Biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa không thể bỏ qua

04:39:01 16/05/2023

Trong những năm trở lại đây, bọ cánh cứng tấn công trên diện rộng, nhất là khu vực trồng dừa ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Hiểu được điều này, VNFarm sẽ hướng dẫn bà con biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa sao cho hiệu quả nhất mà lại ít tốn kém chi phí.

Xem nhanh

1. Bọ cánh cứng là gì?


Bọ cánh cứng hay còn được gọi tê giác dừa, có tên khoa học là Orycteshinoceros, thuộc bộ Cánh cứng. Đây là một loài côn trùng chuyên phá hoại dừa và xuất hiện nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới. 

Con trưởng thành có thể gây thiệt hại trên diện tích trồng dừa lớn nếu như bà con không có hướng xử lý kịp thời. 

2. Các giai đoạn sinh trưởng của bọ cánh cứng hại dừa

2.1. Giai đoạn trứng


Nhìn bên ngoài, trứng màu trắng vàng, hình bầu dục, đường kính khoảng 3 mm. Cứ 4 - 5 ngày sau khi đẻ, trứng dần chuyển thành màu trắng nâu. Trứng khá mềm, thon dài. Thời gian để trứng nở mất 11- 13 ngày. Trứng được đẻ bên trong thân dừa và gốc dừa mục, thân bắp, lá mía, xác bã hữu cơ, ẩm, đống rác, phân trâu bò, rơm mục,.

2.2. Giai đoạn ấu trùng (sâu non)


Sâu non có màu trắng sữa với đầu màu đỏ. Thân hình chữ C, có 3 cặp chân phân đôi, phía sau màu xám. Trong quá trình ba lần, hoặc giai đoạn giữa các lần lột xác, chúng phát triển dài tới 10 cm.

2.3. Giai đoạn nhộng


Nhộng nhìn bên ngoài có màu nâu vàng và chiều dài lên tới 50 mm. Bạn có thể xác định được giới tính của thành trùng khi nhìn vào chiều dài của các phần nhô ra hình sừng ở phía trước. Nhộng gần như có hầu hết các đặc điểm bên ngoài nhìn thấy ở một con trưởng thành, với lớp màng ngoài màu nâu vàng cứng, mỏng, khá dẻo và hơi có phần trong suốt. Khoảng từ 17-30 ngày nhộng sẽ vũ hóa thành thành trùng.

2.4. Giai đoạn trưởng thành


Những con bọ trưởng thành có chiều dài từ 3 đến 6,3 cm và có màu nâu sẫm hoặc đen. Bề mặt bụng (mặt dưới) của con đực và con cái có những sợi lông màu nâu đỏ, nhưng con cái có một nhóm lông mờ ở đầu bụng. Cả con đực và con cái đều sở hữu một chiếc sừng có kích thước gần giống nhau, sừng làm nhiệm vụ đòn bẩy khi di chuyển trong những chiếc lá xếp chặt hoặc trong các hốc mà chúng tạo ra trên thân cây dừa.

3. Bọ cánh cứng hại dừa như thế nào?


Xem thêm:

Đầu tiên, con cái trưởng thành gửi trứng vào bên trong cây dừa đã chết, xác thực vật mục nát hoặc đất có hàm lượng chất hữu cơ cao và đôi khi là các thanh gốc mục. Trong khoảng 11 ngày, trứng nở thành ấu trùng (sâu non) bắt đầu ăn vật chất hữu cơ xung quanh. 

Từ 11 đến 15 tuần sau, ấu trùng sẽ lớn hơn gấp 16 lần và ngừng ăn, sau đó chúng bước vào giai đoạn nhộng và bất động trong khoảng sáu tuần. Sau khi xuất hiện, con trưởng thành bay đến một cây mới, kiếm ăn và giao phối, đôi khi giao phối ngay sau lần ăn đầu tiên. Con trưởng thành dành phần lớn thời gian để ăn lá tươi. 

Con cái trưởng thành sống đến chín tháng, trong khoảng thời gian đó chúng có thể đẻ tới 100 quả trứng trên cây dừa. Do đó, bà con có thể không tưởng tượng được sức tàn phá khủng khiếp của chúng trên cây dừa nếu như không phát hiện và đặc trị kịp thời. 

Thân cây dừa sẽ bị bọ cánh cứng hại dừa đục khoét rỗng, đến một thời điểm sẽ tự đổ ngã. Nếu ảnh hưởng nhẹ, cây dừa bị còi cọc, không cho ra quả, hoặc nếu có quả sẽ không đảm bảo được chất lượng.  

4. Biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng trên cây dừa


  • Bà con trồng dừa cần thường xuyên kiểm tra xem đọt non cây dừa để kịp thời phát hiện và diệt trừ chúng. Tránh để chúng phát tán ra những cây khác trong vườn. 

  • Riêng đối với những cây đã bị nặng, bọ tấn công với mật độ cao, nên chặt bỏ đi những đọt non rồi đem đi tiêu hủy hết bọ non, bọ trưởng thành, nhộng, trứng đang nằm bên trong cây. 

  • Thông thương, bà con tập trung chủ yếu vào việc phòng trừ bọ dừa trong các vườn thu hoạch. Mà lại ít quan tâm đến việc phòng trừ côn trùng ở các cơ sở buôn bán cây giống dừa. Điều này đã khiến cho việc ngăn chặn loại bọ dừa vẫn tồn tại được trong quá trình vận chuyển, dẫn đến việc bọ có thể phát tán xa và lan rộng. Vì vậy, trước khi vận chuyển cây dừa giống và các loại cây thuộc họ cau dừa khác và họ thiên tuế từ một vùng sang vùng khác, chúng ta cần kiểm tra kỹ các lá đọt. Nếu phát hiện có sự hiện diện của bọ dừa, chúng ta phải ngay lập tức phun xịt thuốc diệt trừ tại chỗ, để tránh lây lan ra diện rộng. Điều này sẽ giúp tránh được những tác động và chi phí trong công tác diệt trừ bọ dừa sau này.

  • Bọ cánh cứng là loài di chuyển vô cùng nhanh, chúng có khả năng phát tán và tái đi tái lại nhiều lần. Do đó mà các biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng cần được bà con trồng dừa đề cao. 

5. Tiêu diệt bọ cánh cứng hại dừa bằng chế phẩm sinh học Vansi

NaN VNĐ 
Thêm vào giỏ hàng

Nếu bọ cánh cứng hại dừa xuất hiện với mật độ cao, bà con ưu tiên phun chế phẩm Vansi theo liều lượng như sau: Pha 25 - 50g Vansi cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán của cây dừa. Tùy theo mật độ bọ mà tăng liều lượng. 

6. VNFarm chuyên cung cấp, phân phối chế phẩm sinh học Vansi chính hãng


Vansi được phân phối, sản xuất trực tiếp tại công ty VNFarm. Đây là một trong những doanh nghiệp cung cấp chế phẩm sinh học hàng đầu Việt Nam.

Mua hàng nhanh tiết kiệm nhiều thời gian, bà con có thể mua Vansi ngay trên website vnfarm.com.vn. Mua hàng tại VNFarm tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng trôi nổi trên thị trường. Đồng thời còn được mua hàng với giá thành tốt nhất. 

Khi mua hàng tại VNFarm, bạn sẽ nhân viên kỹ thuật nông nghiệp đồng hành trong suốt vụ mùa canh tác.

7. Những câu hỏi thường gặp về bọ cánh cứng hại dừa


Câu hỏi 1: Cho mình hỏi vừa cho thuốc, mà vừa cắt dừa bán mỗi tháng như vậy có an toàn thực phẩm không? Vì thuốc thấm vào cây, vào trái dừa!

Trả lời: Khi bà con sử dụng chế phẩm Vansi để trị bọ cánh cứng cho dừa thì không phải lo sợ về vấn đề an toàn thực phẩm. Bởi Vansi là chế phẩm sinh học, được điều chế, sản xuất từ những vi nấm vô hại đối với con người, khi sử dụng thuốc để phun, không cần thời gian cách ly. 

Câu hỏi 2: Bọ cánh cứng ăn từ dưới gốc lên thì phải xử lý như nào?

Trả lời: Thay vì ăn trên đọt thì đuông dừa lại ăn từ dưới gốc lên, bà con có thể rải regent dưới gốc. Hoặc pha Vansi và phun ướt đẫm vào phần gốc. Liều lượng tương tự như trên. 

Bọ cánh cứng có sức tàn phá dữ dội đối với cây dừa nếu không xử lý kịp thời. Hiểu được những chia sẻ phía trên, hy vọng bà con có thể bảo vệ được vườn dừa của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc và cần sự giúp đỡ, đừng quên liên hệ VNFarm để được tư vấn chi tiết về bọ cánh cứng hại dừa

Đặc biệt, tại VNFarm chúng tôi luôn cập nhật các thông tin mới nhất liên quan đến bệnh hại cây trồng để bà con có thêm nhiều kiến thức về cách phòng và điều trị bệnh.


Liên hệ