Cách chăm sóc cây lan chi trồng trong nước

10:07:16 07/04/2023

Cỏ lan chi là loại cây cảnh thường được trồng để trang trí không gian sống, chúng có khả năng làm sạch không khí vô cùng tốt. Chính điều đó nên nhiều người đã chọn cỏ lan chi để trồng làm đẹp cho nhà cửa. Thường thì cây được trồng trong đất vậy bạn đã biết đến cây lan chi trồng trong nước chưa? Hãy cùng VNFarm tìm hiểu ngay nhé! 

Xem nhanh

1. Tìm hiểu về cây cỏ lan chi


1.1. Cây lan chi là cây gì?

Cây lan chi hay còn gọi cỏ lan chi, cây dây nhện, cây lan móc, có tên khoa học Chlorophytum Bichetii, thuộc họ Asparagaceae, nguồn gốc xuất xứ từ Châu Phi. Đây là cây thân thảo, mọc thành bụi và có chiều cao trung bình là 40 đến 50cm.

1.2. Đặc điểm của cây lan chi

Lan chi chỉ có 1 thân rễ ngắn, rễ phát triển thành củ thịt, phình to, màu trắng ngà, xốp và dễ tách ra khỏi thân. 

Lá có hình kiếm dài, nhọn về ngọn thường mềm mịn như giấy, lá uốn cong ngược lại, màu xanh nhạt xen kẽ với vân sọc mép có màu trắng ngà. Lá có chiều dài trong bình khoảng 15 - 40cm, rộng khoảng 2,5cm, thường mọc sát từ thân lên, nên không có cuống. 

Hoa lan chi có kích thước nhỏ, thường mọc thành cụm ở chính giữa đám lá, hoa có hình ngôi sao nhỏ màu trắng, mỗi hoa có khoảng 6 cánh, giữa đầu cánh có nhụy vàng điểm khuyết. 

1.3. Ý nghĩa phong thuỷ của cỏ lan chi

Cỏ lây lan chi chính là biểu tượng cho sự bền bỉ, kiên cường, mạnh mẽ, dẻo dai, không khuất phục bởi những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Trong phong thuỷ, cỏ lan chi có thể giúp xua đuổi tà ma, xui rủi cho gia đình. Được xem là bùa hộ mệnh vì đem đến bình yên cho gia đình và đem đến nhiều may mắn về tài lộc cho gia chủ.

Trong phong thuỷ, cây cỏ lan chi thích hợp với người tuổi Mùi và người mệnh Thuỷ. Gia chủ trồng cỏ lan chi sẽ mang đến nhiều thành công, may mắn trong lẫn sự nghiệp và cuộc sống hàng ngày.

Với nhiều ý nghĩa may mắn cách trồng cây lan chi cũng được nhiều người quan tâm và tìm hiểu hơn. Chi tiết cây lan chi trồng trong nước sẽ được VNFarm bật mí nhanh qua bài viết bên dưới đây.

2. Các bước chuẩn bị trồng lan chi thủy sinh


2.1. Chuẩn bị giống cỏ lan chi 

Khi chọn giống cỏ lan chi bạn nên chọn những cây đã được trồng trong đất để chuyển sang trồng thủy sinh hoặc mua sẵn cây ở cửa hàng. Nên chọn những cây có phiến lá đường cong đẹp, dải màu trắng chạy dài theo lá và rõ nét, đầu lá không bị vàng hay bị ố. Hoặc có thể chọn những cây có cụm lá nhỏ có rễ khí sinh và mầm dài khoảng 1cm.

2.2. Chọn chậu trồng cỏ lan chi

Bạn nên chọn những chậu phù hợp với khả năng sinh trưởng của cây lan chi. Khi trồng trong nước thì nên chọn những chậu được làm bằng thủy sinh trong suốt. Loại bình này có thể giúp cây khoe được bộ rễ và cũng có tính thẩm mỹ khi để trang trí trong nhà. 

3. Hướng dẫn cách trồng cỏ lan chi thủy sinh

Nếu bạn chọn cách trồng cỏ lan chi thủy sinh từ cây được trồng trong đất chuyển sang thì có 2 cách trồng như sau: 

3.1. Cách trồng cỏ lan chi bằng cây mẹ


Xem thêm:

Trước hết, để cây lan chi trồng trong nước có thể sinh trưởng và phát triển tốt, bạn nên tập cho cây làm quen từ từ với môi trường thủy sinh trước. 

Để cho cây lan chi có thể chuyển từ môi trường đất sang nước bạn chỉ cần nhấc cây ra khỏi chậu ban đầu, giũ bỏ bớt đất ở đáy chậu để rễ cây rủ xuống. Sau đó, đặt cây vào một bầu ươm khác đã cắt đáy để phần rễ cây rủ xuống nhưng phần đất bên trên không bị tung ra. 

Đặt cây trên một khay nước sao cho phần rễ của cây được chìm trong nước. Đặt như vậy khoảng 3 - 4 tuần ở nơi mát mẻ để rễ cây quen dần với môi trường nước. Sau 3 - 4 tuần mà rễ cây vẫn phát triển không bị hỏng thì cây lan chi này thích hợp để trồng thủy sinh. 

Lúc này, bạn có thể bỏ cây ra khỏi bầu ươm, giũ bỏ hết lớp đất bám trên rễ. Rửa nhẹ bộ rễ dưới vòi nước để loại bỏ hết đất còn bám trên rễ. 

