Biểu hiện bệnh trên lá lan và các giải pháp khắc phục
Biểu hiện bệnh trên lá lan là dễ nhận ra nhất. Nhìn qua lá bạn sẽ biết cây đang mắc bệnh gì? Đôi khi có những dấu hiệu bạn sẽ nhầm tưởng là cây đã bị bệnh nhưng đó chỉ là dấu hiệu bình thường. Bạn có thể tìm hiểu những biểu hiện của bệnh trên lá lan qua bài viết bên dưới đây của VNFarm.
1. Lá lan có màu xanh đậm hoặc bị quăn
Quan sát biểu hiện bệnh trên lá lan, bạn thấy sẽ thấy lá lan có màu xanh đậm hoặc bị quăn lại thì rất có thể bạn đã đặt giò lan ở sai vị trí, thiếu ánh nắng chiếu vào. Vì thiếu nắng sẽ làm cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lan bị ảnh hưởng xấu. Cây có thể vươn cao lên nhưng lại ốm yếu, màu xanh và tối, sâu bệnh dễ dàng tấn công. Đặc biệt là cây sẽ khó ra hoa, việc trồng lan mà không ra được hoa có thể rất vô nghĩa.
1.1. Giải pháp khắc phục
Nên thường xuyên kiểm tra chậu lan xem đã đặt ở nơi đủ ánh sáng chiếu vào chưa. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại lan khác nhau, từ đó yêu cầu về ánh sáng cũng tùy thuộc vào tuổi và loại lan. Một số lựa chọn mà bạn có thể khi tìm vị trí đặt chậu lan.
-
Lan đặt ở hướng Đông thì khi ánh nắng buổi sáng chiếu vào sẽ tốt hơn nhiều so với việc đặt lan ở hướng Tây để nhận ánh sáng của buổi chiều.
-
Do đó, đối với những ngôi nhà ở thành thị thì việc trồng lan sẽ rất dễ dàng, tuy nhiên đặt giò lan ở hướng tây sẽ kém phát triển. Để xác định hướng khi trồng lan, bạn có thể sử dụng các ứng dụng “La bàn” để xác định hướng chính xác.
-
Quá trình trồng, thì việc bố trí hàng lan theo hướng Bắc Nam là cần thiết và tốt nhất đối với sự phát triển của lan.
2. Lá lan bị vàng úa, cây còi cọc
Lan nói chung và các loại cây trồng khác nói riêng đều cần dinh dưỡng để phát triển. Do đó, một số nguyên nhân dẫn đến cây lan bị vàng úa hoặc còi cọc là đang thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng. Để lan khỏe mạnh và ra hoa đạt chất lượng nhất cần bổ sung đầy đủ trung, vi, đa lượng. Nếu để lan bị thiếu hụt một trong các chất sau như mangan, sắt,... thì sẽ rất chậm phát triển. Hơn nữa, các tác nhân gây hại từ môi trường sẽ rất dễ xâm nhập vào cây. Làm cho cây nhiễm bệnh.
2.1. Giải pháp khắc phục
Quan sát biểu hiện bệnh trên lá lan và quan sát tình hình sức khỏe của lan từ đó bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Nên ưu tiên bổ sung bằng các phân bón hữu cơ, phân trùn quế, phân chuồng đã ủ hoai mục qua xử lý,... Tuy nhiên, không hẳn bón phân nhiều là tốt, bạn cần cân bằng lại lượng phân bón cho cây. Không nên bón thiếu cũng không nên thừa, sẽ gây ra những trường hợp xấu cho cây.
3. Lan bị thối lá
Nếu sau một thời gian trồng lan, bạn phát hiện các loại đốm hay chấm đen loang lỗ, phía trên hơi sần sùi xuất hiện trên lá. Thì rất có thể cây đã bị nhiễm một trong những loại nấm sau: Phyllosticta, Cercospora, Colletotrichum,... Không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ làm cho lá mau rụng, làm cho hoa nhanh chóng tàn.
