7 bệnh trên cây mai vàng phổ biến nhất hiện nay

04:28:03 14/03/2023

Ở khu vực miền Tây Nam Bộ, có lẽ không có nhà nào là không trồng cho mình một cây mai cả. Tuy nhiên các bệnh trên cây mai vàng là nỗi lo của không ít bà con. Trong bài viết này, hãy cùng VNFarm khám phá từng loại bệnh, dấu hiệu nhận biết và cách phòng trừ bệnh trên mai vàng.

Xem nhanh


Dấu hiệu bệnh nấm hồng trên cây mai

Xem thêm: Hướng dẫn cách trị bệnh phấn trắng cho hoa hồng

1. Bệnh nấm hồng trên cây mai vàng 

Bệnh nấm hồng thường không được quan tâm, tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng nặng đến chất lượng của cây. Nhất là đối với những vườn mai dùng để kinh doanh. Bệnh này thường xuất hiện và tấn công trên những cành, thân nhỏ. Những cành cây bị thiếu chất dinh dưỡng là môi trường lý tưởng để bệnh này xâm nhập. 

Dấu hiệu để nhận biết bệnh là những sợi tơ màu đỏ hồng mịn, rất nhỏ. Sợi nấm từ từ tấn công vào mạch nhựa, làm khô và làm nghẽn nhựa. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến cành bị khô, từ từ chết cây. Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời, cây sẽ chết bởi nhựa trong cây không được vận chuyển. 

Mùa mưa và đầu năm là thời điểm bệnh dễ dàng phát tán nhất. Nếu vườn mai bà con dùng với mục đích kinh doanh. Trong quá trình chọn mua, cần đảm bảo nơi bán giống cây uy tín, chất lượng. Tránh mua tại các chợ xuân bởi mầm mống bệnh đã xuất hiện từ trước. 


Dấu hiệu bệnh cháy lá trên mai vàng

2. Bệnh cháy lá trên mai vàng

Bệnh sẽ không quá nghiêm trọng nếu bà con phát hiện sớm. Lúc đầu, lá chỉ bị cháy khô từ rìa lá, dần đến mép lá rồi vết bệnh khô lại và lan rộng ra theo rìa lá. Nguyên nhân chính do cây phát triển yếu, rễ hoạt động kém dẫn đến lá mỏng, cây bị thiếu chất dinh dưỡng. Từ đó, các cành bị khô, lá rụng và cuối cùng là cây chết. 

Với bệnh cháy nên bổ sung thêm vi lượng cho cây định kỳ. Ngoài ra, nên phun thuốc phòng trừ bệnh thường xuyên cho cây để cây sinh ra kháng thể chống lại các loại bệnh này. Để ngăn chặn bệnh lây lan, nên cắt hết những cành cây bị nhiễm bệnh mang đi tiêu hủy. Tốt nhất là đem đi chôn và rải vôi vào đó để diệt trừ mầm bệnh. 


Dấu hiệu của bệnh thán thư

Xem thêm:

3. Bệnh thán thư trên mai vàng 

Mùa mưa là thời điểm lý tưởng để vi khuẩn lây lan phát tán bệnh thán thư trên cây mai vàng. 

Chỉ quan sát bằng mắt thường, bà con cũng sẽ nhận thấy những điểm thối nhũn sau đó lan rộng ra nhiều lá, cành khác. Vết bệnh sẽ dần bị khô lại và thủng từng lỗ. Nếu môi trường mưa ẩm cứ kéo dài bệnh sẽ phát triển nhanh hơn nữa. Điều kiện để bệnh lây lan nhanh chóng là mật độ trồng cây quá dày, vườn ít gió lùa vào. 


Dấu hiệu bệnh gỉ sắt trên cây mai

4. Bệnh rỉ sắt trên mai vàng 

Đúng như tên gọi, khi nhiễm bệnh, trên lá mai vàng xuất hiện những đốm nâu gỉ sắt. Sau một khoảng thời gian, bệnh sẽ lây lan rộng ra trên các lá khác. 

Bệnh này không quá ảnh hưởng đến việc phát triển và sinh trưởng của cây mai. Nhưng sẽ ảnh hưởng nặng đến lá, làm mất đi vẻ thẩm mỹ, dần là rụng hết lá. Khi lá rụng sẽ dẫn đến thời gian ra hoa của cây. Bệnh dễ dàng sinh trưởng và phát triển nếu gặp thời tiết nắng ấm. 

