Cách trị bệnh vàng lá ở cây hoa hồng hiệu quả
Hoa hồng dễ trồng, dễ chăm sóc. Tuy nhiên để có thể chăm sóc tốt cho những cây hoa hồng cần phải có những kỹ thuật riêng biệt. Những người trồng hoa hồng lâu năm chắc cũng đã từng gặp bệnh vàng lá ở cây hoa hồng. Trong bài viết dưới đây, VNFarm sẽ giúp các bạn tìm hiểu nguyên nhân cũng như là cách chữa căn bệnh này.
1. Biểu hiện của bệnh vàng lá ở cây hoa hồng
Biểu hiện cơ bản và dễ thấy nhất của bệnh vàng lá ở cây hoa hồng đó chính là lá hoa hồng đột nhiên chuyển sang màu vàng và từ từ rụng đi. Một phần thân, ngọn cây hoa hồng bị héo khô và teo lại. Trên thân cây xuất hiện thêm các tình trạng nứt nẻ và sưng phù.
2. Nguyên nhân gây bệnh vàng lá ở cây hoa hồng
2.1. Ngộ độc phân bón
Việc sử dụng phân bón không đúng giai đoạn và quá liều lượng sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc cho cây. Biểu hiện của hiện tượng ngộ độc phân bón này là cả thân cây, gốc và lá đều bị héo và chuyển sang màu vàng.
2.2. Cây hoa hồng đang bị sâu đục thân
Trên cây hoa hồng sẽ xuất hiện tình trạng một cành hoa bị héo đi hoặc bị khô lại. Đó là dấu hiệu của hiện tượng sâu đục thân.
2.3. Cây hoa hồng bị úng nước
Đất quá ẩm và không thoát nước được sẽ dẫn đến tình trạng vàng lá. Một số cành hoa ngả sang vàng. Nếu cứ tiếp tục như vậy vài ngày thì lá cây sẽ rụng dần đi.
2.4. Cây hoa hồng bị thiếu nước
Không cung cấp đủ nước cho cây, cây thường bị héo đi. Không tưới nước khiến cây không hấp thụ được chất dinh dưỡng, vì vậy bị yếu đi. Các lá già rụng dần. Nếu vẫn tiếp tục không tưới nước thì cây sẽ bị bệnh vàng lá ở cây hoa hồng và rụng đi. Lúc này thân cây cũng khô lại và chết đi.
2.5. Các loại nấm gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng vàng lá trên cây hoa hồng. Một nguyên nhân khá nghiêm trọng chưa được kể đến phía trên đó là do sự xuất hiện của các loại nấm bệnh. Các loại nấm gây đốm lá, nấm gỉ, sương mai,... đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa hồng. Biểu hiện của nguyên nhân này là trên lá cây xuất hiện các đốm vàng, cả lá và thân cây đều bị khô héo.
3. Tác hại của bệnh vàng lá trên cây hoa hồng
Xem thêm:
- Tìm hiểu về bệnh đen thân hoa hồng
- Bệnh đốm đen trên hoa hồng nguyên nhân do đâu và cách phòng trừ bệnh
Các loại nấm gây bệnh vàng lá trên cây hoa hồng có thể tấn công làm ảnh hưởng đến cả thân cây. Bệnh vàng lá ở cây hoa hồng sẽ làm hạn chế sự ra hoa, cũng như sự phát triển của cây.
Nếu cây bị bệnh quá nặng sẽ rụng hết lá. Làm cho cây hoa hồng mất hết khả năng quang hợp và từ từ chết đi.
4. Điều kiện khiến bệnh vàng lá ở cây hoa hồng phát triển
Khi thời tiết có độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh và các loại nấm gây hại phát triển mạnh nhất. Mưa liên tục, dẫn đến tình trạng thoát nước kém, ngập úng lâu ngày cũng là điều kiện khiến bệnh phát triển mạnh mẽ hơn.
5. Biện pháp phòng bệnh vàng lá ở cây hoa hồng
Có thể phòng bệnh vàng lá ở cây hoa hồng bằng một trong những cách sau:
-
Thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện và loại bỏ các mầm mống gây hại;
-
Cắt tỉa loại bỏ những cành lá bị sâu bệnh tấn công, không để cành là quá um tùm tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển;
-
Không tưới nước cho cây vào buổi tối, sử dụng nguồn nước sạch để tưới;
-
Bón phân định kỳ để cung cấp cho cây đủ chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng để chống lại sự tấn công của mầm bệnh.
6. Biện pháp trị bệnh vàng lá ở cây hoa hồng
6.1. Sử dụng thuốc hoá học
Có thể sử dụng các loại hóa chất để trị bệnh vàng lá trên cây hoa hồng rất hiệu quả. Tuy nhiên, sau khi điều trị được bệnh cây hoa hồng lại kém phát triển và trở nên còi cọc. Sử dụng các hóa chất quá nhiều có thể làm cây hoa hồng không ra hoa hoặc ra hoa nhưng không đẹp.
6.2. Sử dụng thuốc sinh học
Venri là một sản phẩm sinh học chuyên điều trị bệnh vàng lá ở cây hoa hồng khi bị nấm tấn công. Trong Venri, chứa nhiều nấm đối kháng có khả năng tiêu diệt nấm bệnh và tăng sức đề kháng cho cây trồng, giúp chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
Dưới đây là hướng dẫn sử dụng Venri để điều trị bệnh vàng lá ở cây hoa hồng:
Pha 25ml Venri cho vào bình có dung tích từ 20 đến 25 lít, sau đó phun hoặc tưới đều lên trên thân, cành, lá và xung quanh gốc của cây.
Trường hợp cây hoa hồng bị nhiễm bệnh: Phun Venri 2-3 lần, với khoảng thời gian cách nhau từ 3 đến 5 ngày..
Để phòng bệnh: Phun Venri mỗi 15-30 ngày/lần, tùy thuộc vào tình trạng thời tiết và chu kỳ bệnh hại.
Sau 2-3 lần sử dụng Venri, sản phẩm sẽ phát huy công dụng, và thời gian điều trị bệnh hại cây trồng cần khoảng 10-15 ngày.
Venri là một sản phẩm hiệu quả để điều trị bệnh vàng lá ở cây hoa hồng. Để mua Venri, hãy liên hệ với VNFarm - đơn vị phân phối uy tín và chính hãng. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 032 8866 088 - 035 946 0202 để nhận tư vấn và đặt hàng ngay hôm nay.
Bệnh vàng lá ở cây hoa hồng là một loại bệnh rất phổ biến và gần như những ai trồng hoa hồng đều gặp phải. Tuy nhiên, tùy mỗi người sẽ có những cách trị bệnh vàng lá khác nhau. Trong bài viết này VNFarm giới thiệu đến bạn hai loại chế phẩm sinh học được người dùng đánh giá rất hiệu quả. Hãy thử trải nghiệm để có thêm nhiều phương án trị dứt điểm bệnh vàng lá trên cây hoa hồng nhé.