3.1. Giải pháp khắc phục
Nếu phát hiện bệnh trên lá lan, cần cắt bỏ đi những lá bị thối, cắt vào phần lá còn khỏe để ngắt nguồn bệnh lây lan.
Dao kéo vừa sử dụng để cắt cần phải đem đi khử trùng, hạn chế sử dụng trên các loại cây khác, vì sẽ làm cho bệnh lây lan rộng.
Đem phần lá bị thối đi chôn dưới đất và rắc vôi lên để khử trùng. Phun thuốc trừ nấm Venri để diệt triệt để nguồn bệnh.
4. Trên lá xuất hiện chấm, có vết sọc
Nếu quan sát thấy biểu hiện bệnh trên lá lan có những vết chấm, vết sọc thì đây là triệu chứng cây bị lây nhiễm virus. Lá lan xuất hiện vết dài sọc màu vàng, thời gian ngắn sẽ chuyển sang màu đen. Nếu bệnh do virus gây ra thì bạn chỉ có thể sử dụng chế phẩm sinh học để hạn chế được bệnh chứ không thể diệt triệt để. Cùng VNFarm tham khảo giải pháp khắc phục dưới đây!
4.1. Giải pháp khắc phục
Cắt bỏ hết đi những cành, hoa đã bị yếu, xấu. Nếu trường hợp cây nặng hơn nên mang đi cách ly ra khỏi vườn.
Sử dụng chế phẩm sinh học Venri để giải quyết tình trạng nấm bệnh, virus tác động, ảnh hưởng xấu lên cây lan.
5. Lá lan bị nhăn nheo
Xem thêm:
- Bệnh đốm lá là gì? Biện pháp phòng trừ bệnh trên cây trồng
- Bệnh rỉ sắt trên hoa lan và biện pháp khắc phục
Một trong những biểu hiện bệnh trên lá lan bị nhăn nheo thì rất có thể đã bị thối rễ. Bởi khi rễ bị thối, thì không thể hút chất dinh dưỡng, nước từ đất vận chuyển nuôi thân phát triển. Việc thối rễ có thể do nhiều nguyên nhân dẫn đến, cùng xem qua một số nguyên nhân phổ biến sau.
5.1. Giải pháp khắc phục
Một số biện pháp mà bạn có thể làm khi gặp trường hợp lá lan bị nhăn nheo là rút cây ra khỏi chậu lan để kiểm tra rễ, phục hồi rễ ngay lập tức.
Tiếp đến là tiến hành rửa rễ rồi làm cho cây sạch, cắt đi những phần rễ thối, phun ngay thuốc sát trùng, Venri có tác dụng diệt nấm lên cây. Sau đó là phun Regen để lan không còn tình trạng bị nhăn nheo, héo rũ, thiếu sức sống.
6. Lá bị méo mó và biến dạng
Khi lá có biểu hiện gấp lá lại hay bị xếp lại, nguyên nhân của vấn đề này là tưới nước không đủ cho cây. Bởi một cây muốn phát triển thì không thể nào thiếu nước, nhất là đối với lan. Nên ngay khi phát hiện tình trạng này bạn cần có hướng xử lý kịp thời để cây không bị chết.
6.1. Giải pháp khắc phục
Vào thời điểm trời lạnh lan rất dễ mất nước, do đó, nên ưu tiên tưới 2 lần trong ngày vào khoảng 7h sáng và 16 giờ chiều. Tùy theo kích cỡ của giò lan mà tưới nước cho phù hợp, nên ưu tiên sử dụng nước mưa đã lắng từ 4 - 5 ngày để tưới cho cây.
Một số biểu hiện bệnh trên lá lan được VNFarm tổng hợp qua bài viết phía trên. Hy vọng đã bổ sung được phần nào kiến thức giúp bạn chăm sóc tốt cây lan nhà mình. Nếu gặp bất cứ vấn đề gì liên quan đến bệnh hại cây trồng đừng quên liên hệ VNFarm nhé!