Cách trồng và chăm sóc hoa nhài trong chậu đúng cách

09:33:18 08/05/2023

Để có được chậu hoa nhài đẹp như ý muốn, lại có dáng đẹp, ra hoa quanh năm là điều không hề dễ dàng. Nhưng nếu bạn nắm được cách trồng & chăm sóc cây hoa nhài thì nó không hề khó như bạn nghĩ, hãy cùng VNFarm tìm hiểu ở bài viết bên dưới đây nhé.

Xem nhanh

1. Đôi nét về giống hoa nhài


Hoa nhài hay còn gọi là hoa mạt lị, có tên khoa học là Jasminum sambac (L.) Ait, thuộc họ Oleaceae (Nhài). 

Cây hoa nhài có thân thuộc cây bụi nhỏ, phân thành nhiều cành và nhiều nhánh. Cây hoa nhài có chiều cao trung bình khoảng 30 đến 100cm. 

Hoa nhài nhỏ xinh, mọc thành từng chùm, mỗi chùm có 3-15 bông hoa. Hoa nhài màu trắng tinh khô và nở hoa quanh năm. Hoa nhài nở nhiều nhất vào mùa hè. Hoa nhài có mùi hương thoang thoảng và nhẹ nhàng. Vào buổi tối, hương thơm được cảm nhận rõ nhất.

Cây hoa nhài có 2 loại: hoa nhài đơn và hoa nhài kép. 

  • Hoa nhài đơn có hoa dạng đơn, mỗi hoa có 5-7 cánh hoa nở xòe ra. Kích thước hoa nhài đơn nhỏ hơn hoa nhài kép và tỏa hương thơm nhẹ nhàng vào buổi tối. 

  • Hoa nhài kép có nhiều cánh hoa xếp chống lên nhau. Các cánh hoa to và tỏa ra hương thơm nồng nàn và quyến rũ.

2. Ý nghĩa của cây hoa nhài


Hoa nhài từ lâu đã được ưa chuộng tại Việt Nam với màu trắng tinh khôi, đây là biểu tượng cho tình bạn thân thiết, tình yêu chung thủy và sự kính trọng. Tại Trung Quốc, hoa nhài là lựa chọn hàng đầu để làm hoa cưới hay sử dụng để trang trí đám cưới vì hoa nhài tượng trưng cho sự hạnh phúc và tình yêu chung thủy. Ở Ấn Độ, hoa nhài được gọi bằng tên rất lãng mạn và tinh tế "Ánh trăng của khu rừng nhỏ".

Trong phong thủy, hoa nhài mang lại ý nghĩa may mắn, vượng tài, thu hút những năng lượng tích cực, xua đuổi vận xui và làm hài hòa các mối quan hệ trong gia đình bởi vẻ đẹp thanh thoát, hương thơm quyến rũ của hoa nhài mang đến sự bình an và điềm lành cho gia chủ.

3. Tác dụng của hoa nhài


Hoa nhài là một loại cây có tất cả các bộ phận như rễ, lá và hoa đều mang tính chất thuốc. Trong đó, hoa nhài được sử dụng phổ biến hơn, thường được phơi khô hoặc ướp làm trà.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thường xuyên sử dụng trà hoa nhài có thể giúp ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, giảm cân, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, viêm khớp và đau khớp. Ngoài ra, rễ hoa nhài phơi khô cũng có tác dụng gây mê khi sử dụng chung với rượu.

Với nhiều công dụng hữu ích nên cách trồng & chăm sóc cây hoa nhài cũng nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, chi tiết cách trồng hoa nhài sẽ được bật mí qua thông tin bài viết bên dưới đây.

4. Các bước chuẩn bị trồng hoa nhài tại nhà

Để quá trình trồng hoa nhài diễn ra thuận lợi hơn thì bạn không nên bỏ qua công đoạn chuẩn bị, chi tiết các bước chuẩn bị bao gồm:

4.1. Chuẩn chậu trồng hoa nhài


Chuẩn bị một chậu cây có kích thước phù hợp với hình dạng và kích thước của cây hoa nhài. Nếu mới trồng, không cần chọn chậu cây quá to. Nhưng nếu trồng cây hoa nhài có nhiều cành thì nên chuẩn bị một cái chậu có kích thước to. Chậu trồng hoa nhài nên có lỗ thoát nước để tránh cây bị úng nước.

4.2. Chuẩn bị đất trồng hoa nhài


Đất trồng hoa nhài yêu cầu phải là loại đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt và giàu chất dinh dưỡng. Cây hoa nhài không kén đất, nhưng nếu đất không thoát nước tốt cây sẽ bị úng và chết đi. Có thể trộn với đất một ít phân mùn ủ hoai mục hoặc trấu để làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng thoát nước. 

4.3. Chọn và xử lý cành giâm hoa nhài


Xem thêm:

Chọn cành mẹ khỏe mạnh và không bị sâu bệnh. Chọn những cành hoa lài bánh tẻ, không được quá non hoặc quá già thì cành giâm mới nhanh mọc mầm.

Sử dụng kéo hoặc kìm bấm chuyên dụng để cắt cành. Khi cắt phải cắt dứt khoát để vết cắt phẳng và không làm ảnh hưởng đến phần thân. Ngâm cành hoa nhài sau khi cắt vào thuốc kích thích mọc rễ. 

