Hướng dẫn kỹ thuật cắt tỉa và uốn cây mai vàng
Ngoài hoa mai ra thì dáng cây và rễ cũng được đáng giá là có giá trị với những người chơi mai. Việc tạo hình thân chính, khung lá, rễ là một điều khó khăn với người trồng. Bởi nó đòi hỏi người trồng phải có kiến thức, một đôi bàn tay khéo léo và tính thẩm mỹ cao. Cùng VNFarm bỏ túi những kỹ thuật cắt tỉa, uốn cây mai vàng đúng chuẩn.
Những lý do nên cắt tỉa và uốn cây mai vàng
>>> Lá hoa hồng bị bệnh phấn trắng và thuốc đặc trị bệnh
1. Những lý do nên cắt tỉa và uốn cây mai vàng
Nếu không tiến hành cắt tỉa các cành phát triển che khuất sẽ làm giảm hiệu quả ra hoa của cây. Những cành già sẽ che đi mất cách cành non, các cành mai không đều nhau, sẽ có cành ra nhiều hoa, cành ra ít hoa.
Hình dáng của cây chính là nơi thu hút nhiều ánh nhìn và truyền tải nhiều câu chuyện. Tùy vào sở thích mà mỗi người sẽ có sự ưa thích với những dáng mai khác nhau. Mỗi hình dáng cây mai mang một vẻ đẹp và những ý nghĩa riêng.
Đây là câu trả lời vì sao cần thực hiện kỹ thuật cắt tỉa, uốn cây mai vàng.
2. Tìm hiểu một số dáng mai đẹp
Để có các dáng mai đẹp luôn đòi hỏi người trồng phải có những kỹ thuật cắt tải, uốn cây mai vàng. Một vài dáng mai đẹp và phổ biến:
Một số dáng mai đẹp mà bạn có thể tham khảo
-
Dáng long được đánh giá là dáng cây truyền thống. Mỗi dáng vẻ của cây mai luôn mang những đặc trưng riêng. Rễ và gốc của cây mai khi tạo dáng phải to và có nét riêng giống với đầu rồng. Phần thân cây uốn cong tự nhiên với hình dạng ngoằn ngoèo của con rồng.
-
Dáng tam giác, nón lá và dáng tàn thông là các dáng mai thông thường và phổ biến nhất. Với những dáng mai này cây có thể hấp thụ được nhiều ánh sáng mặt trời.
-
Dáng mai bonsai, là dáng mai mới nổi hiện nay, dáng được uốn bay bổng. Đáp ứng nhu cầu chơi cây có kích thước nhỏ của rất nhiều người.
-
Ngoài các dáng mai kể trên còn có dáng mai thác đổ, dáng huyền. Đây là những loại dáng độc đáo và có giá trị cao về mặt nghệ thuật.
3. Kỹ thuật uốn cây mai vàng
Một số kỹ thuật uốn cây mai vàng phổ biến và mang lại hiệu quả cao:
3.1. Uốn mai bằng phương sáp sử dụng dây chằng xoắn
Kỹ thuật uốn mai vàng dây chằng xoắn sử dụng một đoạn dây đồng mãnh để uốn thân và cành nhánh cây mai. Tiến hành cột các dây chằng xoắn này vào các vị trí cần uống: cành nhánh, rễ,...Tiếp theo ở điểm giữa của dây, cột 2 đầu dây chằng vào và xoắn. Khi đó các điểm cần uốn sẽ xích lại gần nhau hơn.
Khi mai đã thành hình theo ý muốn, cắt và tháo các đầu dây chằng ra. Tiếp tục chăm sóc cây mai. Nếu như uốn những cành to thì nên thực hiện thao tác xoắn từ từ, tránh làm gãy cây.
Uốn mai bằng dây chằng xoắn
3.2. Uốn mai bằng phương pháp sử dụng nẹp uốn
Phương pháp này gần giống với phương pháp sử dụng dây chằng xoắn. Thay vì sử dụng thanh kim loại thì phương pháp này sử dụng nẹp uốn. Phương pháp này kéo được những cành có khoảng cách xa. Do đó, trong không gian hẹp thì phương pháp này không thể áp dụng được và rất bất tiện.
