt trong khăn ẩm trong 4 đến 5 ngày cho hạt nảy mầm. Gieo hạt nảy mầm vào bầu đất đã chuẩn bị sẵn cho đến lúc cây có 2 lá. Hoặc cũng có thể đem hạt gieo thẳng ngoài vườn. Mỗi lỗ như vậy có từ 3 đến 4 hạt giống. Hốc trồng bầu có kích thước 50 x 50 x 30cm. Mỗi mốc cách nhau 1m, bón nhiều phân chuồng đã qua ủ hoại mục và thêm 100g phân hỗn hợp NPK.

Chi tiết kỹ thuật trồng bầu ra nhiều quả được VNFarm tổng hợp từ những bà con nhà vườn có nhiều năm kinh trong việc trồng và chăm sóc cây.

4. Hướng dẫn cách chăm sóc bầu sau khi trồng

4.1. Tưới nước cho cây bầu


Bầu là giống cây ưa nước, ưa sáng. Nên mỗi ngày cần đảm bảo tưới nước 2 lần cho cây. Vào giai đoạn bầu ra hoa và có trái cần tăng cường lượng nước thêm cho bầu. 

4.2. Bón phân cây bầu


Xem thêm:

Sau 60 ngày thực hiện cách trồng bầu, bà con bắt đầu bón thúc thường xuyên cho cây để cây đẩy nhanh quá trình kết trái. Đến khi đã có hoa và quả thì bắt đầu bón thúc nuôi trái từ 7 đến 10 ngày một lần. Lúc này lượng phân cũng cần gia tăng để cây trĩu quả và trái to đạt chất lượng. Cả quá trình canh tác kéo dài từ 130 đến 140 ngày, mỗi hốc cây nên bón từ 1 đến 1.5kg phân hỗn hợp NPK. 

Đến khi cây mọc dài ra được khoảng 1m, bà con tiến hành khoanh dây vòng gốc, lấy đất chặn lên ngay đốt. Cứ cách 1 đến 2 đốt như vậy lại chặn đất lại để bầu ra rễ, tăng khả năng hút chất dinh dưỡng, nuôi trái được tốt hơn. Trồng đến khi được 2 tháng cho bầu leo giàn, cứ để dây leo tự nhiên, người trồng không can thiệp vào.

Giai đoạn bầu có trái, sử dụng Vita để dưỡng trái được chắc khỏe, chất lượng, không xảy ra tình trạng bầu bị sượng trái. Sau 70 đến 80 ngày trồng đã có thể thu hoạch được bầu. 

4.3. Phòng trừ sâu bệnh ở cây bầu giai đoạn ra trái


Khi thực hiện cách trồng bầu ở giai đoạn ra trái hay bị một số loại côn trùng tấn công như ruồi đục quả, rầy mềm, bọ rầy. Những côn trùng này không thể bắt tay nên bạn hãy phun thuốc phòng trừ bệnh, ưu tiên sử dụng Disa, Vansi.

Những bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra thì có thể phun phòng bệnh bằng sản phẩm Venri.

Sản phẩm này do VNFarm sản xuất nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về giá thành và chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó nếu sử dụng sản phẩm không thấy hiệu quả chúng tôi sẽ hoàn 100% tiền cho quý khách hàng.

Cách trồng bầu sai quả được cho là phức tạp. Tuy nhiên, qua bài viết trên cách trồng đã phần nào được đơn giản hóa. Loại cây này không hề kén đất và tốn công sức chăm sóc. Nên chỉ cần nắm đúng quy trình ta đã có một vụ mùa bội thu. VNFarm vẫn ở đây và đồng hành cùng bà con trên con đường nông nghiệp.

Cập nhật thêm nhiều thông tin hay hữu ích liên quan đến cây rau thì hãy luôn theo dõi các bài viết mới nhất của VNFarm.


Liên hệ