Rệp vảy hoa hồng: Nguyên nhân, tác hại và cách phòng trừ bệnh rệp vảy trên hoa hồng

09:01:38 12/05/2023

Rệp vảy là loại côn trùng chuyên gây hại trên cây hoa hồng, hoa lan, thanh long,... nếu không biết cách phòng trị bệnh, cây sẽ chậm lớn hoặc chết nếu bị nặng. Để hiểu hơn về bệnh rệp vảy hoa hồng và cách phòng trị bệnh thì hãy xem hết bài viết bên dưới đây của VNFarm.

Xem nhanh

1. Rệp vảy hoa hồng là gì?


Rệp vảy (rệp vẩy), đây là loại côn trùng có 3 cặp chân, sống bằng cách bám chặt lên thân và lá của những loại cây có nhựa, đặc biệt là hoa hồng. Cơ thể rệp vảy được bao bọc bởi lớp màng như sáp của nến, dạng vảy nên gọi là “rệp vảy”.

Rệp vảy chúng sinh trưởng chủ yếu nhờ vào dinh dưỡng, bám lên thân của cây chính, sau đó sẽ hút nhựa để sinh trưởng và phát triển một cách triệt để nhất. 

Rệp vảy hiện nay được chia làm 2 loại chính:

  • Rệp vảy trắng: Loại này có thân mềm, tên khoa học Boisduval scales. Vị trí thường xuất hiện là bẹ lá, cuống hoa. Loại này thì thường ít phổ biến hơn rệp vảy nâu.

  • Rệp vảy nâu: Tên khoa học của loại này là Brown scales hay Coccidae. Lớp vỏ bên ngoài sẽ có màu nâu, độ dày khoảng 5mm, chúng thường xuất hiện nhiều trên thân cây. Loại này rất dễ dàng để bắt gặp. 

2. Nguyên nhân xuất hiện rệp vảy hoa hồng


Xem thêm:

Khả năng lây lan của rệp vảy là cực kỳ cao. Nhưng loại rệp vảy này lại không có khả năng di chuyển, chúng chỉ phát tán nhờ vào loài kiến cộng sinh. Kiến sẽ tha trứng rệp vảy lên cây, sau đó rệp vảy sẽ bám chặt vào thân cây để hút được nhựa. Bên cạnh đó, rệp vảy sẽ tiết ra đường mật, kiến có thể dựa vào loại đường mật này sinh trưởng và phát triển. 

Ngoài ra, thì rệp vảy còn có khả năng phát tán nhờ vào gió, nước hoặc nhiều nguồn lây nhiễm khác nữa. Nhưng tác nhân kiến cộng sinh vẫn chiếm tỷ lệ cao.

Nếu bạn hiểu được nguyên nhân rệp vảy tấn công cây hoa hồng là do kiến, thì việc xua đuổi kiến cộng sinh sẽ làm cho khả năng rệp vảy xuất hiện trên hoa hồng giảm đến 90%

3. Biểu hiện và tác hại của rệp vảy hoa hồng


Khi hoa hồng bị rệp vảy tấn công, bạn có thể quan sát bằng mắt thường, vì bệnh rệp vảy hoa hồng cũng tương tự như các bệnh khác trên cây hoa hồng. Cụ thể bệnh như sau: 

  • Thân cây hoa hồng sẽ có vảy cứng màu xám nâu, những lớp vảy này bám chặt, làm cho cây hoa hồng bị xấu đi, không đảm bảo tính thẩm mỹ nữa. 

  • Khi cây bị rệp vảy tấn công thì khả năng cho ra hoa sẽ rất kém, nếu rệp ở mức độ nặng sẽ làm cho hoa mất đi khả năng ra hoa.

  • Ngoài ra, còn có một số trường hợp ghi nhận được rằng, khi bị rệp tấn công thì cành sẽ bị chết, khô cành ngay sau đó không lâu

  • Rệp bám chặt vào các bộ phận của cây hoa hồng, sau đó hút chất dinh dưỡng. Từ đó, làm cho cây bị mất sức sống, làm cây không còn khả năng sinh trưởng và phát triển bình thường.