3.3. Uốn mai bằng phương pháp khóa uốn cành
Khóa uốn cành là một trong những kỹ thuật uốn mai vàng, dùng một dụng cụ kim loại có hai răng để kẹp cành cây sau đó dùng lực để uốn cành cây vào vị trí mong muốn. Tiếp theo, kết hợp với sử dụng dây chằng để giúp cành dần đi vào hình dáng uốn.
Uốn mai bằng khóa uốn cành
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách chăm sóc cây mai bị suy nhanh hồi phục
- 3 kỹ thuật ghép mai phổ biến nhất hiện nay
3.4. Uốn mai bằng phương pháp nẹp ba chân
Nẹp ba chân cũng là một công cụ để uốn những cành cây cứng. Với dụng cụ này, bà con móc chân của dụng cụ vào cành muốn uốn. Tiếp theo, điều chỉnh dây ở chân còn lại sao cho hai chân móc được gần nhau và rút ngắn khoảng cách giữa các cành muốn uốn. Khi sử dụng dụng cụ này, cần thêm một miếng đệm cao su ở điểm móc nẹp để tránh bị bong tróc vỏ.
3.5. Thời điểm phù hợp để thực hiện kỹ thuật uốn cây mai vàng
Cây mai còn nhỏ chính là thời điểm lý tưởng để thực hiện thao tác uốn mai. Vì lúc này cành mềm và có độ dẻo dai. Đối với những cây mai lớn, thân và cành cứng và dễ gãy nên khó uốn.
4. Kỹ thuật cắt tỉa cây mai vàng
Ngoài việc uốn cây mai, kỹ thuật cắt tỉa cây mai cũng được đánh giá là một giải pháp giúp tạo hình cây mai. Tùy từng bộ phận mà kỹ thuật cắt tỉa sẽ khác nhau:
4.1. Cách cắt tỉa rễ cho cây mai vàng
Thực hiện kỹ thuật cắt tỉa cây mai vàng phần rễ, đây là phần vùi sâu dưới đất thường giòn và cứng. Để tạo dáng hoa mai đẹp, khi cắt tỉa, bà con có thể đào những phần rễ thừa sát mặt đất. Cho chúng nổi lên trên, đồng thời tạo thành các hình con vật thật: rồng, phụng, rùa, phượng.
Cách cắt tỉa rễ cho cây mai vàng
4.2. Cách cắt tỉa phần gốc cho cây mai vàng
Mai vàng là loại cây có phần gốc rất to. Ngoài ra, cây mai vàng càng già, gốc sẽ càng to, có những vết sần sùi, rỗ hoặc có khi vỏ bị xước, mốc. Bà con có thể cắt, tỉa, đục, đẽo ... để tạo hình gốc mai theo ý thích của bản thân. Đây là kỹ thuật cắt tỉa cây mai vàng phần gốc.
4.3. Cách cắt tỉa phần thân cho cây mai vàng
Để tỉa thân cây mai, bà con cần chuẩn bị cây nêm, cảo, dây đồng, dây kẽm và các dụng cụ khác. Tiếp theo, bà con hãy xác định vị trí uốn mà mình mong muốn. Sau đó áp dụng một trong các phương pháp làm xoăn được mô tả ở trên để tạo hình.
Cách cắt tỉa phần thân cho cây mai vàng
Nếu không muốn thân cây quá cao và kích thích ra nhiều cành cùng lúc, bà con có thể ngắt bỏ những nụ hoa của mai vàng. Một điều cần lưu ý là, theo quan niệm xưa, thân cây mai bên dưới phải to, ngọn phải nhỏ mới phù hợp. Khi uốn cong, thân cây mai nên uyển chuyển, cũng không thể uốn cong như thân rắn, gây mất tự nhiên.
Trên đây VNFarm đã tổng hợp một số kỹ thuật uốn và cắt tỉa mai vàng rất phổ biến. Uốn và cắt tỉa mai vàng luôn đòi hỏi sự khéo léo và kỹ thuật cao. Một cây mai vàng có dáng đẹp sẽ rất có giá trị. Do đó, mong rằng những kỹ thuật cắt tỉa, uốn cây mai vàng trong bài viết có thể mang đến cho bà con nhiều thông tin hữu ích.