4.4. Thời vụ và mật độ trồng hoa nhài


4.4.1. Thời vụ thích hợp để trồng hoa nhài

Thực hiện cách trồng hoa nhài quanh năm, nhưng với các tỉnh phía Bắc thời điểm thích hợp nhất là từ tháng 2 đến tháng 4. Các tỉnh phía Nam, trước và sau mùa mưa là thời vụ trồng hoa nhài phát triển tốt nhất.

4.4.2. Mật độ trồng hoa nhài

Nếu trồng hoa nhài trên đất nên đảm bảo khoảng cách trồng hợp lý. Các hàng cách nhau 0,8 - 0,9m, các cây cách nhau 0,6 - 0,8m. Mặc dù cây hoa lài hàng năm đều được cắt tỉa làm tán cây nhỏ lại nhưng cũng không nên trồng quá dày. Vì sẽ làm cho việc đi lại trong quá trình chăm sóc và thu hoạch bông gặp nhiều khó khăn.

Nếu trồng hoa nhài vào chậu thì mỗi chậu trồng một cây hoa nhài. Không nên trồng 2 hay nhiều cây hoa nhài trong cùng một chậu vì sẽ chèn ép làm cây kém phát triển.

4.5. Cách trồng hoa nhài tại nhà


Cành hoa nhài đã cắt đem trồng thẳng đứng vào chậu. Trồng sâu khoảng 10-15cm, phía trên mặt đất nên dài ít nhất 15cm và có mắt là để cây có thể đâm mầm. Sau khi trồng, tiến hành vun đất cho chặt gốc. Nhấn nhẹ đất xung quanh gốc cây để giữ cho cây không bị ngã. Tưới nước xung quanh gốc cây ngay sau khi trồng xong.

5. Hướng dẫn cách chăm hoa nhài sau khi trồng

Thực hiện tốt cách trồng & chăm sóc cây hoa nhài thì cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt và nhanh ra hoa hơn. Khi chăm sóc bạn cần đảm bảo thực hiện theo đúng các yêu cầu sau:

5.1. Tưới nước cho cây hoa nhài


Dù không tưới nước vài ngày nhưng hoa nhài vẫn sống và phát triển tốt vì đây là loại hoa chịu hạn. Nhưng nếu đất bị ngập úng, cây hoa nhài sẽ bị chết. Khi tưới nước cho cây hoa nhài nên tưới đẫm. Khi thấy đất ở gốc cây khô hẳn, tiến hành tưới tiếp. Tùy vào điều kiện thời tiết và tính chất đất mà điều chỉnh lượng nước, tần suất tưới cho phù hợp. Không nên tưới quá nhiều nước cho cây hoa nhài.

5.2. Bón phân cho hoa nhài


Bón phân định kỳ mỗi tháng một lần là cách chăm hoa nhài thúc cây ra hoa liên tục. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn cây đang sinh trưởng sẽ giúp cây có đủ dưỡng chất cho hoa nở to và đẹp. Sử dụng phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ pha với nước để bó hoặc tưới cho cây. Có thể dùng cách bón trực tiếp vào đất sâu khoảng 2-3cm, phải cẩn thận không làm đứt rễ cây.

5.3. Kiểm soát côn trùng gây hại trên cây hoa nhài


Nếu cây hoa lài không được chăm sóc tốt sẽ rất dễ bị các loài côn trùng gây hại tấn công. Một số loại sâu hại và bệnh thường gặp trên cây hoa lài: Sâu đục lá, bệnh thối rễ, nhện đỏ.

  • Sâu đục lá: Khi phát hiện loài sâu này tấn công cây hoa lài, cách tốt nhất là nhặt bỏ khô trên cành, lá rụng trên mặt đất. Bắt và tiêu diệt ấu trùng, trứng sâu xuất hiện trên lá. Khi bệnh trở nặng có thể sử dụng Leven để phun cho cây.

  • Bệnh thối rễ: Cây hoa nhài trồng trong chậu dễ bị ngập úng do nước. Cùng với sự tấn công của nấm bệnh dễ làm cây bị thối rễ. Để điều trị bệnh này, sử dụng Trium phun cho cây để tiêu diệt bệnh.

  • Nhện đỏ: Sử dụng Vansi phun trực tiếp lên cây sau vài lần cây sẽ hồi phục trở lại.

Cây hoa nhài nhẹ nhàng, đơn thuần, chỉ mang màu trắng tinh khiết xen lẫn tán lá xanh. Hoa loài là loại cây dễ trồng, mang ý nghĩ phong thủy giúp trừ xứ uế và mang lại tài lộc cho chủ nhà. Ngoài ra còn có nhiều công dụng cho sức khỏe con người. Một loại cây mang nhiều lợi ích như vậy, còn chờ gì nữa mà không trồng nó trong sân vườn. Với cách trồng & chăm sóc cây hoa nhàiVNFarm chia sẻ trong bài viết trên. Hy vọng giúp bạn có được một chậu hoa nhài trổ hoa quanh năm. 

Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về cách trồng các loại hoa và cách chăm sóc chúng, thì website VNFarm là một nguồn thông tin tuyệt vời cho bạn. Theo dõi các bài viết mới nhất của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích.


Liên hệ