Hướng dẫn cách trồng hoa dừa cạn cho hoa cực đẹp
Dừa cạn là một loại thực vật có hoa rất rực rỡ. Đây là giống cây được nhiều người lựa chọn làm cây cảnh trang trí nhà cửa. Ngoài ra, dừa cạn còn được sử dụng như một loại dược liệu chữa bệnh cho con người. Cùng VNFarm tìm hiểu cách trồng hoa dừa cạn qua bài viết dưới đây nhé.
1. Đặc điểm hoa dừa cạn
Đặc điểm nhận biết cây hoa ngạn dừa
Cây hoa dừa cạn còn được gọi là hoa hải đằng, trường xuân hoa, hoa tứ quý, hoa dương giác, có tên khoa học Catharanthus roseus, thuộc họ La bố ma. Được biết, đây là hoa bản địa và đặc hữu của Madagascar.
Dừa cạn là một loại cây sống lâu năm, cao khoảng 40-60cm và có nhiều nhánh. Thân mọc thẳng, nhẵn và có hình trụ. Lúc cây còn non thân mang màu xanh lục nhạt và dần chuyển sang màu đỏ hồng khi già đi. Lá hình bầu dục, 2 mặt lá với mặt trên sẫm màu và mặt dưới nhạt màu hơn. Hoa có 5 cánh, mọc ở kẽ lá, có hai màu hồng và trắng. Quả dài và mọc thẳng đứng, ngả sang hai bên.
2. Hoa dừa cạn nở vào mùa nào?
Hoa ngạn dừa nở vào tháng 5 đến tháng 9
Hoa dừa cạn nở hoa quanh năm nhưng thời điểm hoa nở đẹp nhất là vào tháng 5 đến tháng 9. Hiện nay, hoa dừa cạn có 2 loại được trồng phổ biến là loại hoa đứng và loại hoa buông rủ mềm mại.
3. Cây hoa dừa cạn có tác dụng gì?
Trong y học thì đây là dược liệu có vị đắng, tính mát với tác dụng hoạt huyết, giải độc, hạ huyết áp và tiêu thũng. Ở Madagascar, hoa dừa cạn được dùng làm thuốc an thần, thuốc sát trùng và trị bệnh đái tháo đường.
4. Cây hoa dừa cạn có ý nghĩa gì?
Trồng hoa ngạn dừa có ý nghĩa gì?
Cây hoa dừa cạn mang ý nghĩa may mắn, tài lộc. Hoa được dùng làm quà tặng vào những dịp như tết, sinh nhật, mừng thọ bởi mọi người cho rằng đây hoa sẽ đem đến may mắn cho người nhận.
5. Các bước thực hiện cách trồng hoa dừa cạn
Để thực hiện cách trồng hoa dừa cạn cần chuẩn bị gì? Xem bài viết dưới đây để biết chi tiết nhé!
5.1. Chuẩn bị đất trồng hoa
Trên đất nền tơi xốp, thoát nước và giữ ẩm tốt cây dừa cạn sẽ phát triển tốt. Đất gieo hạt tốt nhất là sử dụng giá thể đất trộn với một số thành phần tạo dinh dưỡng như cát đen, mụn xơ dừa, trấu hun, phân chuồng,... Phơi ải đất trước khi trồng để tạo độ thông thoáng và tiêu diệt các mầm bệnh có trong đất.
5.2. Chọn và xử lý hạt giống hoa dừa cạn
Chọn và xử lý hạt giống hoa dừa cạn
Có 2 loại hạt giống hoa dừa cạn trên thị trường hiện nay là hoa dừa cạn đứng và hoa dừa cạn rũ. Tùy vào mục đích và điều kiện trồng mà lựa chọn loại giống cho phù hợp. Hoa dừa cạn đứng có thể dùng để trang trí lối đi hoặc trồng trong bồn hoa. Hoa dừa cạn rũ có thể treo ban công hay hành lang để trang trí ngôi nhà.
Đối với cây dừa cạn cách trồng bằng phương pháp gieo hạt được nhiều nhà vườn lựa chọn. Mặc dù thời gian ươm và hạt phát triển thành cây rất lâu. Nhưng nếu cây bén rễ và phát triển chồi thì sinh trưởng rất nhanh.
5.3. Xử lý hạt giống hoa dừa cạn
Xử lý hạt giống cây hoa ngạn dừa
-
Bước 1: Sau khi lựa chọn được loại hạt giống phù hợp, dùng vải sáng màu bọc hạt giống lại và đem ngâm trong nước ấm. Sau 6 giờ lấy hạt giống ra để vào giấy thấm nước. Dùng túi nilon gói hạt và giấy thấm nước lại. Để ở nơi mát mẻ trong 4 giờ.
-
Bước 2: Chuẩn bị khay gieo hạt giống có sẵn giá thể và gieo từng hạt giống xuống. Khi gieo hạt không nên để các hạt giống trồng lên nhau và phải gieo thật đều tay. Sau khi gieo hạt giống xong phủ lên bề mặt một lớp đất ẩm thật mỏng, tưới đẫm nước vào khay gieo.
