Cách trồng hoa ngũ sắc cho hoa nở quanh năm

09:48:10 01/04/2023

Trước đây, cách trồng hoa ngũ sắc không nhận được quá nhiều sự quan tâm vì đây chỉ là cây mọc hoang dại nhưng sau này được nhiều người ưa thích trồng làm cây cảnh, cây phong thủy. Vậy cách trồng hoa ngũ sắc bonsai có khó không? Để biết xem ngay bài viết dưới đây của VNFarm.

Xem nhanh

1. Hoa ngũ sắc là gì?


Hoa ngũ sắc là gì?

Hoa ngũ sắc hay còn gọi bông ổi, thơm ổi, trâm ổi, hoa tử quỷ, hoa cứt lợn, có tên khoa học là  Lantana camara L., thuộc họ Cỏ Roi Ngựa. Nguồn gốc xuất xứ là từ Trung Mỹ và trồng nhiều nơi trên thế giới.

2. Các bước chuẩn bị trồng hoa ngũ sắc bonsai

2.1. Đất trồng hoa ngũ sắc bonsai


Đất thích hợp trồng hoa ngũ sắc là đất có nhiều dinh dưỡng

Đất trồng hoa ngũ sắc cũng không đòi hỏi quá khắt khe. Cây có khả năng thích ứng với nhiều loại đất khác nhau như đất bạc màu, đất cát sỏi,... Tuy nhiên, để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho hoa nở quanh năm thì nên trồng trên đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, có tầng canh tác dày và thoát nước tốt. 

Đối với trường hợp cách trồng hoa ngũ sắc trong chậu thì nên chọn chậu có đường kính càng lớn càng tốt, hoặc trồng bonsai lựa chậu có kích cỡ phù hợp. 

Giá thể trồng hoa ngũ sắc có thể lấy từ đất vườn. Hoặc có thể trộn theo công thức: Đất (đất phù sa, đất màu), phân chuồng hoai mục (phân vi sinh), xi than (mùn cưa, xơ dừa) với tỷ lệ: ½ đất + ¼ phân chuồng + ¼ xỉ than. Sau khi trộn tiến hành xử lý nấm bệnh trong giá thể bằng dung dịch Daconil 75WP (1g/lít nước) hoặc Ridomil Gold 68WG (nồng độ 3g/lít nước) phun đều vào giá thể. 

2.2. Thời vụ trồng hoa ngũ sắc 

Có thể thực hiện cách trồng hoa ngũ sắc quanh năm. Tuy nhiên, nên hạn chế trồng vào mùa đông vì cây có khả năng chịu lạnh kém. Nên khi trồng cây dễ chết hoặc phát triển chậm. Tốt nhất nên trồng vào mùa xuân và đầu mùa mưa để tốn ít công chăm sóc trong giai đoạn mới trồng. 

2.3. Chuẩn bị giống để trồng hoa ngũ sắc


Phương pháp nhân giống hoa ngũ sắc

Hiện nay, để trồng hoa ngũ sắc có 2 phương pháp nhân giống là gieo hạt và giâm cành: 

  • Gieo hạt: Có thể dùng hạt từ những quả chín trên cây, nhưng hạt chứa nhiều dầu không để được lâu nên bạn có thể mua hạt giống làm sẵn. Cần mua tại những nơi uy tín để có hạt giống chất lượng và tỷ lệ nảy mầm cao.  

  • Giâm cành: Cần chuẩn bị những cành giống từ những cây khỏe mạnh, không sâu bệnh. 

Tuy nhiên, cách trồng hoa ngũ sắc bằng phương pháp gieo hạt được sử dụng nhiều nhất với mục đích tạo gốc tốt để cây sinh trưởng và phát triển tốt dễ tạo cây bonsai. 

3. Hướng dẫn cách trồng hoa ngũ sắc tại nhà

Chi tiết các bước cách trồng hoa ngũ sắc theo phương pháp gieo hạt, giâm cành tại nhà:

3.1. Phương pháp gieo hạt

Đem hạt giống đã chuẩn bị gieo trực tiếp vào đất trồng, sau đó tưới nước để cấp ẩm phù hợp cho đất. Sau thời gian khoảng 3 - 4 ngày thì hạt sẽ bắt đầu nảy mầm và sau khoảng 2 tuần là cây non bắt đầu phát triển. Lúc này bạn có thể bứng cây con trồng vào chậu nếu thích. 