4. Hướng dẫn cách phòng trừ rệp vảy hoa hồng

VNFarm chia sẻ bạn một số biện pháp phòng bệnh, biện pháp trừ bệnh rệp vảy trên cây hoa hồng để bạn tham khảo thêm:

4.1. Biện pháp phòng bệnh rệp vảy hoa hồng


Một số biện pháp bạn có thể áp dụng để phòng rệp vảy trên hoa hồng là: 

  • Sử dụng các loại thuốc diệt kiến, bả diệt kiến để diệt sạch hết các loại kiến cộng sinh, không cho chúng tha trứng rệp lên cây hoa hồng. 

  • Vào mùa khô, nên thường xuyên tưới nước cho cây để làm giảm đi sự lây nhiễm rệp vảy.

  • Định kỳ tỉa cành và quan sát khi cây mới bị lây nhiễm rệp vảy, như vậy sẽ giảm đi tối đa tác hại của rệp lên cây. 

  • Ưu tiên bón phân hữu cơ, phân trùn quế cho cây. Hạn chế phân hóa học, vì như vậy sẽ làm đất giảm đi chất dinh dưỡng cũng như khả năng kháng lại rệp. 

4.2. Biện pháp trừ rệp vảy trên cây hoa hồng

NaN VNĐ 
Thêm vào giỏ hàng

Khi cây đã nhiễm rệp vảy ở mật độ nặng, nên ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học Vansi phun cho hoa hồng. Vansi với cơ chế sử dụng các vi nấm sẽ ký sinh, lây nhiễm vào côn trùng, mọc tơ và ăn sâu vào cơ thể qua đốt bụng, đốt bụng, đốt chân, làm cho côn trùng, sâu hại ngưng ăn, rồi chết. Hơn nữa khống chế côn trùng và sâu hại trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng. 

Tùy vào diện tích trồng hoa mà bạn có thể pha tỷ lệ như sau:

  • Pha 25 - 50g cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. 

  • Pha 500g cho 200 - 250 lít nước khi áp lực nhện, sâu và côn trùng gây hại xuất hiện. Phun định kỳ 15 - 30 ngày/lần khi phòng quản lý rệp vảy, sâu và côn trùng. 

  • Pha 500g cho 300 - 400 lít nước quản lý và phòng ngừa côn trùng và sâu hại cây trồng. Phun 5 - 10 ngày/lần khi sâu hay côn trùng gây hại xuất hiện. 

  • Đối tượng: Ngoài sử dụng trên cây hoa hồng, thì Vansi còn có tác dụng trên lúa, rau màu, hoa kiểng, cây ăn trái, và cây công nghiệp. 

Nguyên nhân rệp vảy hoa hồng xuất hiện và biện pháp để phòng trừ đã được phổ quát qua bài viết phía trên. Hy vọng qua đây, bạn đã có kiến thức để chăm sóc tốt vườn hồng của mình. Đừng quên liên hệ VNFarm để được tư vấn chi tiết về các loại chế phẩm sinh học an toàn, chất lượng chăm sóc hoa hồng.

5. Mua thuốc trị rệp vảy hoa hồng ở đâu?


Mua thuốc trị rệp vảy hoa trực tiếp qua trang web VNFarm.com.vn. Chúng tôi áp dụng mô hình giao hàng từ nhà máy trực tiếp đến tay khách hàng nhằm đảm bảo chính hãng, không bị làm giả hoặc nhái, và giúp bà con có thể mua hàng với giá thành tốt nhất.

Ngoài ra, khi mua hàng tại VNFarm, chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng với bà con và hỗ trợ tư vấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng trong suốt quá trình canh tác. Đặc biệt, chúng tôi còn hoàn 100% tiền cho bà con nếu sử dụng sản phẩm không thấy hiệu quả.

5.1. Lợi ích nhận được khi mua hàng tại VNFarm

  • Tư vấn, hỗ trợ hoàn toàn miễn phí khi gặp thắc mắc về bất cứ sản phẩm của VNFram

  • Khi mua hàng số lượng lớn bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn

  • Giao hàng tại 63 tỉnh thành, thời gian nhận hàng sẽ từ 3 đến 5 ngày. Đối với khu vực TPHCM sẽ từ 1 đến 2 ngày.

  • Cơ hội trở thành đại lý chính thức của VNFarm

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần tư vấn về sản phẩm thuốc đặc trị bệnh vảy rệp hoa hồng. Hãy liên hệ với VNFarm qua hotline: 032 8866 088 - 035 946 0202. Hãy truy cập VNFarm để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về cách phòng trừ bệnh hại trên cây trồng.


Liên hệ