Nên bà con cần quan sát định kỳ vườn mai phát hiện bệnh kịp thời để đưa ra phương án xử lý đúng đắn.


Dấu hiệu bệnh đốm trắng, đốm đồng tiền

5. Bệnh đốm trắng và đốm đồng tiền

Trong các bệnh trên cây mai vàng thì bệnh này hiếm khi xuất hiện. Dấu hiệu nhận biết, trên thân xuất hiện các đốm trắng và từ từ lan dần ra. Những đốm lâu năm có kích thước bằng đồng xu, ở phần bị bệnh sẽ nổi dày lên. Đây cũng là loại nấm bệnh, nên những biện pháp phòng và đặc trị tương tự như bệnh nấm hồng. 


Dấu hiệu bệnh nứt vỏ trên thân cây mai vàng

6. Bệnh nứt vỏ trên thân cây mai 

Rễ phía dưới bị chết dần sẽ dẫn đến trường hợp cây mai bị nứt vỏ. Những cây mới được bứng về bị nắng chiếu rọi trực tiếp vào, rễ không phát triển, không hút được chất dinh dưỡng nên vỏ bị khô nứt. 

Khi cây như vậy, không còn các đặc trị nữa, phần vỏ tại vị trí đó sẽ mất đi. Bà con có thể khắc phục cây bằng cách chăm sóc phần thân còn lại của cây. Bệnh này lây lan rất nhanh, làm cây không thể phát triển, bị suy yếu, còi cọc. Một cách đơn giản, bà con có thể sử dụng thuốc đặc trị cao su, chôm chôm, rồi quét lên toàn thân cây. Cứ 3 ngày thì quét một lần, liên tiếp chu kỳ trong ba lần. 

7. Lá mỏng không phát triển

Hiện tượng này không phải do nấm hay vi khuẩn gây ra. Mà nguyên nhân chính là do cây bị thiếu nước và thiếu cả chất dinh dưỡng. Nên cây sẽ không có khả năng kháng bệnh, sức đề kháng. Lá mỏng không phát triển, từ đó khi có nấm bệnh xuất hiện, cây sẽ không có khả năng chống chọi và dần dần chết đi. 

Phòng ngừa bệnh: Để phòng ngừa cách bệnh mai vàng trên đây bạn có thể sử dụng Venri để phun phòng, đây là chế phẩm sinh học chuyên điều trị và phòng ngừa các bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra.


Chi tiết cách phòng bệnh trên cây mai vàng

8. Cách phòng bệnh cho cây mai vàng

Phòng bệnh lúc nào cũng tốt hơn chữa bệnh đối với cây mai vàng. Dưới đây là 5 cách phòng ngừa bệnh trên cây mai mà bà con có thể tham khảo để giúp cây mai luôn khỏe mạnh, chống lại các bệnh trên cây mai vàng.

  • Luôn vệ sinh, cắt tỉa cành giai đoạn sau tết và giai đoạn trước tết. Đặc biệt là vào mùa mưa để cây luôn được thông thoáng, mát mẻ.

  • Sử dụng phân bón, phun thuốc phòng bệnh, tưới nước đầy đủ cho cây mai.

  • Đối với mai vàng trồng chậu thì nên kê cao để cây mai không bị đọng nước gây úng rễ, làm lá mai bị bệnh.

  • Phun phòng các loại nấm bệnh và vi khuẩn trên cây mai, hạn chế tối đa việc để cây mai bị bệnh.

  • Khi mới phát hiện cây mai vàng bị bệnh thì nên điều trị dứt điểm tránh lây lan toàn bộ vườn mai.

Các bệnh trên cây mai vàng làm bà con đau đầu. Tuy nhiên, nếu chúng ta nắm được những đặc điểm của bệnh cũng như các phòng trị hiệu quả. Thì mọi vấn đề sẽ nằm trong lòng bàn tay. Hy vọng, qua bài viết được phổ quát phía trên, bà con đã nắm cho mình được những kiến thức cần thiết và quan trọng. VNFarm vẫn ở đây và cùng bà con phát triển nông nghiệp vững bền. 

Để xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích liên quan đến bệnh hại cây trồng thì hãy luôn theo dõi VNFarm hàng ngày để cập nhật tin tức mới nhất nhé.


Liên hệ