Sau đó, cho cây vào trong bình thủy tinh đã chuẩn bị trước đó. Khi cho cây vào bình bạn nên cố định gốc cây cao ngang với miệng bình, rễ cây rủ vào trong bình là được. 

Cuối cùng, đổi nước sạch vào trong bình sao cho nước ngập khoảng ⅓ bộ rễ. Tuyệt đối không đổ ngập hết rễ vì sẽ khiến cây bị úng. 

Bạn cùng có thể cho thêm dung dịch thủy sinh hoặc các loại phân dành cho cây thủy sinh vào trong nước để giúp cây có thêm chất dinh dưỡng để phát triển. 

Cây lan chi trồng trong nước trong thời gian đầu chưa quen với môi trường trong nhà, vì vậy cứ cách 1 - 2 ngày bạn cho cây ra ngoài trời 1 ngày vào lúc sáng. Khi cây đã quen với môi trường trong nhà, bạn chỉ cần đem cây ra ngoài mỗi tuần 1 lần là được. 

3.2. Cách trồng cỏ lan chi bằng nhánh cây con


Khi cỏ lan chi phát triển đủ lớn sẽ mọc ra các nhánh vươn dài. Trên các nhánh này thường mọc thêm các cây con. Vì vậy, bạn có thể tận dụng những cây con này để trồng thủy sinh. 

Đầu tiên, bạn nên chuẩn bị một chén nước để cạnh cây mẹ sau đó cho cây con trên nhánh nhúng vào trong nước (rễ cây con chìm trong nước).

Bạn không nên tách cây con khỏi nhánh cây mẹ mà chỉ được để như vậy và nhúng cây con vào trong nước thôi. Sau khoảng 3 tuần, rễ cây con sẽ phát triển nhanh hơn. Lúc này cây đã khá quen với môi trường nước nên bạn có thể ngắt cây con ra khỏi cây mẹ và trồng luôn vào bình thủy sinh. 

Đây là 2 cây lan chi trồng trong nước phổ biến được nhiều người áp dụng nhất được VNFarm tổng hợp, chúc bạn thành công trong việc trồng cỏ lan chi thuỷ sinh.

3. Cách chăm sóc cây lan chi trồng trong nước

3.1. Lượng nước cần tưới cho cây lan chi


Cây cỏ lan chi là loại cây ưa bóng, có tốc độ sinh trưởng tốt, nhanh ra lá mới và bộ rễ có khả năng hút nước nhanh và thoát nước cao nên nhu cầu nước cũng tăng cao. 

Bạn cần lưu ý đến lượng nước trong bình để hạn chế tình trạng bình bị cạn. Vào mùa nắng, thời tiết nắng nóng nên cây sẽ thoát nước nhanh hơn, lúc này bạn nên thay nước và bổ sung thêm dung dịch thủy sinh cho cây (5 - 7 ngày/ lần). Khi mùa mưa đến, tốc độ thoát hơi nước sẽ chậm hơn nên cứ sau 7 - 10 ngày thì thay nước một lần. 

Trong quá trình thay nước, bạn có thể kết hợp với việc bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng thủy sinh để cỏ lan chi sinh trưởng và phát triển tốt. 

3.2. Điều kiện ánh sáng cho lan chi phát triển 

Nhiệt độ thích hợp để thực hiện cây lan chi trồng trong nước là từ 18 - 30 độ C, nhiệt độ này giúp cây phát triển tốt hơn. Vì vậy, cách tốt nhất để cây sinh trưởng tốt là trồng cây ở nơi có ánh sáng không quá gắt hoặc đặt trong bóng râm để cây nhận được ánh sáng gián tiếp. 

Lá cây có nhiều sắc tố nên thỉnh thoảng bạn nên đem cây ra hứng nắng vào buổi sáng để cây quang hợp tốt, giúp cây cứng cáp và xanh lá hơn. Tốt nhất là nên hứng ánh nắng liên tục trong 2 giờ từ 7 giờ đến 9 giờ sáng, ít nhất một tuần một lần. 

3.3. Phòng trừ sâu bệnh hại cỏ lan chi


Nếu cây lan chi trồng trong nước ở trong môi trường ít ánh sáng, ẩm thấp thì cây sẽ bị thối rễ, lúc này bạn nên dùng kéo cắt bỏ phần rễ bị thối dùng vòi rửa sạch toàn bộ cây nhất là rửa sạch chỗ bị thối, rửa sạch bình và thay thế nước trong bình rồi đem cây ra chỗ thoáng mát và có ánh nắng buổi sáng. 

Ngoài ra, nếu thấy bộ rễ bị thâm đen, có mùi hôi, lá vàng liên tục thì bạn cần bổ sung chất OLC (chất tăng oxy trong nước), sử dụng khoảng 1 - 2g/ 10 lít nước, nhằm hỗ trợ hệ rễ của cây hô hấp tốt hơn. 

Thỉnh thoảng cây lan chi sẽ bị một số loại sâu ăn lá tấn công, lúc này bạn có thể dùng tay bắt trực tiếp chúng là được.  

Cây lan chi trồng trong nước có quy trình thực hiện và cách chăm sóc cũng không quá khó phải không nào? Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể tự tay trồng được một cây lan chi xinh đẹp. Nếu muốn biết thêm nhiều kiến thức bổ ích hãy ghé VNFarm thường xuyên nhé! 

VNFarm luôn cập nhật các thông tin hay và mới nhất liên quan đến các loại hoa nhé!


Liên hệ