-
Bước 3: Cây sẽ bén rễ và mọc thành cây con sau 1 tháng được chăm sóc. Khi cây có 4 hoặc 5 lá xanh có thể tách cây con ra trồng ngoài đất.
5.4. Thời vụ và mật độ trồng
Thời vụ thực hiện cách trồng hoa dừa cạn nên thực hiện vào tháng 9 - tháng 10 hoặc tháng 2 - tháng 3. Không nên gieo hạt vào mùa đông vì thời tiết lạnh hạt sẽ lâu nảy mầm. Thời gian sinh trưởng cây dừa cạn sẽ bị rút ngắn nếu trồng muộn hơn vào tháng 3 - tháng 4. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất cây dừa cạn.
Mật độ gieo trồng dừa cạn thích hợp nhất là 110.000 cây trên mỗi ha đất. Các cây nên trồng cách nhau 30x30cm.
5.5. Cách trồng hoa dừa cạn
Cách trồng hoa ngạn dừa
Cách trồng hoa dừa cạn: Sau khi cây con đã có 4 đến 5 lá xanh, di chuyển nhẹ nhàng ra đất để trồng. Khi trồng xuống đất phải đặt cây thẳng đứng và tránh bị nghiêng vẹo. Lấp đất lại và dùng tay nén chặt đất dưới gốc để cây đứng vững. Phủ lên mặt đất một lớp mỏng vỏ trấu để giữ độ ẩm cho cây và phải tưới nước thật đẫm.
Đây là chi tiết cách trồng hoa dừa cạn được VNFarm tổng hợp từ những kinh nghiệm thực tế của những bà con trồng hoa.
6. Cách chăm sóc cây dừa cạn nhanh ra hoa
Cách chăm sóc hoa ngạn dừa
Xem thêm:
- Chi tiết cách trồng hoa hải đường bạn đã biết chưa?
- Mách bạn cách trồng hoa lavender nở quanh năm
Cách chăm sóc hoa dừa cạn nhanh ra hoa được tổng hợp từ bà con có nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình trồng và chăm sóc cây. Chi tiết cách chăm sóc như sau:
6.1. Tưới nước hoa dừa cạn
Nước là yếu tố thứ yếu không thế thiếu trong quá trình thực hiện cách chăm sóc cây dừa cạn. Đây là cây chịu ẩm tốt nhưng không vì thế mà tưới quá nhiều nước cho cây. Chỉ nên cung cấp cho cây một lượng nước vừa đủ để cây có thể phát triển tốt. Mỗi ngày nên tưới đều đặn 2 ngày. Nếu ngày mưa hãy tưới mỗi ngày 1 lần.
Sử dụng bình xịt hoặc lắp hệ thống vòi phun sương để đảm bảo lượng nước tưới mỗi ngày cho cây. Khi cây có hoa không nên tưới trực tiếp nước lên hoa vì sẽ làm hoa bị dập. Chỉ nên tưới nước ở dưới gốc.
6.2. Bón phân cho hoa
Để giúp cây phát triển khỏe mạnh và hoa lâu tàn, có màu sắc sặc sỡ thì nên bón phân định kỳ cho cây dừa cạn. Đây được đánh giá là cách chăm sóc cây dừa cạn cực kỳ quan trọng không nên bỏ qua.
Sử dụng phân đạm urê bón cho cây dừa cạn khoảng 2 - 3 lần. Lần thứ nhất là bón sau khi cây bén rễ. Các lần sau bón cách lần thứ nhất 1 tháng cho đến khi cây bắt đầu ra hoa. Có thể bón thúc thêm kali cho dừa cạn trước khi ra hoa.
6.2. Kiểm soát côn trùng gây hại ở cây hoa dừa cạn
Bệnh thường thấy trên cây hoa ngạn dừa
Cây dừa cạn ít bị các loài sâu bệnh gây hại tấn công. Loài sâu xám là loại côn trùng chủ yếu và chỉ gây hại ở giai đoạn cây mới trồng. Loài này tấn công dừa cạn bằng cách ăn lá non và cắn đứt thân và cành non. Nếu phát hiện ruộng dừa cạn có sự xuất hiện của sâu xám thì có thể thực hiện theo 2 biện pháp sau:
-
Dùng tay để bắt sâu nếu diện tích ruộng nhỏ.
-
Sử dụng thuốc trừ sâu Leven hòa với nước theo tỷ lệ khuyến cáo ở bao bì và phun cho cây vào chiều tối. Nếu mật độ sâu quá cao nên phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày.
Bài viết trên là những chia sẻ về cách trồng hoa dừa cạn cho hoa đẹp và rực rỡ. Muốn hoa nở đẹp, người trồng phải dành nhiều thời gian chăm sóc. Quá trình chăm sóc phải đảm bảo đúng kỹ thuật và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm từ những nhà vườn khác. VNFarm chúc các nhà vườn trồng được ruộng hoa dừa cạn đẹp và phát triển xanh tốt.
Để xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích liên quan đến các loại hoa thì hãy luôn theo dõi VNFarm nhé!