3.2. Phương pháp giâm cành 

Lấy một phần cành từ thân cây mẹ, chọn cành dài khoảng 15cm và không bị sâu bệnh. Sau đó đem cành cắm trực tiếp vào trong đất rồi tiến hành chăm sóc cho cây phát triển. Nếu trồng trong chậu thì cho giá thể vào chậu sau đó đặt cành giống vào giữa chậu. Sau đó tưới nước ẩm cho cây. 

4. Hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa ngũ sắc


Chăm sóc hoa ngũ sắc

Xem thêm:

4.1. Tưới nước 

Nước là yếu tố không thể thiếu trong cách trồng cây hoa ngũ sắc. Đây là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng. Cần duy trì độ ẩm cho đất từ 70 - 75% trong suốt quá trình trồng. 

Đối với cây non, bạn phải thường xuyên tưới nước cho cây từ 1 - 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng sớm và chiều tắt nắng trong ngày. 

Khi cây bắt đầu phát triển và trưởng thành thì có thể tưới 2 - 3 lần/tuần để tránh làm cây bị úng rễ và chết cây. 

4.2. Bón phân 

Bón phân hữu cơ cho cây 1 lần trong năm, thường bón vào tháng 8 dương lịch hàng năm, liều lượng 2 - 3kg/gốc. Phân vô cơ bón định kỳ cho cây 30 ngày/lần. Giai đoạn cây ra hoa sau mỗi lần cắt tỉa nên phun thêm Blum kích thích cây ra nhiều mầm hoa hơn. Bón phân NPK cách gốc từ 15cm, sau bón tưới nước cho cây để cây hấp thụ phân bón tốt nhất. 

4.3. Điều kiện ánh sáng

Cây ngũ sắc phát triển ngoài tự nhiên tốt mỗi ngày cần 4 - 6 giờ ánh sáng trực tiếp. Khi đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng cây sẽ xanh tốt và ra hoa quanh năm. Nếu trồng hoa ngũ sắc trong nhà bạn nên đem chúng ra tắm nắng mỗi ngày để cây sinh trưởng tốt. 

4.5. Thay chậu mới

Vì thuộc bộ rễ chùm nên rễ của cây hoa ngũ sắc phát triển rất nhanh. Trong giai đoạn đầu lúc mới trồng, bạn có thể sử dụng chậu nhỏ cho cây. Nhưng mỗi năm cây sẽ lớn và phát triển cần nhiều đất hơn để có thể hấp thụ chất dinh dưỡng nên cần phải thay chậu lớn để không ngăn cản sự phát triển của cây.  

4.6. Phòng trừ sâu bệnh 

Hoa ngũ sắc rất ít bị sâu bệnh tấn công chỉ thỉnh thoảng xuất hiện nhện đỏ vào mùa hè. Nếu thấy nhện đỏ xuất hiện bạn cần tiến hành phun thuốc đặc trị nhện đỏ, có thể sử dụng Vansi phun phòng trừ bệnh. Khi phun nên sử dụng vòi sen nhỏ phun nhẹ lên lá tránh tưới vào hoa vì chúng có thể bị dập nát. 

5. Kỹ thuật tạo bonsai cho hoa ngũ sắc 

Thông thường nhiều người rất thích cách trồng hoa ngũ sắc bonsai để trang trí nhà cửa. Những cây được chọn làm bonsai là những cây có thân to, xù xì. Sau đó người ta tiến hành cắt trụi ngang thân để thu gọn dáng. Ngâm gốc cây trong nước khoảng 30 phút sau đó vùi gốc cây vào cát để ở nơi thoáng mát và tưới nước vừa đủ. 

Sau khoảng 30 ngày cây bắt đầu mọc các mầm nhỏ, đợi mầm lớn bạn nên ghép các loại ngũ sắc có hoa đẹp để tạo thành cây bonsai có màu hoa theo ý muốn. Cuối cùng đợi đến khi các cành đủ lớn thì uốn và tạo hình phù hợp. 

Hi vọng với cách trồng hoa ngũ sắc mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này có thể giúp ích cho bạn. Hãy ghé VNFarm để biết thêm nhiều bí quyết trồng các loại hoa nhé!


Liên hệ